Thứ sáu, 26/04/2024 04:35 (GMT+7)

Cần Thơ: Vựa hải sản Lộc chiếm dụng lòng lề đường để kinh doanh

Hoài Phương -  Thứ bảy, 01/04/2023 16:55 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Vừa qua, nhiều người dân phản ánh tại hẻm 42 đường Trần Việt Châu, P. An Hòa, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ bức xúc về tình trạng một số cá nhân lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, làm nơi vựa hải sản gây ô nhiễm môi trường làm mất cảnh quan đô thị

tm-img-alt

Vựa hải sản Lộc, địa chỉ 91/78 đường Trần Việt Châu, phường An Hòa, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.

Cụ thể, tại Vựa hải sản Lộc tại số 91/78 đường Trần Việt Châu, phường An Hòa, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ, tình trạng Vựa hải sản Lộc này đang buôn bán hải sản các loại, được bày ra chiếm hết vỉa hè, thậm chí tràn xuống lòng đường. Nước rửa cá, tôm... được đổ thẳng ra đường, bốc mùi hôi tanh.

tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt

Vựa hải sản Lộc đã ngang nhiên chiếm dụng hết lòng lề đường, trưng bày hải sản để bán không còn lối đi dành cho người đi bộ.

Việc chiếm dụng vỉa hè, lòng đường là một trong những nguyên nhân gây nên sự xuống cấp đường giao thông như gây ảnh hưởng hệ thống thoát nước do rác thải sinh hoạt, sụp, lún vỉa hè… Ngoài ra, việc lấn chiếm vỉa hè, lòng đường còn gây nên ách tắc giao thông, đặc biệt là giờ cao điểm.

Việc đậu, đỗ xe dưới lòng đường để mua bán kinh doanh tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn giao thông, dễ xảy ra tai nạn… Tuy nhiên, không chỉ việc lấn chiếm lòng đường có nguy cơ gây tai nạn giao thông mà việc chiếm dụng hè phố cũng ẩn chứa nhiều mối nguy hiểm không kém. Không thiếu trường hợp tai nạn xảy ra do tài xế không thể quan sát biển báo, đèn tín hiệu do bị biển hiệu quảng cáo che khuất, hoặc có trường hợp tai nạn xảy ra do phương tiện giao thông mất lái chạy lên hè phố và va chạm với người bán hàng lấn chiếm vỉa hè.

Nguy hiểm hơn, Vựa hải sản Lộc này còn  ngang nhiên dùng các thùng chắn hai bên không cho người dân tham gia trên làn đường dành cho người đi bộ.

tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt

Nước thải được thải và xả trực tiếp ra lòng lề đường, gây mùi hôi thối làm ảnh hưởng trực tiếp đến người dân.

Anh NTB, người dân sinh sống tại đây  khá bức xúc: “Mỗi lần đi bộ qua các tuyến phố trên, chúng tôi đều phải đi ở lòng đường bởi vỉa hè đã bị Vựa hải sản Lộc này lấn chiếm hết, phải đi vòng dưới lề đường rất nhiều xe lưu thông, mỗi lần đi bộ tôi rất lo lắng vì không biết sẽ bị tai nạn lúc nào”. Đặc biệt hơn Vựa hải sản Lộc này xả nước thải gây mùi hôi thối rất lớn, khi trời nắng nhà tôi phải đóng cửa vì mùi quá nồng nặc.

tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt

Xe người dân đến mua tại Vựa hải sản Lộc này, đậu ngổn ngang dưới lòng lề đường gây cản trở an toàn giao thông.

* Quy định của pháp luật

Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định: Lòng đường và hè phố chỉ được sử dụng cho mục đích giao thông (Khoản 1, Điều 36), nghiêm cấm việc sử dụng lòng đường, lề đường, hè phố trái phép. Trong một số trường hợp vẫn cho phép tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội theo quy định tại Khoản 1, Điều 35. Luật Giao thông đường bộ 2008 còn quy định không được họp chợ, mua, bán hàng hóa; phơi thóc, lúa, rơm rạ, nông sản hoặc để vật khác trên đường bộ; đặt biển quảng cáo, xây, đặt bục, bệ trái phép... trên đường bộ. Trường hợp đặc biệt, việc sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố vào mục đích khác phải do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định nhưng không được làm ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông. Cụ thể:

Nghị định 100/2013/NĐ-CP ngày 03/9/2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ cho phép sử dụng tạm thời một phần hè phố, lòng đường không vào mục đích giao thông trong các trường hợp sau: Tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; Tổ chức đám tang và điểm trông, giữ xe phục vụ đám tang của hộ gia đình.

Tổ chức đám cưới và điểm trông, giữ xe phục vụ đám cưới của hộ gia đình; Điểm trông, giữ xe phục vụ hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội; Điểm trung chuyển vật liệu, phế thải xây dựng để phục vụ thi công công trình của hộ gia đình; Điểm trung chuyển rác thải sinh hoạt của doanh nghiệp vệ sinh môi trường đô thị; Điểm trông, giữ xe có thu phí (Điều 25a, 25b, 25c). Tuy nhiên, đối với tất cả các trường hợp trên, đều phải đảm bảo yêu cầu là không được gây mất trật tự, an toàn giao thông và đáp ứng một số điều kiện cụ thể khác về thời gian, diện tích hè phố, lòng đường sử dụng, kết cấu hạ tầng...

