Thứ năm, 25/04/2024 22:52 (GMT+7)

Cao tốc Dầu Giây – Liên Khương giúp bất động sản Bảo Lộc cất cánh

MTĐT -  Thứ năm, 30/07/2020 11:50 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tuyến đường sẽ tạo nên bước đệm lớn để phát triền kinh tế của 2 tỉnh Đồng Nai và Lâm Đồng.

Cao tốc Dầu Giây - Liên Khương là dự án giao thông nằm trong quy hoạch phát triển chung của mạng lưới đường cao tốc Việt Nam đến năm 2020. Sau khi đi vào hoạt động chính thức hệ thống cao tốc toàn tuyến sẽ có 4 làn xe theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A, vận tốc thiết kế lên đến 100 km/giờ.

Bản đồ tuyến cao tốc Dầu Giây-Liên Khương, khởi công năm 2019

Dự án Cao tốc Dầu Giây - Liên Khương có tổng chiều dài hơn 200km bắt đầu tại nút Dầu Giây, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai và kết thúc tại chân đèo Prenn, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng với tổng vốn đầu tư 65.000 tỉ đồng được huy động từ 2 hình thức BOT và nguồn vốn từ cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản cho địa bàn 2 tỉnh Đồng Nai và Lâm Đồng.

Khởi công Cao tốc Dầu Giây – Liên Khương chia làm 03 giai đoạn đầu tư và xây dựng: Dầu Giây – Tân Phú; Tân Phú – Bảo Lộc và Bảo Lộc – Liên Khương.

Giai đoạn 1 là đoạn Dầu Giây – Tân Phú: chiều dài khoảng 60 km đi qua địa bàn của 4 huyện với tổng diện tích sử dụng đất 460 ha bao gồm: huyện Thống Nhất (64 ha), huyện Xuân Lộc (16 ha), huyện Ðịnh Quán (160 ha) và nhiều nhất là huyện Tân Phú (220 ha).

Giai đoạn 2 Tân Phú – Bảo Lộc: với chiều dài 66 km dự án đi qua 2 tỉnh Đồng Nai – Lâm Đồng, với tổng kinh phí xây dựng lên đến 17.000 tỉ đồng theo hình thức vay vốn từ Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) theo chỉ đạo từ Bộ Giao thông Vận tải. Với đoạn đường này, Bộ Giao thông không kêu gọi đầu tư BOT mà đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư huy động vốn vay từ cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA).

Giai đoạn 3 là đoạn cuối cùng của chuỗi cao tốc, được bắt đầu từ TP.Bảo Lộc – Liên Khương có tổng chiều dài 73 km với tổng vốn đầu tư 13.000 tỉ đồng, trong đó 3.000 tỉ đồng là từ tiền hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách Nhà nước. Hiện, hồ sơ đề xuất dự án đã cơ bản hoàn thành nhưng chưa thể phê duyệt do chưa cân đối được nguồn vốn. Do đó, Bộ Giao thông sẽ tiếp tục phối hợp UBND tỉnh Lâm Đồng làm việc với các Bộ, ngành liên quan để xây dựng kế hoạch phù hợp và cân đối nguồn vốn làm cơ sở triển khai.

Hiện tại, công tác giải phóng mặt bằng và hoàn tất các thủ tục cần thiết đang được cơ quan chức năng triển khai để đảm bảo khởi công theo kế hoạch. Sau khi đi vào hoạt động chính thức, hệ thống cao tốc toàn tuyến sẽ có 4 làn xe theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A, vận tốc thiết kế lên đến 100 km/giờ.

Giải phóng mặt bằng cao tốc Dầu Giây - Liên Khương. Nguồn: Internet

Rút ngắn khoảng cách, thời gian di chuyển

Khi hoàn thiện cao tốc Dầu Giây – Đà Lạt sẽ trở thành tuyến đường có ý nghĩa vô cùng quan trọng, vừa giảm tải cho quốc lộ 20, đồng thời kết nối hoàn chỉnh, đồng bộ với hệ thống mạng lưới đường cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây. Dự kiến, thời gian di chuyển từ TP HCM lên Bảo Lộc chỉ còn khoảng 2 giờ và từ Đà Lạt xuống Bảo Lộc cũng chỉ mất 1 giờ đồng hồ, giảm một nửa thời gian so với di chuyển trên quốc lộ 20 như hiện nay.

Tuyến cao tốc là động lực phát triển kinh tế cho 2 vùng kinh tế: Đông Nam bộ và Tây Nguyên, có vai trò lớn giúp kết nối giao thông vùng, tạo lợi thế phát triển cho ngành du lịch địa phương, thúc đẩy tam giác du lịch, trao đổi kinh tế với các thành phố lớn như Nha Trang – Đà Lạt – TP.HCM, kết nối giao thông thuận tiện với các tỉnh Đông Nam bộ và các tỉnh Tây Nguyên.

Cao tốc Dầu Giây – Liên Khương khi đưa vào hoạt động sẽ giảm rất nhiều chi phí vận chuyển hàng hóa cũng như hành khách về các khu vực mà cao tốc đi ngang qua. Rút ngắn thời gian đi lại và đặc biệt là giúp giữ được độ tươi ngon của ngành Nông nghiệp Đà Lạt khi chuyển vào Sài Gòn hay các tỉnh lân cận.

Động lực giúp bất động sản cất cánh

Đặc sản của vùng đất Bảo Lộc, Lâm Đồng là khí hậu ôn đới rất thích hợp cho nghỉ dưỡng. Với khoảng cách chỉ 2 tiếng di chuyển từ Thành phố Hồ Chí Minh thì Bảo Lộc sẽ là thị trường bất động sản lý tưởng cho các doanh nghiệp lựa chọn bởi vị trí địa lý lưu thông hàng hóa dễ dàng kết nối toàn khu vực với vùng kinh tế trọng điểm phía nam. Khi cao tốc được đưa vào hoạt động cũng đồng nghĩa là kinh tế của khu vực sẽ có một bước chuyển mình lớn nhất trong thời gian nhiều năm qua.

Các chuyên gia đánh giá cao tốc Dầu Giây - Liên Khương là tuyến đường có ý nghĩa vô cùng quan trọng không chỉ về mặt kết nối giao thông mà còn thúc đẩy nền kinh tế vùng phát triển. Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc thu hút khách du lịch đặc biệt là khách quốc tế có thể dễ dàng di chuyển từ Thành phố Hồ Chí Minh tới Bảo Lộc, Đà Lạt và ngược lại.

Hiện tại, để đến được vùng đất này thì chỉ có 2 tuyến giao thông chính là hàng không và Quốc lộ 20, nhưng cả 2 tuyến này đều mất rất nhiều thời gian cho việc di chuyển, chưa kể những lúc nguy hiểm khi thời tiết không thuận lợi.

Do đó, thông tin về tuyến cao tốc được đầu tư xây dựng là cơ hội vàng mà giới đầu tư nhắm đến để phát triển bất động sản du lịch nghỉ dưỡng ở thủ phủ của chè và tơ lụa khi quỹ đất đang dồi dào, giá còn “khá mềm”. Cùng khí hậu mát mẻ quanh năm thì nơi đây luôn có cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, sản vật nông sản dồi dào, do đó cách mà người Pháp đã chọn là nơi nghỉ lý tưởng để phục hồi sức khỏe cách đây hàng trăm năm.

Chính vì vậy, vùng đất Bảo Lộc trở thành địa bàn mà các ông lớn đầu tư bất động sản hướng tới nhằm đón đầu xu hướng dịch chuyển thị trường bất động sản ra vùng ven Thành phố Hồ Chí Minh.

Cao tốc Dầu Giây – Liên Khương đang khẩn trương triển khai xây dựng. Nguồn: Internet

Bên cạnh bất động sản truyền thống thì những năm gần đây, xu hướng phát triển bất động sản nghỉ dưỡng đang là “trend” mà nhiều người hướng tới. Bởi quỹ đất dành cho bất động sản nghỉ dưỡng ven biển đã không còn mà vùng cao nguyên có khí hậu thích hợp chỉ duy nhất vùng Bảo Lộc mà thôi. Do đó, việc phát triển tuyến cao tốc Dầu Giây - Liên Khương đã làm cho bất động sản khu vực này thêm phát triển./.

PV (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Cao tốc Dầu Giây – Liên Khương giúp bất động sản Bảo Lộc cất cánh. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.