Thứ năm, 25/04/2024 00:30 (GMT+7)

Cần tăng lương cho công nhân vệ sinh môi trường

Minh Trí -  Thứ tư, 08/07/2020 15:08 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Theo các chuyên gia môi trường, công nhân vệ sinh môi trường, nhất là những người làm nghề thu gom rác, làm việc trong môi trường vất vả, độc hại.

Nhiều công nhân vệ sinh cho PV Môi trường và Đô thị Việt Nam biết, thu nhập bình quân hiện từ 4,5 - 6 triệu đồng/tháng. “Tôi đã làm công nhân quét rác được hơn 24 năm, thu nhập hiện nay tất cả mọi khoản cộng lại gồm lương, tiền tăng ca, thêm giờ, ăn ca, độc hại được 6 triệu đồng/tháng. Mức lương như vậy so với mức chi phí sinh hoạt hiện nay tôi phải rất chắt chiu thì mới có thể lo cho cuộc sống cho hai mẹ con” – chị Nguyễn Thị Yến, Cty Môi trường Đô thị Hà Nội chia sẻ.
Cùng chung tâm tư, chị Nguyễn Thị Thuần, công nhân Công ty Dịch vụ Môi trường Thăng Long cho biết, ca làm việc của chị thường bắt đầu từ 14 giờ 30 đến khoảng 12 giờ đêm. Thời gian làm việc quá dài, công việc lại nặng nhọc, độc hại trong khi đó thu nhập chỉ được 151.000 đồng/ngày công. Nếu cả tháng làm không ngày nghỉ, tất cả thu nhập cũng chỉ được 4.530.000 đồng/tháng.

Công việc của công nhân vệ sinh môi trường vô cùng nhọc nhằn với trăm nỗi khó khăn. Họ là những “người hùng” thầm lặng bảo vệ môi trường sạch đẹp, tạo cảnh quan cho xã hội, đường phố. Ảnh Thân Tình

Trao đổi với phóng viên Môi trường và Đô thị Việt Nam, Tổng Giám đốc Công ty Urenco Nguyễn Hữu Tiến cho biết, công nhân môi trường hiện được hưởng lương theo sản phẩm trên cơ sở các định mức kinh tế kỹ thuật theo Quyết định 6841 của UBND TP Hà Nội, người làm nhiều lương cao, người làm ít lương thấp.
Theo ông Nguyễn Hữu Tiến, thu nhập của người lao động Công ty Urenco hàng năm có giảm so với năm trước một chút. Do vậy, để nâng mức thu nhập cho công nhân, hiện nay Công ty đang bằng mọi biện pháp để tiết giảm chi phí vật tư, nhiên liệu… Đồng thời xây dựng lại quy chế trả lương gắn liền với sản phẩm và tiếp tục hoàn thiện phương án tổ chức sản xuất, đổi mới công nghệ đưa cơ giới hóa thay thế lao động thủ công, thu rác bằng thùng và đầu tư các trạm trung chuyển… để nâng cao chất lượng VSMT và tăng thu nhập cho người lao động.
Bên cạnh đó, Công ty cũng khuyến khích và hỗ trợ kinh phí cho người lao động có nguyện vọng chuyển đổi từ lao động thủ công sang cơ giới. Tại Urenco, hiện công nhân quét rác có mức lương thấp nhất là 5,5 triệu đồng/tháng, mức cao nhất là công nhân khối cơ giới nếu làm đủ công, đủ khối lượng, lương là 12 triệu đồng/tháng.
Theo các chuyên gia môi trường, công nhân vệ sinh môi trường, nhất là những người làm nghề thu gom rác, làm việc trong môi trường vất vả, độc hại. Do vậy không chỉ lương, thưởng, các khoản thu nhập cần được cải thiện, mà các chế độ BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp… phải được bảo đảm. Chỉ như vậy, đời sống của hàng ngàn công nhân vệ sinh môi trường mới được nâng cao, giúp họ gắn bó với nghề lâu dài, điều này đồng nghĩa với việc môi trường Thủ đô sẽ được đảm bảo ngày càng sạch sẽ, văn minh, hiện đại hơn.
Tổng Giám đốc Công ty Urenco, cho rằng mức lương trung bình của công nhân còn thấp, Chủ tịch UBND TP.Nguyễn Đức Chung yêu cầu: "Công ty cần cắt giảm tối đa các chi phí, giảm bộ máy hành chính để nâng lương cho người lao động.

