Thứ sáu, 29/03/2024 08:51 (GMT+7)

Cách tính phụ cấp độc hại cho người lao động làm việc trong môi trường độc hại, nguy hiểm

Luật sư, Tiến sĩ Đồng Xuân Thụ -  Thứ hai, 13/09/2021 11:22 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Mỗi ngành nghề, lĩnh vực đều có những tính chất đặc thù riêng. Chính vì vậy, mức phụ cấp độc hại sẽ phụ thuộc vào từng đối tượng lao động với những công việc khác nhau.

1. Phụ cấp độc hại nguy hiểm 

Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm là chế độ phụ cấp thâm niên cho người lao động khi làm việc trong môi trường có điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Hiện nay, chưa có văn bản nào đưa ra quy định chi tiết phụ cấp độc hại là gì, mà thực tế thường được hiểu và áp dụng đối với những người lao động làm công việc hoặc làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại, đặc biệt nguy hiểm, độc hại. Đây là khoản phụ cấp mà người sử dụng lao động dành cho người lao động nhằm bù đắp một phần tổn hại về sức khỏe, tinh thần, thậm chí là suy giảm khả năng lao động. Mỗi ngành nghề, lĩnh vực đều có những tính chất đặc thù riêng. Chính vì vậy, mức phụ cấp độc hại sẽ phụ thuộc vào từng đối tượng lao động với những công việc khác nhau.

Theo Quyết định số 1453/LĐTBXH-QĐ, Quyết định số 915/LĐTBXH-QĐ, Quyết định số 1629/LĐTBXH-QĐ, Quyết định số 190/1999/QĐ-BLĐTBXH, Quyết định số 1580/2000/QĐ-BLĐTBXH, Quyết định số 1152/2003/QĐ-BLĐTBXH, Thông tư số 36/2012/TT-BLĐTBXH và Thông tư 15/2016/TT-BLĐTBXH thì những lao động làm những công việc quy định tại những văn bản này sẽ được xem là công việc độc hại, nguy hiểm và sẽ thuộc đối tượng được hưởng phụ cấp độc hại nguy hiểm.

tm-img-alt
Nạo vét kênh mương, vệ sinh môi trường là nghề độc hại, rủi ro, nguy cơ lây nhiễm cao. Ảnh Hồ Tấn Trung

2. Cách tính mức hưởng phụ cấp độc hại 

Cách tính mức hưởng phụ cấp độc hại người lao động sẽ có ba trường hợp xảy ra sau đây:

Trường hợp 1: Người lao động là công nhân làm công việc độc hại, nguy hiểm tại các công ty không thuộc nhà nước thì phụ cấp độc hại nguy hiểm sẽ phụ thuộc vào sự thỏa thuận của người lao động và người sử dụng lao động trong hợp đồng lao động mà cả hai bên ký kết

Trường hợp 2: Người lao động là công nhân làm công việc độc hại, nguy hiểm tại công ty nhà nước thì dựa trên quy định của Điều 11 Thông tư 17/2015/TT-BLĐTBXH để xây dựng mức phụ cấp độc hại nguy hiểm như sau:

(i) Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được áp dụng đối với người lao động làm nghề, công việc có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

(ii) Công ty rà soát phân loại điều kiện lao động theo quy định tại Điều 6 Thông tư này, so sánh mức độ nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm của nghề, công việc với điều kiện lao động bình thường để xác định mức phụ cấp, bảo đảm: Mức phụ cấp đối với nghề, công việc có điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thấp nhất bằng 5% và cao nhất bằng 10%; nghề, công việc có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thấp nhất bằng nhất 7% và cao nhất 15% so với mức lương của nghề hoặc công việc có độ phức tạp tương đương trong điều kiện lao động bình thường.

(iii) Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được tính trả cùng kỳ trả lương hàng tháng theo thời gian thực tế làm công việc có điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Làm việc dưới 4 giờ trong ngày thì được tính bằng 1/2 ngày, làm việc từ 4 giờ trở lên thì được tính cả ngày.