Nghị định 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính Phủ quy định xử phạt Vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định mức phạt đối với các hành vi liên quan đến lấn chiếm vỉa hè, lòng đường như sau:

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng - 200.000 đồng đối với cá nhân và từ 200.000 đồng - 400.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi sau:

Bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng; phơi thóc, lúa, rơm, rạ, nông, lâm, hải sản trên đường bộ; đặt máy tuốt lúa trên đường bộ.

2. Phạt tiền từ 300.000 đồng - 400.000 đồng đối với cá nhân và từ 600.000 đồng - 800.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi sau:

Sử dụng, khai thác tạm thời trên đất hành lang an toàn đường bộ vào mục đích canh tác nông nghiệp ảnh hưởng đến an toàn công trình đường bộ và an toàn giao thông; Trồng cây trong phạm vi đất dành cho đường bộ làm che khuất tầm nhìn của người điều khiển phương tiện giao thông; Chiếm dụng dải phân cách giữa của đường đôi làm nơi: bày, bán hàng hóa; để vật liệu xây dựng; Họp chợ, mua, bán hàng hóa trong phạm vi đất của đường bộ ở đoạn đường ngoài đô thị; Đổ rác, xả nước ra đường bộ không đúng nơi quy định.

3. Phạt tiền từ 500.000 đồng – 1.000.000 đồng đối với cá nhân và từ 1.000.000 đồng – 2.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi sau:

Sử dụng đường bộ trái quy định để tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội; Dựng cổng chào hoặc các vật che chắn khác trái quy định trong phạm vi đất dành cho đường bộ gây ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Treo băng rôn, biểu ngữ trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ gây ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông đường bộ; Đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo trên đất của đường bộ; Chiếm dụng dải phân cách giữa của đường đôi làm nơi để xe, trông, giữ xe; Sử dụng trái phép đất của đường bộ ở đoạn đường ngoài đô thị làm nơi sửa chữa phương tiện, máy móc, thiết bị; Rửa xe, bơm nước mui xe gây ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông đường bộ.

4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng – 3.000.000 đồng đối với cá nhân và từ 4.000.000 đồng – 6.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi sau:

Dựng rạp, lều quán, cổng ra vào, tường rào các loại, công trình tạm thời khác trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ; Sử dụng trái phép lòng đường đô thị, hè phố để: kinh doanh dịch vụ ăn uống; bày, bán hàng hóa; sửa chữa phương tiện, rửa xe; đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo, làm mái che gây cản trở giao thông; Chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố dưới 05m2 làm nơi trông, giữ xe; Chiếm dụng phần đường xe chạy hoặc lề đường của đường ngoài đô thị dưới 20m2 làm nơi trông, giữ xe.

5. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng – 6.000.000 đồng đối với cá nhân và từ 8.000.000 đồng – 12.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi sau:

Đổ, để trái phép vật liệu, chất phế thải trong phạm vi đất dành cho đường bộ; Tự ý đào, đắp, san, lấp mặt bằng trong: Hành lang an toàn đường bộ, phần đất dọc hai bên đường bộ dùng để quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình đường bộ; Tự ý gắn vào công trình báo hiệu đường bộ các nội dung không liên quan tới ý nghĩa, mục đích của công trình đường bộ; Sử dụng trái phép đất của đường bộ hoặc hành lang an toàn đường bộ làm nơi tập kết hoặc trung chuyển hàng hóa, vật tư, vật liệu xây dựng, máy móc, thiết bị, các loại vật dụng khác.

Dựng rạp, lều quán, công trình tạm thời khác trái phép trong khu vực đô thị tại hầm đường bộ, cầu vượt, hầm cho người đi bộ, gầm cầu vượt; Bày, bán máy móc, thiết bị, vật tư, vật liệu xây dựng hoặc sản xuất, gia công hàng hóa trên lòng đường đô thị, hè phố; Chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố từ 05m2 đến 10m2 làm nơi trông, giữ xe; Xả nước thải xây dựng từ các công trình ra đường phố; Chiếm dụng phần đường xe chạy hoặc lề đường của đường ngoài đô thị từ 20m2 trở lên làm nơi trông, giữ xe.

6. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng – 8.000.000 đồng đối với cá nhân và từ 12.000.000 đồng – 16.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố từ 10m2 đến dưới 20m2 làm nơi trông, giữ xe.

7. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng – 15.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 20.000.000 đồng – 30.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau:

Dựng các biển quảng cáo trên phần đất hành lang an toàn đường bộ khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền hoặc trên phần đất dọc theo hai bên đường bộ mà được dùng để bảo trì, quản lý, bảo vệ công trình đường bộ; Chiếm dụng diện tích từ 20m2 trở lên làm nơi trông, giữ xe tại lòng đường đô thị hoặc hè phố.

8. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng – 20.000.000 đồng đối với cá nhân và từ 30.000.000 đồng – 40.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau:

Mở các đường nhánh để đấu nối trái phép vào các đường chính; Chiếm dụng phần đất đường bộ hoặc hành lang an toàn đường bộ với mục đích xây dựng nhà ở./.

Theo khoản 3 Điều 24 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP, đối với hành vi gây ô nhiễm đất, nước (nước ngầm, nước mặt bên trong và ngoài khuôn viên của cơ sở) hoặc không khí vượt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường đất, nước, không khí xung quanh bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồngđối với trường hợp hàm lượng chất gây ô nhiễm (thông số môi trường) trong đất, nước hoặc không khí vượt quy chuẩn kỹ thuật dưới 03 lần đối với thông số môi trường nguy hại hoặc dưới 05 lần đối với thông số môi trường thông thường;

Hình thức xử phạt bổ sung:

- Tước quyền sử dụng giấy phép môi trường của cơ sở đối với cơ sở đã được cấp giấy phép môi trường từ 03 tháng đến 06 tháng đối với các trường hợp vi phạm;

- Đình chỉ hoạt động của cơ sở đối với cơ sở không thuộc đối tượng quy định nêu trên từ 03 tháng đến 06 tháng đối với các trường hợp vi phạm;

b) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồngđối với trường hợp hàm lượng chất gây ô nhiễm (thông số môi trường) trong đất, nước hoặc không khí vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 03 lần đến dưới 05 lần đối với thông số môi trường nguy hại hoặc từ 05 lần đến dưới 10 lần đối với thông số môi trường thông thường;

Hình thức xử phạt bổ sung:

- Tước quyền sử dụng giấy phép môi trường của cơ sở đối với cơ sở đã được cấp giấy phép môi trường từ 06 tháng đến 09 tháng đối với các trường hợp vi phạm;

- Đình chỉ hoạt động của cơ sở đối với cơ sở không thuộc đối tượng quy định nêu trên từ 06 tháng đến 09 tháng đối với các trường hợp vi phạm.

c) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồngđối với trường hợp hàm lượng chất gây ô nhiễm (thông số môi trường) trong đất, nước hoặc không khí vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 05 lần trở lên đối với thông số môi trường nguy hại hoặc từ 10 lần trở lên đối với thông số môi trường thông thường.

Hình thức xử phạt bổ sung:

- Tước quyền sử dụng giấy phép môi trường của cơ sở đối với cơ sở đã được cấp giấy phép môi trường từ 06 tháng đến 09 tháng đối với các trường hợp vi phạm;

- Đình chỉ hoạt động của cơ sở đối với cơ sở không thuộc đối tượng quy định nêu trên từ 06 tháng đến 09 tháng đối với các trường hợp vi phạm.

Đối với hành vi gây ô nhiễm đất, nước (nước ngầm, nước mặt bên trong và ngoài khuôn viên của cơ sở) hoặc không khí vượt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường đất, nước, không khí xung quanh bị xử phạt như sau:

Phạt tiền từ 50-80 triệu đồng đối với trường hợp hàm lượng chất gây ô nhiễm (thông số môi trường) trong đất, nước hoặc không khí vượt quy chuẩn kỹ thuật dưới 3 lần đối với thông số môi trường nguy hại hoặc dưới 05 lần đối với thông số môi trường thông thường.

Phạt tiền từ 80-100 triệu đồng đối với trường hợp hàm lượng chất gây ô nhiễm (thông số môi trường) trong đất, nước hoặc không khí vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 3 lần đến dưới 5 lần đối với thông số môi trường nguy hại hoặc từ 5 lần đến dưới 10 lần đối với thông số môi trường thông thường.

Phạt tiền từ 100-150 triệu đồng đối với trường hợp hàm lượng chất gây ô nhiễm (thông số môi trường) trong đất, nước hoặc không khí vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 5 lần trở lên đối với thông số môi trường nguy hại hoặc từ 10 lần trở lên đối với thông số môi trường thông thường.

Điều người dân đang cần hiện nay là phải ngăn chặn được vấn nạn lấn chiếm lòng lề đường, xả chất thải gây ô nhiễm môi trường trái phép nhằm mục đích phục vụ lợi ích cá nhân, mà gây ảnh hưởng đến người dân tham gia lưu thông trên đường, trên lề lộ dành cho người đi bộ. Khi xảy ra tai nạn ai là người chịu trách nhiệm? Đề nghị cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý triệt để tình trạng trên./.

Bạn đang đọc bài viết Cần Thơ: Vựa hải sản Lộc chiếm dụng lòng lề đường để kinh doanh. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

“Thành phố xanh” Freiburg
Thành phố Freiburg của Đức được coi là “Thành phố năng lượng mặt trời” hay “Thành phố xanh” của châu Âu, được biết đến với các chính sách môi trường ấn tượng và nguồn năng lượng mặt trời dồi dào.

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.