Thứ sáu, 29/03/2024 15:02 (GMT+7)

Cần xóa bỏ tư tưởng 'nhiệm kì' để giải bài toán lãng phí đất đai!

MTĐT -  Thứ năm, 28/12/2017 17:24 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

TS Trương Văn Quảng đã phân tích: Đô thị Việt Nam còn hạn chế và chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, số lượng đô thị tăng nhanh nhưng chất lượng chưa được quan tâm đúng mức

Quy hoạch biến tướng, lãng phí đất đai

TS Trương Văn Quảng (Hội quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam) đã phân tích: Đô thị Việt Nam còn hạn chế và chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, số lượng đô thị tăng nhanh nhưng chất lượng chưa được quan tâm đúng mức. Đặc biệt, quá trình xây dựng, phát triển đô thị còn sử dụng lãng phí tài nguyên đất đai, quy hoạch bị biến tướng.

Tại Hội thảo “Thực trạng quản lý đô thị và Nhu cầu nguồn nhân lực liên ngành trong quản lý phát triển đô thị Việt Nam” do Khoa Các khoa học liên ngành và Quỹ Hỗ trợ nghiên cứu Châu Á, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức gần đây, TS Trương Văn Quảng cũng chỉ ra số liệu rằng năm 1998, tỉ lệ đô thị hóa mới đạt khoảng 245, năm 2013 khoảng 32%... đến năm 2015 đã đạt 35,7%. Điều đó cho thấy sự đóng góp của việc quy hoạch đô thị trong việc tạo ra nguồn lực phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

Thế nhưng, cùng với những kết quả đạt được thì việc quy hoạch đô thị chưa được quan tâm đúng mức cũng tạo ra những hạn chế. Đơn cử như hệ thống giao thông đô thị còn yếu kém, chậm phát triển và không có sự đồng bộ. Mỗi khi mưa tới là đa phần các tuyến phố đều ngập lụt cục bộ, hệ thống cấp thoát nước đã quá tải và xuống cấp nghiêm trọng.

Bàn về việc phát triển dự án tại đô thị, TS Trương Văn Quảng cho hay: Gần đây, trong quá trình phát triển đô thị, nhiều địa phương đã lấy phương thức phát triển các dự án “khu đô thị mới” làm chiến lược trọng tâm. Thực tế, nhiều dự án còn thiếu một mô hình, một khuôn mẫu, thiên về mô hình kinh doanh bất động sản hơn là một tầm nhìn cho sự phát triển bền vững đô thị.  Vậy nên, nhiều địa phương còn rất hào phóng cứ đâu có đất trống, ít phải giải phóng mặt bằng là ban phát các dự án cho các chủ đầu tư mà không cần đếm xỉa đến quy hoạch chung, đến lợi ích lâu dài của đô thị, của cộng đồng.

Với tình trạng đó, liệu rằng đô thị Việt Nam có được quản lý một cách đúng mực, công tác quản lý còn thể hiện kẽ hở gây biến động và lãng phí đất đai, không gian đô thị "nhếch nhác", kém chất lượng. Điều này còn là minh chứng cho tính pháp lý của đồ án quy hoạch được duyệt chưa cao.

Nhiều biệt thự tiền tỷ bỏ hoang gây lãng phí

Ngoài ra, còn có sự biến tướng của các dự án đầu tư phát triển khu đô thị mới như tăng mật độ xây dựng, chiều cao công trình, diện tích sàn xây dựng hoặc chuyển chức năng sử dụng đất từ dịch vụ công cộng sang công trình hỗn hợp có chức năng nhà ở... so với quy hoạch ban đầu.

Cũng về vấn đề quy hoạch đô thị bị biến tướng, TS Phạm Minh Dương – Viện Phát triển Đô thị xanh chỉ ra rằng: các công trình xanh tại Việt Nam mới chỉ đi những bước đầu tiên, chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của xã hội. Một số không gian xanh, vườn cây, công viên… bị biến tướng hay thu hẹp diện tích so với quy hoạch.

