Thứ sáu, 29/03/2024 04:37 (GMT+7)

Cách cúng Giao thừa chuẩn nhất theo chia sẻ của chuyên gia

MTĐT -  Thứ hai, 04/02/2019 08:55 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Để trọn vẹn nhất cho lễ cúng Giao thừa, gia chủ nên bắt đầu làm lễ cúng từ 23h30 phút. Đến 12h đêm (giờ Chính Tý) thì bắt đầu có thể hóa vàng.

Đêm Giao thừa, thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với mỗi gia đình người Việt. Cùng với lễ cúng đêm Giao thừa, có nhiều điều cần kiêng kỵ mà không ít người đã bỏ qua.

Dưới đây là chia sẻ của chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà trên VietnamnetTV, về những kiêng kỵ cũng như điều nên làm để lễ cúng đêm Giao thừa được tiến hành đúng nhất:

Lễ chay, đồ mặn gồm những gì?

Lễ chay: Lễ cúng Giao thừa phải có lễ chay, chính là ngũ quã, với ý ghĩa tượng trưng cho ngũ phúc: Phúc - Lộc - Thọ - Khang - Ninh. Đây là 5 điều con người ta luôn cầu mong.

Đồ mặn: phải có xôi, gà và phải là gà trống chưa đạp mái. Gà được ngậm bông hoa có màu đỏ hoặc hồng để thêm phần may mắn.

Gia chủ bày ngang trong lễ cỗ chứ không được bày theo trục dọc.

Phải có 1 đĩa gạo, 1 đĩa muối, 5 ngọn nến, hương (3 nén hoặc 5 nén). Một số nơi người ta dùng 3 cây nhang lớn.

Phải có sớ viết cẩn thận. Tiền vàng phải có đủ cho quan hành khiển, quan phán quan, ngũ phương long mạch linh thần.

Thời điểm hợp lý nhất để cúng Giao thừa

Theo dân gian, lễ cúng phải làm vào giờ Tý, để tránh trường hợp tiết khí năm này qua năm khác có sự biến đổi giờ giấc, nên người ta cẩn thận tiến hành làm lễ cúng Giao thừa từ 23h10 phút đến 0h40 phút.

Để trọn vẹn nhất cho lễ cúng Giao thừa, gia chủ nên bắt đầu làm lễ cúng từ 23h30 phút. Đến 12h đêm (giờ Chính Tý) thì bắt đầu có thể hóa vàng, hóa vàng trong lúc hương vẫn còn cháy thì mới có linh, tránh trường hợp hóa vàng khi hương đã tàn.

Song các gia đình lưu ý, mọi việc tiến hành đều mang tính lễ nghi, tránh có sự mê tín dị đoan, mê muội, nên vàng mã chỉ là đôi chút.

Người khấn Giao thừa nên là ai?

Trong các sách viết về phong tục tập quán Việt Nam, người đứng ra chủ trì tất cả các lễ của năm mới phải là người chặt chủ trong gia đình - là người đàn ông trong gia đình.

Hiện nay, nam nữ bình quyền, ngoài việc người đàn ông tiến hành lễ này thì người phụ nữ cũng có thể làm lễ.

Tuy nhiên, cần lưu ý, đây là lễ cúng đem lại sự cát tường cho năm mới nên yêu cầu người đứng ra làm lễ có sự tịnh thân. Theo đó, trước khi làm lễ phải tắm rửa sạch sẽ, kiêng làm chuyện vợ chồng 2 ngày trước đó, không ăn các món ăn tứ linh, không ăn cá chép, thịt chó, mèo, rùa... để tránh phạm ngũ phương long mạch linh thần.

Riêng với phụ nữ phải để ý đến chu kỳ kinh nguyệt, tránh làm lễ lớn quan trọng, đặc biệt là lễ cúng Giao thừa.

Nhà có 2 căn nhà, cúng Giao thừa ra sao?

Chúng ta phải lo lễ cúng Giao thừa ở nơi chúng ta đang ở về lâu về dài. Nếu ở cùng lúc 2 nhà thì cần chú ý chuẩn bị đồ lễ đầy đủ, đơn giản, nhanh chóng để kịp làm lễ được trong giờ Tý, từ 23h hôm trước đến 1h sáng hôm sau.

(Lược từ chia sẻ của chuyên gia chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà trên VietnamnetTV)

theo Trí Thức Trẻ

Bạn đang đọc bài viết Cách cúng Giao thừa chuẩn nhất theo chia sẻ của chuyên gia. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Bài thơ: Hoa xương rồng
Đau chẳng khóc, nhoẻn cười trong sắc lạnh.///Thấu lòng người giữa danh lợi phù hoa///Những cứ tưởng trưởng thành chung bối cảnh ///Trân trọng hơn khi gặp giữa ta bà.
Bài thơ: Khi xa nhau
Khi xa càng nhớ nhau hơn///Ai chăm em lúc dỗi hờn… không anh///Buồn như vết thương chưa lành///Cô đơn đau nhói tim mình vì em.

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.