Thứ sáu, 19/04/2024 13:08 (GMT+7)

Câu chuyện về đôi vợ chồng đi gom rác, nhặt được vàng liền trả lại

Hồng Anh -  Thứ năm, 30/09/2021 17:24 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Vợ chồng anh Nguyễn Văn Tuấn và chị Lê Ngọc Giàu là tấm gương "người tốt việc tốt". Họ đại diện cho những người công nhân dù hoàn cảnh có khó khăn vẫn luôn giữ nhân cách cao cả, chân thật.

Vợ chồng "chung lưng đấu cật", cùng nhau đi gom rác

Anh Nguyễn Minh Tuấn (33 tuổi) là công nhân thu gom rác tại HTX Vân Dương, xã Tân Hiệp, Huyện Hóc Môn (TP.HCM).

Vốn quê ở TP.Cần Thơ nhưng hoàn cảnh gia đình khó khăn nên anh đã sớm chuyển đến TP.HCM tìm kế mưu sinh. Tại đây, anh gặp gỡ và nên duyên vợ chồng với chị Lê Ngọc Giàu sau một thời gian tìm hiểu. 

Ban đầu, anh Tuấn làm công nhân theo các công trình xây dựng. Nhưng sau khi lập gia đình, thấy công việc đó không ổn định để tiện chăm lo cho gia đình nhỏ nên anh nghỉ, chuyển sang làm nghề thu gom rác.

Ban đầu, anh Tuấn làm thuê được chủ nuôi nhưng về sau anh tự kiếm xe làm riêng, mỗi tháng thu nhập được khoảng 10 triệu.

Công việc của anh thu gom rác ở những địa điểm đông hàng quán, trường học có nhiều thùng rác lớn. Lúc đầu còn ổn nhưng sau một thời gian làm một mình, sức khoẻ yếu dần không làm nổi nữa, anh Tuấn tính là phải có người phụ.

Tuy nhiên nếu thuê người sẽ làm phải trả tiền cho họ. Với tổng thu nhập 10 triệu mà còn chia ra trả cho người phụ thì không sống nổi. Vậy nên, chị Giàu vợ anh đã quyết định đi theo phụ chồng thu gom rác. Nhờ có vợ chung lưng đấu cật, anh Tuấn không phải mướn thêm người.

tm-img-alt
Vợ chồng anh Tuấn chị Giàu cùng nhau đi thu gom rác 

Với 10 triệu đồng, vợ chồng anh Tuấn phải loay hoay tính toán để trang trải đủ chi phí nhà trọ, tiền học cho con trai, ăn uống…Để thêm thu nhập, vợ chồng anh còn nhặt phế liệu kiếm lời, đôi lúc bà con thương tình bồi dưỡng cho chút ít.

Mỗi ngày làm việc của vợ chồng anh Tuấn bắt đầu khi con trai nhỏ đã được đưa đến trường. Nhiều lúc thấy con mê ngủ, anh chị không nỡ đánh thức. Thường thì, khoảng 7h20 con vào trường, hai vợ chồng cũng đi làm. Ngày nắng thì vô hẻm gom rác, trời mát mát thì ra mặt tiền thu gom. Nhiều lúc đang nắng chang chang, trời mưa xối xả cũng phải dầm mưa gom rác cho kịp chuyến.

Cứ vậy, hai vợ chồng hàng ngày cùng nhau làm lụng, thu gom rác rồi nhặt phế liệu đem bán, trải qua bao năm vất vả nhưng hạnh phúc.

Dù nghèo nhưng chân thật, nhặt được vàng liền trả lại

Vào một buổi chiều năm 2020, như mọi ngày, anh Tuấn cùng chị Giàu đi thu gom rác trên đường Thị trấn Tân Hiệp (xã Tân Hiệp, H.Hóc Môn). Khi gom rác đến hẻm ở ấp Thới Tây 2, chị Giàu có nhặt được một bịch màu trắng, trong đó có một số lượng lớn trang sức. 

Chị Giàu nói: “Lúc xé ra, tôi tưởng đồ giả nên tiện tay quăng vào túi xách treo trên xe. Tôi tiếp tục làm công chuyện này kia và quên bẵng số vàng đó”. Trong lúc đó, anh Tuấn lo thu gom rác bên dưới nên không biết việc vợ phát hiện số nữ trang của chị Ngọc. Chị Giàu lại nghĩ vàng giả nên không nói với chồng. Hai vợ chồng làm miệt mài đến chiều thì về nhà đưa con đi khám bệnh. Số tiền vàng của chị Ngọc vẫn treo trên túi xách ngoài xe rác chứ không nhớ tới.

Đến tối cùng ngày, có người đến tìm anh Tuấn kể có người dân mất số lượng lớn trang sức nơi anh Tuấn thu gom thì anh Tuấn cho biết mình không nhặt được số trang sức nào.

Tuy nhiên, sau khi kể lại sự việc đó cho vợ, chị Giàu xác nhận mình nhặt được số trang sức nhưng không xác định được thật hay giả. Nghe vậy, anh Tuấn lập tức gọi điện báo cho Giám đốc HTX và yêu cầu được đưa số trang sức lên công an xã làm biên bản bàn giao.

tm-img-alt
Anh Tuấn cùng vợ bàn giao số lượng lớn nữ trang và tiền mặt đã nhặt được cho người đánh rơi.

"Nhận lại được số vàng tưởng đã mất đi, chủ nhân của chúng là chị Ngọc vui mừng. Chị còn hậu tạ cho gia đình tôi 2 triệu đồng nhưng vợ chồng tôi không nhận. Chị ấy mới nhét vào tay của con trai tôi rồi đứng dậy đi về thiệt nhanh, thằng nhỏ cũng không nhận, làm rớt tiền xuống đất bay tùm lum. Vợ tôi mới nhặt lại”, anh Tuấn nhớ lại.

“Lúc ấy tôi rất lo, không biết là phúc hay là họa. Mình mất của, mình xót thì người ta cũng vậy. Hai vợ chồng làm rác cực khổ trên tuyến đường này lâu dài nên mình phải làm có tâm thì sau này mới thoải mái, bà con mới thương”, anh Tuấn chia sẻ.

Chia sẻ thật lòng, anh Tuấn cho biết: “Chúng tôi suy nghĩ cái đó không phải của mình. Nếu số lượng ít người ta không quan tâm thì thôi, chứ nhiều quá người ta phải hỏi thăm. Tính chất công việc của tôi thì có lượm xâu chìa khóa cũng giữ đó, qua bữa sau người ta có hỏi thì đưa ra. Giấy tờ quan trọng người ta có quăng bỏ, tôi cũng nhặt để đó, nếu lỡ người ta hỏi mình đưa lại cho. Hơn 10 năm thu gom rác, tôi chưa bao giờ nhặt được món đồ quý giá như lần này”.

“Nói thật với lương tâm, tôi trả xong thấy nhẹ nhàng trong người. Nếu số vàng đó lẫn lộn trong rác rồi đổ bỏ đi thì tôi cũng áy náy lương tâm, thậm chí phải bỏ công việc. Nhiều khi chúng tôi không nhặt được mà người ta cứ nói mình nhặt thì biết làm sao. Chuyện cũng dễ hiểu, ai cũng biết mình lấy rác thì phải xé bọc ra để nhặt phế liệu. Tình ngay lý gian. Mình trả được cũng mừng, tạo tiếng thơm cho mình, cho con cái về sau. Cha mẹ làm gì thì con hưởng nấy”, anh Tuấn bộc bạch.

tm-img-alt
Đại diện HTX Vân Dương khen thưởng hành động đẹp của vợ chồng anh Tuấn

Để tuyên dương hành động đẹp "trả lại tiền vàng" của vợ chồng anh Nguyễn Minh Tuấn, đại diện HTX Vân Dương đã trao giấy khen khích lệ tinh thần làm việc và sự trung thực của vợ chồng anh./.

Bạn đang đọc bài viết Câu chuyện về đôi vợ chồng đi gom rác, nhặt được vàng liền trả lại. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Người công nhân thầm lặng
Cánh đồng quê im lặng khi bước chân họ qua, chỉ có tiếng ống nước kêu rền rền mang nước sạch đến từng người, từng nhà.
Gác tấm bằng đại học đi làm công nhân môi trường
Không phải ai cũng có thể gác tấm bằng Đại học để đi làm công nhân môi trường với mức lương trung bình 4,8 triệu đồng/tháng, thế nhưng trường hợp của anh Nguyễn Văn Thêm (Công ty Cổ phần Đô thị Cần Thơ ) là một ngoại lệ.
Nữ lao công 30 năm gắn bó với nghề
30 năm qua, nữ lao công Hà Thị Nga - công nhân Công ty Quản lý công trình đô thị tỉnh Bắc Giang luôn tận tâm, gắn bó với nghề để hoàn thành tốt công việc. Chồng mất sớm, một mình chị tảo tần nuôi con khôn lớn.
Nữ lao công hơn 1 thập kỷ không có ngày 8.3
Đã hơn 1 thập kỷ qua, chị Mai không có ngày 8.3, không có những bông hoa hay món quà kỷ niệm… Bởi cuộc sống quá khó khăn, một tay chị phải chạy vạy, lo toan cho 2 con nhỏ, trong đó, người con trai thứ 2 bị tàn tật.
Lặng thầm làm đẹp cho đời
"Khi được Công ty làm hồ sơ để đề cử đi nhận giải thưởng “Cây chổi vàng”, tôi nghĩ, được giải khuyến khích là đã mừng lắm rồi. Vậy nên khi được giải bạc, tôi và cả nhà rất vui, nhất là mẹ chồng vì bà là người tìm công việc này cho tôi khi tôi...".

Tin mới

Bài thơ: Ếch
Con ếch ngồi ở đáy giếng///Vì sao nó kêu rất to,///và huyênh hoang quá đỗi?///Giương đôi mắt lồi, nó đang chứng tỏ điều chi?