Quả thực, khó có thể phủ nhận những dự án ảo, chiếm dụng đất để kinh doanh tại các đô thị của Việt Nam hiện nay. Đó là chưa kể sự biến tướng của các dự án phát triển khu đô thị mới như tăng mật độ xây dựng, chiều cao công trình, diện tích sàn xây dựng hoặc chuyển chức năng sử dụng đất từ dịch vụ công cộng sang công trình hỗn hợp có chức năng nhà ở... trệch hướng quy hoạch.

Thậm chí, việc chuyển nhượng, mua bán, đầu cơ đất đai không theo quy hoạch là chuyện thường tình mà chưa có chế tài điều tiết.

Chữa bệnh "quy hoạch biến tướng" - bài toán khó!

TS Trương Văn Quảng đã thẳng thắn đề cập đến năng lực quản lý đô thị tại cuộc hội thảo “Thực trạng quản lý đô thị và Nhu cầu nguồn nhân lực liên ngành trong quản lý phát triển đô thị Việt Nam”. Bên cạnh căn bệnh “nhiệm kì”, triết lí “quyền xin là của các nhà đầu tư, quyền cho là quyền năng của các nhà quản lí”... là sự buông lỏng, hay yếu kém trong năng lực của một bộ phận quản lí phát triển đô thị được giao quyền. 

Phải chăng chúng ta đang thiếu một công cụ quản lý hữu hiệu, một đội ngũ quản lý phát triển đô thị, có tâm, có tầm? (ảnh minh họa)

Cũng nêu ý kiến về vấn đề trên, GS.TS.KTS Nguyễn Tố Lăng - Phó Hiệu trưởng Đại học Kiến trúc Hà Nội cũng cho rằng: việc đào tạo chưa đủ cung cấp số cán bộ chuyên môn cho các đô thị, các địa phương, kể cả số lượng và chất lượng.

Phải chăng chúng ta đang thiếu một công cụ quản lý hữu hiệu, một đội ngũ quản lý phát triển đô thị, có tâm, có tầm? Khi để nhiều hành vi chiếm dụng đất đai, xây dựng trái phép, sai tầng,...xảy ra ngay tại địa phương.

Ông Lăng dẫn chứng thêm: Theo số liệu của JICA, Hà Nội hiện chỉ còn 19 hồ, chúng ta đã mất đi 21 hồ trên tổng số 40 hồ, tương đương với 850ha bị thu hẹp xuống còn 547ha. Rồi vụ tòa nhà 8b Lê Trực, khu đô thị kiểu mẫu Linh Đàm.

Vậy nên, khi Việt nam có được nguồn nhân lực tốt cho phát triển đô thị thì đó chính là lúc hệ thống đô thị của chúng ta linh động, chống chịu và phục hồi các không gian kinh tế công nghiệp và dịch vụ

Mặt khác, quản lý phát triển đô thị Việt Nam hiện phải được thực hiện theo hướng đa ngành, nên thống nhất và chiến lược và phân bổ nguồn lực cho phát triển quốc gia chứ không nên đơn thuần nhờ vào công tác quy hoạch của các Bộ.

Nếu không có những chiến lược căn cơ bài bản, phá bỏ tư duy nhiệm kỳ, cơ chế xin-cho thì căn bệnh “nhếch nhác” của đô thị Việt Nam còn khó thay đổi. 

Phan Ngân

Bạn đang đọc bài viết Cần xóa bỏ tư tưởng 'nhiệm kì' để giải bài toán lãng phí đất đai!. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Michelin Guide vinh danh khu nghỉ dưỡng Regent Phu Quoc
Michelin Guide vừa giới thiệu danh sách 11 khách sạn giữa thiên nhiên ấn tượng nhất châu Á. Khu nghỉ dưỡng Regent Phu Quoc thuộc khu phức hợp nghỉ dưỡng – giải trí Phu Quoc Marina vinh dự là đại diện Việt Nam duy nhất góp mặt trong danh sách này.

Tin mới

Bài thơ: Giấc mơ Hồng
Đêm qua, em có giấc mơ hồng///Được gặp anh ở cuối trời Tây///Vẫn dõi theo từng hơi thở, từng bước đi///Gửi đến bao tình thương và nỗi nhớ
Bài thơ: Chút tương tư
Thả câu thơ đêm muộn màng///Ngọn đèn bên phố trôi ngang bềnh bồng //Đêm gầy uống cạn dòng sông//Buồn ơi! Xuân hết mà đông chưa tàn.