Thứ sáu, 19/04/2024 12:43 (GMT+7)

Cần Thơ: Triển khai phong trào phân loại rác, chống rác thải nhựa

MTĐT -  Thứ hai, 08/04/2019 09:47 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Trong thời gian qua, cùng với các Sở, Ban ngành, Đoàn thể, Ngành GD&ĐT TP. Cần Thơ đã có nhiều nỗ lực đưa phong trào phân loại rác, nói không với sản phẩm nhựa đến với các cấp học.

Triển khai từ cấp THPT…

Từ năm 2011 đến nay, Trường THPT Phan Văn Trị, huyện Phong Điền, TP. Cần Thơ đã phát động học sinh tham gia mô hình phân loại rác thải tại trường, từ việc làm này của các em góp phần bảo vệ ngôi trường xanh -sạch - đẹp.

Theo thầy Nguyễn Quang Huân, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Phan Văn Trị, hiện trường có hơn 1.000 học sinh, hàng ngày từ việc ăn, uống,… của các em đã phát sinh một lượng lớn rác thải, gây ra tình trạng quá tải ở các thùng chứa rác. Nhằm giải quyết tình trạng trên cũng như nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho các em học sinh, bắt đầu từ năm học 2011-2012, Đoàn trường đã triển khai mô hình phân loại rác, việc làm này nhận được sự hưởng ứng tham gia của đông đảo học sinh.Mô hình thu gom, phân loại rác thải tại Trường THPT Phan Văn Trị, không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà điều ý nghĩa hơn là từ số tiền bán phế liệu đó đã giúp được nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn. “Trung bình mỗi tháng số tiền bán phế liệu thu được từ vài trăm ngàn đến gần 1 triệu đồng được Đoàn trường dùng vào việc mua nước lọc cho học sinh uống, thăm và tặng quà học sinh có hoàn cảnh khó khăn...” - Thầy Nguyễn Quang Huân thông tin thêm.

Mới đây, Ngành GD&ĐT TP. Cần Thơ đã phát động phong trào chống rác thải nhựa, hưởng ứng phong trào này, Trường THPT Phan Văn Trị đang tích cực tuyên truyền, vận động các em học sinh hạn chế sử dụng bọc nilon, ly nhựa, hộp xốp để đựng đồ ăn, thức uống; khuyến khích sử dụng các vật dụng thân thiện với môi trường.

Cho đến thời điển này, Trường THPT chuyên Lý Tự Trọng, quận Cái Răng không chỉ thực hiện được việc phân loại rác mà còn triển khai khá hiệu quả phong trào nói không với sản phẩm nhựa. Cô Mai Ánh Tuyết, Chủ nhiệm CLB Không rác cho biết, đầu năm học 2018-2019, Đoàn trường cùng Ban Chủ nhiệm CLB đã triển khai đến hơn 700 học sinh của trường về phong trào nói không với sản phẩm nhựa. Lúc đầu đi vào thực hiện cũng gặp nhiều khó khăn vì nhiều em còn ngại, chưa quen,… Nhưng, với phương châm “mưa dầm thấm lâu”, chúng tôi đã lồn ghép tuyên truyền, phổ biến bằng miệng, hình ảnh trực quan về những tác hại của rác thải nhựa đối với động vật, môi trường,

Đồng thời, vận động các em tham gia hoạt động thu gom hộp xốp, ly nhựa, ống hút trong khuôn viên của trường. Sau khoảng 8 tháng triển khai, “Đến nay có hơn 70% học sinh của trường thực hiện tốt phong trào nói không với sản phẩm nhựa bằng việc không dùng hộp xốp, ly nhựa đựng đồ ăn, nước uống, số học sinh còn lại có tham gia nhưng chưa được thường xuyên…” - cô Mai Ánh Tuyết chia sẽ.

Trong tiết chào cờ đầu tuần, các trường học trên địa bàn TP. Cần Thơ thường phổ biến, hướng dẫn học sinh thực hành phân lại rác thải.

Là thành viên CLB Không rác, em Nguyễn Lê Mai Anh, lớp 11P, Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng cho rằng, lúc đầu có ít bạn tham gia phong trào nói không với rác thải nhựa, nhiều bạn còn có suy nghĩ đây không phải là vấn đề của bạn ấy... Nhưng sau một thời gian, với sự năng nổ của các thành viên trong CLB, sự hỗ trợ tích cực từ Ban giám hiệu, Đoàn trường đã làm cho nhiều bạn thấy được trách nhiệm của mình đối với phong trào này và tự nguyện xin vào CLB để tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường. “Đây là một phong trào rất có ý nghĩa, thiết thực đối với các em, vì thế em mong sao trong thời gian tới sẽ có nhiều trường học tham gia thực hiện, góp phần cải thiện môi trường cho Cần Thơ”- em Nguyễn Lê Mai Anh mong muốn.

Đến cấp mầm non, tiểu học

Không chỉ ở cấp THPT mà phong trào thu gom, phân loại, chống rác thải nhựa cũng đang được triển khai mạnh mẽ ở cấp học Tiểu học, THCS trên địa bàn TP. Cần Thơ. Cô Lâm Thanh Liễu, Trưởng Phòng GD&ĐT quận Ninh Kiều cho biết: “Thực hiện theo chỉ đạo của UBND quận Ninh Kiều, Sở GD&ĐT về việc thu gom, phân loại rác thải và phát động phong trào chống rác thải nhựa trong trường học, Phòng GD&ĐT đã yêu cầu 24 trường Mầm non công lập, 22 trường Tiểu học, 11 trường THCS và chủ các Nhóm trẻ độc lập đẩy mạnh các hoạt động phân loại rác, chống rác thải nhựa.