Công việc của công nhân vệ sinh môi trường vô cùng nhọc nhằn với trăm nỗi khó khăn. Họ là những “người hùng” thầm lặng bảo vệ môi trường sạch đẹp, tạo cảnh quan cho xã hội, đường phố. Ảnh Thân Tình

Hiện lương trung bình lái xe 6 triệu đồng là thấp. Một người lái xe mang lại hiệu quả công việc bằng 12 người làm trước đây. Lương ít nhất phải trên 10 triệu đồng mới đảm bảo cuộc sống, đồng thời tránh được việc công nhân làm dối".

Anh Nguyễn Văn, công nhân tổ 18, Chi nhánh Urenco Hai Bà Trưng làm việc trên tuyến phố Đại La chia sẻ: “Công nhân quét rác luôn phải làm việc trong mùi hôi thối, chất thải độc hại, nhưng buồn nhất là ý thức của một bộ phận người dân chưa cao. Trên nhiều tuyến phố, dù đã đặt các thùng rác, nhưng người dân vẫn thản nhiên chất đống dưới chân thùng.
Trong những ngõ sâu xe tải nhỏ chưa vào được, công nhân vẫn phải đẩy xe tay. Khi gõ kẻng, nhiều người không mang rác ra bỏ ngay, đến khi xe đi qua thì những bịch nilon rác lại xuất hiện giữa lối đi. Thậm chí, có công nhân còn bị người đứng từ xa, trên cao quẳng rác, hắt nước vào người, bị hành hung khi nhắc nhở giữ vệ sinh chung. Nhiều khi chúng tôi thấy buồn, nhưng đã là cái nghề mình theo thì phải gắng hết sức để hoàn thành vừa để có thu nhập lo cho cuộc sống gia đình và cũng góp phần giúp TP xanh, sạch, đẹp”.
Không những vậy, công nhân vệ sinh còn phải đối mặt với hiểm họa tai nạn giao thông đe dọa tính mạng, đặc biệt là với công nhân vệ sinh môi trường làm ca đêm. Chị Nguyễn Thị Yến - công nhân Tổ 13 Thái Hà, Chi nhánh Urenco Đống Đa cho biết: “Dịp Tết năm ngoái (Tết Đinh Dậu - PV) khi vừa hết ca làm việc trên đường về nhà vào lúc hơn 2 giờ sáng tôi đã bị chiếc xe máy phóng nhanh đâm trúng tại khu vực cầu vượt Thái Hà.
May mắn tính mạng không sao nhưng tôi bị vết thương nặng ở cổ chân, phải nghỉ làm mấy tháng”. Câu chuyện như của chị Yến không còn là cá biệt, gần đây nhất như cách đây 2 năm đã xảy ra hai vụ tai nạn giao thông thương tâm mà nạn nhân đều là những công nhân môi trường làm ca đêm. Một nam công nhân thuộc chi nhánh Urenco Hai Bà Trưng đang quét đường Kim Ngưu đã bị người điều khiển xe máy say rượu đâm trúng dẫn đến chấn thương sọ não và một lái xe rác 3 bánh của Công ty Môi trường Thăng Long tử vong do va chạm với xe tải trên đường Tam Trinh.
Còn ông Huỳnh Minh Nhựt, Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TP, HCM, trung bình mỗi ngày TPHCM tiếp nhận 9.200 tấn rác thải sinh hoạt, 1.500 tấn chất thải công nghiệp, 1.700 tấn chất thải xây dựng, 350 tấn chất thải nguy hại và 22 tấn chất thải y tế. Lượng chất thải này còn tăng mạnh ước khoảng 10%/năm và vẫn còn lượng lớn rác thải bỏ vào hệ thống cống thoát nước, kênh rạch, đường phố chưa được thu gom đầy đủ.
Do một bộ phận không nhỏ người dân chưa ý thức bảo vệ môi trường, hành động xả rác thải ra đường và kênh rạch vẫn tiếp diễn làm ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan đô thị, tình trạng rác thải ni lông bỏ vào cống thoát nước, đặc biệt tại tuyến đường gần nhà hàng, khách sạn… rác thải ni lông kết hợp dầu mỡ gây tắc nghẽn nghiêm trọng hệ thống thu và thoát nước. Công ty đã thành lập đội tuần tra với 40 thành viên, bố trí tuần tra tại nhiều địa điểm để xử lý kịp thời hành vi xả rác, gây nguy cơ tắc nghẽn hệ thống cống thoát nước. Về giải pháp kỹ thuật, công ty đã thiết kế và lắp đặt những nắp hố ga mới với van ngăn một chiều. Gần đây nhất, công ty đã đầu tư bể tách mỡ thông minh để tránh nguy cơ tắc nghẽn dòng chảy.  

Theo ông Nguyễn Văn Lưu, Thành ủy viên, Phó Trưởng ban Dân vận Thành ủy TPHCM, khẳng định, thực hiện Chỉ thị 19 của Thành ủy TPHCM, nhiều hoạt động giảm thiểu rác thải đã được triển khai đồng bộ, đem lại hiệu quả tích cực. Tuy nhiên, còn một số vấn đề cần xem xét, khắc phục như: các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ công ích là đơn vị thực hiện trực tiếp, phát hiện nhiều trường hợp vi phạm nhưng lại không có chức năng xử phạt; lực lượng thanh tra, kiểm tra vừa thiếu, vừa yếu; việc kết nối, phối hợp giữa đơn vị dịch vụ công ích với các chính quyền địa phương chưa chặt chẽ, dẫn đến nạn xả rác khu vực công cộng, kênh rạch vẫn diễn ra. Ban Dân vận sẽ ghi nhận và tổng hợp tình hình trên để có báo cáo với lãnh đạo thành phố.

Một số ý kiến của doanh nghiệp cho rằng, về lâu dài, để chất lượng môi trường được cải thiện bền vững, ngoài đẩy mạnh tuyên truyền, thành phố cần chế tài thật nghiêm đối tượng có hành vi vi phạm. Song song đó, chỉ đạo các địa phương thực hiện hiệu quả công tác phân loại rác tại nguồn, bổ sung quy trình, định mức, đơn giá để các đơn vị quét thu gom rác có thể tăng tần suất quét rác trên các tuyến đường. Bên cạnh đó, cần tính lại mức thu nhập cho công nhân, vì mức lương hiện tại là 3-6 triệu đồng/người/tháng là thấp./.

Bạn đang đọc bài viết Cần tăng lương cho công nhân vệ sinh môi trường. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...
Người công nhân thầm lặng
Cánh đồng quê im lặng khi bước chân họ qua, chỉ có tiếng ống nước kêu rền rền mang nước sạch đến từng người, từng nhà.
Gác tấm bằng đại học đi làm công nhân môi trường
Không phải ai cũng có thể gác tấm bằng Đại học để đi làm công nhân môi trường với mức lương trung bình 4,8 triệu đồng/tháng, thế nhưng trường hợp của anh Nguyễn Văn Thêm (Công ty Cổ phần Đô thị Cần Thơ ) là một ngoại lệ.
Nữ lao công 30 năm gắn bó với nghề
30 năm qua, nữ lao công Hà Thị Nga - công nhân Công ty Quản lý công trình đô thị tỉnh Bắc Giang luôn tận tâm, gắn bó với nghề để hoàn thành tốt công việc. Chồng mất sớm, một mình chị tảo tần nuôi con khôn lớn.

Tin mới

Bài thơ: Chuyện thế nhân
Bạn thân hỡi giữa thế giới bao la///Mình cứ sống cuộc đời mình là đủ///Màng làm chi lời khen - chê đủ thứ///Cứ an yên và hết mực chân thành