Thứ năm, 25/04/2024 14:33 (GMT+7)

“Cây chổi Bạc” của phố núi

MTĐT -  Thứ năm, 18/04/2019 10:05 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

9 năm làm công nhân vệ sinh thuộc Công ty CP Công trình Đô thị Gia Lai và vinh dự nhận giải Bạc chương trình “Cây chổi vàng” năm 2017 đã giúp chị Trần Lưu Hồng Loan ngày càng yêu nghề.

Trong căn nhà cấp 4 ở một con hẻm nhỏ thuộc TP Pleiku (Gia Lai), chị Trần Lưu Hồng Loan (SN 1975), là công nhân vệ sinh của Công ty CP Công trình Đô thị Gia Lai nở một nụ cười tươi và ánh mắt luôn rạng ngời khi kể về nghề “quét rác” mà chị đã gắn bó 9 năm nay.

Theo lời chị Loan, những ngày đầu đi làm, chị trở về nhà với đôi chân sưng phồng, rộp nước vì phải đi lại nhiều, hai cánh tay nhức mỏi vì vừa phải đẩy xe rác vừa điều khiển xe di chuyển theo đúng ý mình. Chưa kể, giờ giấc đi làm lại vào ban đêm; tiếp xúc với một số người dân ý thức không cao, buông lời nói khó nghe. “Đến với nghề là một cái duyên, gắn bó được với nghề cũng chính nhờ cái duyên này. Cho nên, tôi trân trọng công việc tôi đang làm và luôn cố gắng để hoàn thành nó một cách tốt nhất”, chị Loan nói.

9 năm gắn bó với nghề cũng là từng ấy năm chị Loan không được đón giao thừa cùng gia đình. Câu hỏi ngây thơ của đứa con út: “Sao mẹ cứ làm đi miết vậy, sao mẹ không đưa con đi đón giao thừa, đi coi pháo hoa giống các bạn?”, khiến chị trào nước mắt. “Bây giờ bé lớn hơn, bắt đầu hiểu hơn về công việc của mẹ, bé đã không còn trách tôi như vậy nữa. Thay vào đó, con luôn hỏi han tôi xem có mệt hay không. Chồng và các con luôn ủng hộ tôi trong công việc. Tôi rất vui vì điều đó”, chị Loan xúc động bày tỏ.

Chị Trần Lưu Hồng Loan cùng cúp Bạc chương trình “Cây chổi vàng” 2017.

Khó khăn, vất vả là vậy, nhưng chị Loan vẫn luôn rất tự hào về công việc của mình. Mỗi bước đi của chị và các đồng nghiệp đã góp phần làm cho đường phố không còn rác, thêm sạch, thêm đẹp. Hiện tại, mỗi ngày công việc của chị bắt đầu từ 19 giờ tối đến 2 giờ sáng hôm sau. Giờ giấc thay đổi bất tiện, nhưng chị Loan cảm thấy hài lòng vì chị vừa có thể hoàn thành tốt công việc, vừa có thêm thời gian để đưa đón con đi học và lo chu toàn cho gia đình.

Các công nhân vệ sinh của Công ty đang thu gom rác, làm sạch môi trường trên địa bàn.

Trò chuyện cùng chị Loan trong căn nhà nhỏ, chị khoe với chúng tôi những Bằng khen, Giấy khen của Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai, của Liên đoàn Lao động tỉnh và Công ty CP Công trình Đô thị Gia Lai khen tặng chị vì đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, lao động giỏi, lao động sáng tạo, giỏi việc nước - đảm việc nhà... Năm 2017, chị Loan còn được nhận giải Bạc chương trình “Cây chổi vàng” do Hiệp hội Môi trường Đô thị và Khu Công nghiệp Việt Nam phối hợp với Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam tổ chức.

“Những Bằng khen, Giấy khen, Giải thưởng đã chứng tỏ rằng nghề quét rác của tôi đã được xã hội vinh danh. Đây là động lực rất lớn để tôi tiếp tục cố gắng hoàn thành tốt công việc. Đây cũng là dịp giúp tôi có cơ hội giao lưu và học hỏi với nhiều những đồng nghiệp khác trên mọi miền đất nước”, chị Loan chia sẻ.

Ngoài công việc chính, ở địa phương, chị Loan còn rất tích cực tham gia và khuyến khích các thành viên trong gia đình cùng tham gia Câu lạc bộ Bảo vệ môi trường. Nhận xét về đồng nghiệp của mình, chị Phạm Thị Điệp - Đội trưởng Đội vệ sinh môi trường - Công ty CP Công trình Đô thị Gia Lai nói rằng: “Chị Loan không chỉ làm tốt nhiệm vụ của mình, mà còn luôn hòa đồng và sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp trong công việc, góp phần cùng tập thể làm tốt nhiệm vụ”.

Theo báo TN-MT

Bạn đang đọc bài viết “Cây chổi Bạc” của phố núi. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...
Người công nhân thầm lặng
Cánh đồng quê im lặng khi bước chân họ qua, chỉ có tiếng ống nước kêu rền rền mang nước sạch đến từng người, từng nhà.
Gác tấm bằng đại học đi làm công nhân môi trường
Không phải ai cũng có thể gác tấm bằng Đại học để đi làm công nhân môi trường với mức lương trung bình 4,8 triệu đồng/tháng, thế nhưng trường hợp của anh Nguyễn Văn Thêm (Công ty Cổ phần Đô thị Cần Thơ ) là một ngoại lệ.
Nữ lao công 30 năm gắn bó với nghề
30 năm qua, nữ lao công Hà Thị Nga - công nhân Công ty Quản lý công trình đô thị tỉnh Bắc Giang luôn tận tâm, gắn bó với nghề để hoàn thành tốt công việc. Chồng mất sớm, một mình chị tảo tần nuôi con khôn lớn.

Tin mới

Long An: Sử dụng tài nguyên nước hợp lý
Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, được sử dụng hợp lý, hiệu quả.