Thứ bảy, 20/04/2024 21:30 (GMT+7)

Cảnh giác với kem chống nắng

MTĐT -  Thứ sáu, 04/05/2012 14:56 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Nắng nóng gay gắt những ngày qua làm tăng mạnh nhu cầu sử dụng mỹ phẩm chống nắng. Chuyên gia khuyến cáo các sản phẩm này, nếu dùng không đúng cách, có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về da.

Chị Phan Thị Ngọc ( Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội) là nhân viên PR, thường xuyên phải đi lại. Năm nay nắng nóng đến sớm nên, ngay đầu hè, chị đã dùng khá nhiều các sản phẩm dưỡng da, chống nắng.

Theo chị Thu Trang, quản lý cửa hàng mỹ phẩm Hàn Quốc ở phố Bạch Mai (Hà Nội), mấy ngày nay, người tìm mua mỹ phẩm dưỡng da, chống nắng tăng nhiều. Mua nhiều hơn cả là sữa rửa mặt, kem dưỡng da và các loại kem chống nắng.

Các loại kem có chức năng ba trong một (vừa dưỡng da, vừa chống nắng vừa là phấn nền) bán khá chạy bởi sự tiện lợi và hiệu quả. Chị Vũ Bích Phượng, quản lý chuỗi cửa hàng mỹ phẩm Khánh Vân (Hà Nội) cũng cho hay kem chống nắng bắt đầu bán chạy ở chuỗi cửa hàng của chị.

Hiệu quả đến đâu

Nhiều sản phẩm chống nắng được quảng cáo giúp làm ngăn ngừa hư tổn da và phục hồi làn da tổn thương, nuôi dưỡng làn da trắng hồng từ bên trong. Tuy nhiên thực tế không ít khách hàng lại vỡ mộng. Chị Phan Thị Ngọc sử dụng sản phẩm chống nắng của Sunlight nhưng thấy không hiệu quả là bao.

“Cách hiệu quả hơn cả là cần hạn chế tối đa việc đi ra ngoài”, chị Ngọc nói. Chị Hương Thu (Triều Khúc, Tân Triều, Hà Nội) cho hay: “Mình có sử dụng sản phẩm chống nắng nhưng da có dấu hiệu khô rát sau đó bóc vẩy. Mình đi khám ở Bệnh viện Saint Paul thì được biết là do cơ địa không thích hợp”.

Theo bác sỹ Trần Văn Định, một tuần trở lại đây, các ca bệnh về da đến khám và điều trị tại BV Saint Paul, tăng mạnh. “Trước đây, chỉ 40 ca một ngày. Nay, mỗi ngày Khoa Da liễu tiếp nhận 60-70 bệnh nhân.

Mấy hôm nay lên trên 80 ca”, BS Định nói và cho biết thêm, vài trường hợp trong số đó mắc bệnh viêm da tiếp xúc do dùng mỹ phẩm và sản phẩm chống nắng.

BS Định cho hay, một số người có cơ địa da dễ bị dị ứng khi tiếp xúc với các sản phẩm mỹ phẩm, chất hóa học. Riêng với kem chống nắng có chất chống tia UBV cũng có thể gây ngứa da. Một số khác bị viêm da tiếp xúc do dùng kem chống nắng sai cách hoặc sử dụng sản phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc.

Chọn kem phù hợp cơ địa

Theo BS Định, người sử dụng cần phải chú ý sử dụng sản phẩm chính hãng đồng thời chọn loại kem chống nắng phù hợp với cơ địa da. Dùng hằng ngày thì nên chọn loại SPF (Sun Protection Factor - yếu tố bảo vệ khỏi tia cực tím của mặt trời) từ 15 - 50.

Người có tàn nhang thì nên sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPE trên 30. Nếu có nhiều mụn trứng cá thì nên dùng kem chống nắng dạng xịt để tạo sự khô thoáng, tránh bít, tắc nghẽn lỗ chân lông.

Với trẻ em chỉ nên sử dụng các sản phẩm chống nắng có chỉ số SPE từ 15-30. Đặc biệt, hạn chế tối đa việc ra nắng trong khoảng thời gian từ 10-16 giờ hằng ngày, thời điểm mà tia cực tím UVA và UVB hoạt động mạnh nhất, có thể gây ung thư da.

Việc sử dụng kem chống nắng, vẫn theo bác sỹ Định, phải đúng với liều lượng được hướng dẫn.

Có trường hợp sử dụng kem chống nắng quá ít hoặc dùng kem chống nắng trôi nổi làm cho người dùng khi đi tắm nắng bị viêm da do ánh nắng với triệu chứng bỏng rát, phồng rộp.

Chị Vũ Thị Phượng, quản lý cửa hàng mỹ phẩm Khánh Vân, cho hay bản thân kem chống nắng giúp người sử dụng chống bỏng rát khi ra nắng chứ không phải là chống đen da. Vì vậy không nên hiểu lầm việc sử dụng chống nắng sẽ giúp chống đen da.

Cũng theo chị Phương, việc sử dụng kem chống nắng không đạt được tác dụng một phần là không sử dụng đúng cách. Để đạt hiệu quả cần bôi kem 15 phút trước khi ra ngoài.

Nếu có thể bôi thêm một chút nước hoa hồng trước khi sử dụng kem chống nắng cũng sẽ giúp đạt hiệu quả cao hơn.

Bạn đang đọc bài viết Cảnh giác với kem chống nắng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hàng loạt nguy cơ sức khoẻ khi thời tiết nắng nóng
Cái nóng như thiêu đốt đem lại gánh nặng và các bệnh liên quan đến nắng nóng (nhiệt) thường là tăng thân nhiệt. Tăng thân nhiệt đề cập đến bất kỳ tình trạng nào mà cơ thể không thể duy trì nhiệt độ và xử lý nhiệt đúng cách.
WHO phát hiện virus cúm H5N1 trong sữa bò
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 19/4 thông báo đã phát hiện virus cúm gia cầm H5N1 trong sữa tươi nguyên liệu từ động vật bị nhiễm bệnh, tuy nhiên chưa rõ virus này có thể tồn tại trong sữa bao lâu.

Tin mới

Hàng loạt nguy cơ sức khoẻ khi thời tiết nắng nóng
Cái nóng như thiêu đốt đem lại gánh nặng và các bệnh liên quan đến nắng nóng (nhiệt) thường là tăng thân nhiệt. Tăng thân nhiệt đề cập đến bất kỳ tình trạng nào mà cơ thể không thể duy trì nhiệt độ và xử lý nhiệt đúng cách.
Kon Tum quyết định huỷ gói thầu hơn 77 tỷ đồng
UBND tỉnh Kon Tum vừa đưa ra quyết định hủy thầu đối với Gói thầu số 03 trong Dự án Xác định ranh giới sử dụng đất, đo đạc, chỉnh lý bản đồ địa chính, lập hồ sơ ranh giới sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng sử dụng đất...
Bài thơ: Đời...
Ừ khó đấy! Đừng buông xuôi phó mặc///Bởi trên đời ai chẳng gặp khó khăn///Như đóa hoa mọc giữa vách đá ngăn///Mà vươn mình thành bông hoa đẹp nhất