Theo đó, phụ cấp nguy hiểm đối với công nhân làm công việc độc hại, nguy hiểm tại công ty nhà nước sẽ được trả thấp nhất 5% và cao nhất là 10% mức lương của nghề, công việc có độ phức tạp tương đương trong điều kiện lao động bình thường. Và phụ cấp nguy hiểm đối với công nhân làm công việc đặc biệt độc hại, nguy hiểm tại công ty nhà nước sẽ được trả thấp nhất 7% và cao nhất là 15% mức lương của nghề, công việc có độ phức tạp tương đương trong điều kiện lao động bình thường.

Trường hợp 3: Người lao động là cán bộ, công chức, viên chức nhà nước. Theo quy định của Thông tư 07/2005/TT-BNV thì đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước thì phụ cấp độc hại được tính như sau:

Mức phụ cấp:

Mức 1, hệ số 0,1 áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trực tiếp ở nơi có một trong các yếu tố độc hại, nguy hiểm sau:

Tiếp xúc trực tiếp với chất độc, khí độc, bụi độc, làm việc ở môi trường dễ bị lây nhiễm, mắc bệnh truyền nhiễm.

Làm việc trong môi trường chịu áp suất cao hoặc thiếu dưỡng khí, nơi quá nóng hoặc quá lạnh.

Những công việc phát sinh tiếng ồn lớn hoặc làm việc ở nơi có độ rung liên tục với tần số cao vượt quá tiêu chuẩn an toàn lao động và vệ sinh lao động cho phép.

Làm việc ở môi trường có phóng xạ, tia bức xạ hoặc điện từ trường vượt quá tiêu chuẩn cho phép.


Mức 2, hệ số 0,2 áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trực tiếp ở nơi có hai trong các yếu tố độc hại, nguy hiểm nêu trên.

Mức 3, hệ số 0,3 áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trực tiếp ở nơi có ba trong các yếu tố độc hại, nguy hiểm nêu trên.

Mức 4, hệ số 0,4 áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trực tiếp ở nơi có các yếu tố độc hại, nguy hiểm quy định nêu trên.

Ngoài ra, theo Bộ luật lao động năm 2019 tại Điều 103 có nêu rõ, chế độ phụ cấp và các chế độ khuyến khích đối với người lao động được thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc quy định trong quy chế của người sử dụng lao động. Theo đó, nếu người lao động làm việc thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì mức phụ cấp độc hại sẽ được tính tùy theo sự thỏa thuận khi giao kết hợp đồng lao động.

Theo Nghị định 49/2013/NĐ-CP tại điểm c khoản 3 Điều 7 về tiền lương thì, mức lương đối với công việc có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất là 5%; còn đối với công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất là 7% so với mức lương của công việc có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường./.

Bạn đang đọc bài viết Cách tính phụ cấp độc hại cho người lao động làm việc trong môi trường độc hại, nguy hiểm. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Trường hợp nào không được phép tách thửa đất mới nhất
Theo quy định của pháp luật VN, không phải bất kì trường hợp nào cũng được phép tách thửa đất ra những mảnh đất nhỏ. Nên khi muốn tách thửa đất, người dân cần biết một số trường hợp PL quy định về việc hạn chế hoặc không được thực hiện hoạt động tách thửa
Quy định về Giấy phép tài nguyên nước
Giấy phép tài nguyên nước bao gồm: Giấy phép thăm dò nước dưới đất; giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt; giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất; giấy phép khai thác, sử dụng nước biển.
Quy định về thăm dò nước dưới đất
Tổ chức, cá nhân thi công công trình thăm dò nước dưới đất phải đáp ứng đủ các điều kiện về hành nghề khoan nước dưới đất theo quy định và phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất.
UBND xã được quyền từ chối hòa giải tranh chấp đất đai không?
Việc hòa giải tranh chấp đất đai được quy định tại Điều 202 Luật Đất đai 2013. Cụ thể, tại khoản 1 Điều 202 quy định “1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.”

Tin mới

Michelin Guide vinh danh khu nghỉ dưỡng Regent Phu Quoc
Michelin Guide vừa giới thiệu danh sách 11 khách sạn giữa thiên nhiên ấn tượng nhất châu Á. Khu nghỉ dưỡng Regent Phu Quoc thuộc khu phức hợp nghỉ dưỡng – giải trí Phu Quoc Marina vinh dự là đại diện Việt Nam duy nhất góp mặt trong danh sách này.
Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.