Thứ sáu, 29/03/2024 13:49 (GMT+7)

Cần bài toán kiểm soát nước thải sinh hoạt để cứu sông “chết”

MTĐT -  Thứ hai, 09/11/2020 15:28 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tại phiên họp Quốc hội sáng 9/11, các đại biểu Quốc hội đã chất vấn về vấn đề ô nhiễm các lưu vực sông; khắc phục các tuyến đê sông, biển sung yếu.

Tại phiên chất vấn trước Quốc hội sáng 9/11, đại biểu Trần Tất Thế (Đoàn Hà Nam) lần thứ 3 nêu câu hỏi tới Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về tình trạng ô nhiễm sông Đáy và sông Nhuệ, gây ảnh hưởng đến hàng triệu người dân tỉnh Hà Nam.

Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà thừa nhận thực tế, không chỉ riêng sông Nhuệ, sông Đáy, mà các lưu vực sông trên cả nước hiện đang đứng trước tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng, song trong thời gian qua vẫn chưa được khắc phục triệt để.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết: "Riêng lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy, chúng tôi đã có đề xuất và báo cáo nhận diện các nguồn thải gây ô nhiễm, trong đó, 65% nguồn thải từ Hà Nội và nguồn thải gây ô nhiễm hưu cơ từ nước thải sinh hoạt. Thực trạng này đã diễn ra tại hầu hết lưu vực sông, với nguồn xả thải từ các tỉnh thành phố".

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà.

Bài toán quan trọng nhất hiện nay là kiểm soát nước thải sinh hoạt, còn hiện nay các khu công nghiệp và làng nghề tại địa phương của Hà Nội đã bắt đầu đầu tư các hệ thống xử lý nước thải và dự kiến khoảng năm 2021 thì một số công trình sẽ được hoàn thành”, ông Hà nói.

“Sắp tới sẽ phải điều tiết trạm bơm để bơm nước thải ô nhiễm sông Tô Lịch. Đồng thời vận hành cống Thanh Liệt, trạm bơm Yên Sở để đưa nước thải ra sông Hồng hòa loãng, cũng như hút nước sông Hồng để pha loãng tại các thời điểm sông ô nhiễm”, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết.

Còn về giải pháp lâu dài, Bộ trưởng cho rằng cần phải thực hiện nghiêm túc Luật Bảo vệ môi trường 2020, trong đó khẳng định vấn đề chất lượng nước thải sẽ được kiểm soát.

Theo người đứng đầu Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chính phủ và các địa phương đã đầu tư trên 20.000 tỷ đồng để thực hiện các bước ban đầu và tiến hành giám sát, xây dựng các trạm quan trắc môi trường tại Hà Nội, Hà Nam, Hoà Bình… đồng thời xử lý, nạo vét và trồng lại rừng đầu nguồn. Bài toán hiện nay là kiểm soát nước thải sinh hoạt.

"Các khu công nghiệp, làng nghề địa phương, nhất là tại Hà Nội đã bắt đầu đầu tư các hệ thống xử lý và dự kiến năm 2021, một số công trình sẽ hoàn thành. Tại Hà Nam, Nam Định cũng đã đầu tư các trạm xử lý nước thải, công trình xử lý rác thải rắn… Theo đánh giá, hiện nay, từ 60-90% nước thải sinh hoạt chưa được xử lý. Đây là vấn đề được nêu Luật Bảo vệ môi trường, theo đó, nước thải chưa được xử lý sẽ không được thải ra môi trường", Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết. 

Nêu giải pháp hồi sinh sông Tô Lịch, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, trước mắt là điều tiết trạm bơm để xử lý ô nhiễm sông Tô Lịch và vận hành cống Thanh Liệt cùng trạm bơm Yên Sở, đưa nước thải ra sông Hồng và hút nước sông Hồng vào để giải quyết ô nhiễm.

PV( T/h)

Bạn đang đọc bài viết Cần bài toán kiểm soát nước thải sinh hoạt để cứu sông “chết”. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới