Thứ ba, 19/03/2024 18:26 (GMT+7)

Âm thầm làm việc dưới cống ngầm

MTĐT -  Thứ năm, 09/07/2020 16:28 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Nếu không có các anh - những công nhân thoát nước đô thị - hệ thống thoát nước của TP HCM sẽ ra sao?

Hơn 32 năm vui, buồn với nghề, đến nay, anh Uông Văn Sang đã trở thành quản lý thi công phụ trách đội phản ứng nhanh của Công ty TNHH MTV Thoát nước đô thị TP HCM. Mỗi lần kể về công việc, anh Sang đều bắt đầu từ câu chuyện: "Tôi chui từ dưới cống lên đấy".

Làm nghề này xác định sẽ ít bạn bè

Anh Sang kể lớn lên bằng nghề thu gom rác dân lập của cha mẹ, hơn ai hết, anh hiểu rõ những cơ cực của công việc và luôn mong mỏi kiếm được nghề… sướng hơn. Số phận run rủi, anh đến với nghề thoát nước mà không ngờ có nghề nhọc nhằn đến thế. "Ngày đầu tiên leo xuống cống, thấy chuột chết nổi lềnh bềnh, tôi ói đến mật xanh. Bây giờ nhớ lại còn nổi hết da gà" - anh Sang nói. Nhưng trong ký ức của anh Sang, nghề thoát nước ngày trước không vất vả, độc hại như hiện nay.

"Không biết từ bao giờ, nhiều người lại xem lòng cống là thùng rác đa năng để vứt đủ mọi loại phế phẩm xuống, không cần quan tâm đến hậu quả" - anh Phạm Văn Phùng, công nhân Công ty TNHH MTV Thoát nước Đô thị TP HCM, nói trong lúc chuẩn bị leo xuống cống vớt rác.

Anh Phạm Văn Phùng xuống cống vớt rác Ảnh: HUẾ XUÂN

Nếu không được tận mắt chứng kiến, khó có thể hình dung được bên trong hệ thống thoát nước của TP lại đầy rác thải nhựa chìm nổi trong lớp bùn đất đặc sệt khiến cho chức năng tiêu thoát nước gần như bị vô hiệu hóa. Những chiếc máy hút bùn đặc dụng cũng không thể làm được gì, buộc anh Phùng và công nhân khác phải làm… thủ công hoàn toàn.

Trên đường, xe cộ vẫn nườm nượp qua lại, nhiều người trong số đó dành cho họ những ánh mắt ái ngại, vài người bịt mũi lướt qua thật nhanh. Anh Sang nhìn chúng tôi, lắc đầu cười chua chát: "Làm nghề này lúc nào người ngợm cũng lấm lem, bốc mùi. Có tắ́m bằng xà phòng thơm cũng không hết mùi được. Làm nghề này còn phải xác định sẽ ít bạn bè, hạn chế giao tiếp xã hội" - anh Sang chia sẻ với chúng tôi khi chiếc nắp cống nằm tại ngã tư Phan Văn Trị - Nguyên Hồng (phường 11, quận Bình Thạnh) được các đồng nghiệp mở lên.

Trách nhiệm và tận tâm

Đối với anh Phùng, chuyện giẫm phải đinh, kim tiêm, tăm xỉa răng hay bị những vật sắc nhọn cắt vào da thịt gây thương tích khi chui vào lòng cống là chuyện xảy ra như cơm bữa. Không ít lần, các anh phải tìm đến bệnh viện xét nghiệm HIV để an tâm.

15 phút sau khi nắp cống được mở lên, anh Phùng với chiếc gàu múc chuyên dụng thoắt cái đã đứng xuống cống. Anh múc từng gàu rác chuyển lên cho đồng nghiệp phía trên. Không ai bảo ai, họ cần mẫn với công việc của mình.

"Hễ trời mưa xuống, dù đã hết giờ làm, chúng tôi cũng phải có mặt kịp thời để "trực mưa". Lúc mưa lớn phải trực tiếp ra vớt rác trên đường bị cuốn vào miệng cống, hố ga để gom vào một chỗ cho xe đem đi để dòng nước không bị tắc nghẽn và hạn chế ngập lụt cho TP. Trời mưa bão, nhiều rủi ro nhưng phải gạt phăng hết. Lạc quan mà sống. Chỉ mong mọi người hiểu mà có ý thức hơn trong việc giữ gìn vệ sinh công cộng" - anh Phùng tâm sự.

Còn anh Sang lại tự hào chia sẻ nhờ nghề này, anh mua sắm được tivi, tủ lạnh… cho gia đình, lo được cho con (một học lớp 9, một vừa tốt nghiệp Trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng). "Vợ con tự hào về mình mà mình cũng thấy có chút hãnh diện về bản thân" - anh Sang cười tươi.

Làm việc trong môi trường độc hại, tiền lương chỉ từ 5-7 triệu đồng/tháng nhưng với các anh, được lao động chân chính để lo cho gia đình và đóng góp một phần công sức cho TP chính là động lực để theo nghề, dù thật sự rất vất vả, có khi đánh đổi cả sức khỏe.

Mong mọi người có trách nhiệm hơn

Nhằm hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường, tắc nghẽn hệ thống thoát nước cho

TP HCM, theo anh Phạm Văn Phùng, quan trọng nhất là tuyên truyền, giáo dục để nâng cao ý thức cho người dân. "Tôi mong mỗi người dân thể hiện trách nhiệm, tình yêu đối với TP, hình thành ý thức bảo vệ môi trường sống, cũng là để công việc của công nhân thoát nước đỡ vất vả hơn" - anh Phùng chia sẻ.

Anh Uông Văn Sang đề xuất cần quy định cụ thể thời gian thu gom rác, tránh tình trạng đưa rác ra đường chờ thu gom, phòng khi mưa xuống rác bị mưa, gió cuốn hết vào hệ thống thoát nước. Bên cạnh đó, cần có bộ phận, cơ quan chuyên xử lý người xả rác bừa bãi; đưa việc này vào tiêu chuẩn đánh giá khu phố văn minh.

Theo KT&ĐT

Bạn đang đọc bài viết Âm thầm làm việc dưới cống ngầm. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Nữ lao công 30 năm gắn bó với nghề
30 năm qua, nữ lao công Hà Thị Nga - công nhân Công ty Quản lý công trình đô thị tỉnh Bắc Giang luôn tận tâm, gắn bó với nghề để hoàn thành tốt công việc. Chồng mất sớm, một mình chị tảo tần nuôi con khôn lớn.
Thêm vất vả vì vừa thu gom rác vừa giải thích với người dân
Liên quan đến việc người dân phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy phản ánh công nhân Công ty Cổ phần đô thị Cần Thơ không thu gom rác trong nhiều ngày dẫn đến ùn ứ, phóng viên đã tìm gặp đội ngũ công nhân trực tiếp làm việc để hiểu rõ nguyên nhân.
Những phụ nữ "xuyên đêm" giữ sạch đẹp phố phường
Vượt lên nhiều khó khăn, các nữ công nhân của Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Bắc Kạn vẫn sớm khuya gắn bó với công việc, âm thầm đóng góp sức mình giữ gìn cảnh quan thành phố Bắc Kạn xanh - sạch - đẹp.
Nữ lao công hơn 1 thập kỷ không có ngày 8.3
Đã hơn 1 thập kỷ qua, chị Mai không có ngày 8.3, không có những bông hoa hay món quà kỷ niệm… Bởi cuộc sống quá khó khăn, một tay chị phải chạy vạy, lo toan cho 2 con nhỏ, trong đó, người con trai thứ 2 bị tàn tật.

Tin mới

Quảng Ninh tăng cường kiểm soát khống chế bệnh dại
UBND tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo các địa phương khẩn trương tập trung nhân lực, vật lực để kiểm soát khống chế bệnh dại trên địa bàn, đặc biệt việc thành lập tổ xử lý chó thả rông, chó chưa tiêm phòng vắc xin, xử lý chủ nuôi nếu cố tình không chấp hành các qu
Nữ lao công 30 năm gắn bó với nghề
30 năm qua, nữ lao công Hà Thị Nga - công nhân Công ty Quản lý công trình đô thị tỉnh Bắc Giang luôn tận tâm, gắn bó với nghề để hoàn thành tốt công việc. Chồng mất sớm, một mình chị tảo tần nuôi con khôn lớn.