Mô hình phân loại rác thải tại Trường THPT Phan Văn Trị, góp phần bảo vệ môi trường mà còn giúp được nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Để các hoạt động này đạt kết quả, Phòng GD&ĐT đã yêu cầu thủ trưởng các cơ sở giáo dục tăng cường trách nhiệm lãnh đạo, kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở công chức, viên chức, học sinh tiếp tục thực hiện việc phân loại rác, đảm bảo vệ sinh môi trường. Đối với phong trào chống rác thải nhựa, tuyên truyền, vận động, giáo dục công chức, viên chức, người lao động, phụ huynh, học sinh trong các trường học không sử dụng các sản phẩm nhựa khó phân hủy”.

Cô Đinh Thị Thảo, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Ngô Quyền thông tin: Trường Tiểu học Ngô quyền nằm trên địa bàn phường Tân An, đây là phường điểm theo chỉ đạo của quận Ninh Kiều và TP. Cần Thơ trong việc phân loại chất thải, do vậy các văn bản chỉ đạo cũng như tập huấn Nhà trường đều nắm bắt kịp thời và cử cán bộ tham gia đầy đủ.

Trên cơ sở đó, Nhà trường luôn quan tâm phổ biến cho đội ngũ cán bộ, giáo viên trong các buổi họp hội đồng, bộ môn. Đối với gần 2.000 học sinh của trường thì được tuyên truyền, phổ biến vào tiết chào cờ, sinh hoạt chủ nhiệm cuối tuần, hoạt động ngoại khóa hay lồng ghép vào môn sinh học, giáo dục công dân.

Không dừng lại ở đó, vào mỗi kỳ đại hội phụ huynh học sinh, Ban Giám hiệu Trường Tiểu học Ngô Quyền cũng dành nhiều thời gian phổ biến phong trào phân loại rác hay nói không với sản phẩm nhựa cùng mong muốn phụ huynh đồng hành với nhà trường để thực hiện hiệu quả phong trào này.

“Nhìn chung, từ những cố gắng của nhà trường cùng sự đồng hành, hỗ trợ của phụ huynh đã giúp các em có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường bằng những hành động nhỏ như bỏ các loại rác thải đúng nơi quy định, giúp đỡ nhau phân biệt loại rác nào đốt được và không đốt được… đồng thời, thay đổi được thói quen sử dụng các sản phẩm nhựa có hại cho môi trường của các em…” - cô Đinh Thị Thảo cho hay.

Theo Phòng GD&ĐT quận Ninh Kiều, qua kiểm tra cho thấy, thực hiện phong trào phân loại rác, chống rác thải nhựa, các trường học đã vận dụng nhiều hình thức tuyên truyền bằng miệng, phát tờ rơi, tổ chức cuộc thi hỏi - đáp, vẽ tranh, thời trang với chủ đề về môi trường... “Từ đó, phần lớn học sinh tại các trường đã có ý thức được việc bảo vệ môi trường. Không chỉ vậy, sau khi được nhà trường phổ biến, hướng dẫn, về nhà các em trở thành những tuyên truyền viên tích cực cho gia đình, cộng đồng dân cư việc phân loại rác, nói không với sản phẩm nhựa” - cô Lâm Thanh Liễu cho biết thêm.

Việc phát động phong trào phân loại rác tại nguồn hay nói không với sản phẩm nhựa đã khó, mà duy trì, giữ được hiệu quả lâu dài trong các trường học lại càng khó hơn. Vì vậy, trong thời gian tới, yêu cầu đặt ra đối với các trường học phải không ngừng đổi mới, đa dạng hình thức tuyên truyền để thu hút, giữ được nhiệt huyết của học sinh đối với phong trào này. Đồng thời, các ngành chức năng của TP. Cần Thơ cũng cần có những chương trình hỗ trợ kịp thời, giúp các trường chủ động xây dựng kế hoạch tuyên truyền, vận động hiệu quả hơn.

TheoTN&MT

Bạn đang đọc bài viết Cần Thơ: Triển khai phong trào phân loại rác, chống rác thải nhựa. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Truyền thông trong dự án xây dựng sử dụng công nghệ BIM
Các kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, công nghệ BIM đóng vai trò quan trọng như một công cụ có giá trị để tăng cường sự hợp tác và truyền thông giữa các bên liên quan nhờ vào sự tham gia chặt chẽ của họ trong các giai đoạn từ thiết kế đến xây dựng.
Hiệu ứng nhà kính và các giải pháp từ tiêu chuẩn
Thật dễ dàng để có những ý kiến khác nhau về carbon. Nó là tốt hay xấu? Một mặt, nó là nền tảng cho sự sống trên Trái đất. Mặt khác, nó liên quan đến biến đổi khí hậu. Đây là loại khí nhà kính được sản xuất phổ biến nhất và giữ nhiệt trong khí quyển.

Tin mới

Bài thơ: Ếch
Con ếch ngồi ở đáy giếng///Vì sao nó kêu rất to,///và huyênh hoang quá đỗi?///Giương đôi mắt lồi, nó đang chứng tỏ điều chi?