Thứ bảy, 20/04/2024 02:36 (GMT+7)

Chúng tôi tự hào là những công nhân vệ sinh môi trường

MTĐT -  Thứ năm, 28/03/2019 12:00 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Dù công việc vất vả, bụi bặm, độc hại, nhưng các công nhân vệ sinh môi trường luôn xem đó là trách nhiệm của mình. Để giữ cho đường sá sạch đẹp, họ luôn âm thầm cống hiến hết mình cho xã hội.

Đã 21 nămđón giao thừa...ngoài đường

Bà Võ Thị Linh – Công nhân môi trường thuộc Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình Đô thị Huế đã gắn bó với nghề 21 năm. Đối với bà, 21 năm qua, bản thân chưa biết ngày Tết là gì.

Theo bà Linh, nghề vệ sinh thu gom rác nhìn vào thấy đơn giản nhưng ẩn trong đó là sự nhọc nhằn với trăm nỗi khó khăn. Công việc của bà bắt đầu từ 5h chiều và thường kết thúc lúc 12 giờ đêm hoặc 1 giờ sáng hôm sau. “Giờ người ta đi ngủ thì chúng tôi phải thức để làm sạch đường phố”, bà Linh kể.

Lúc mới bước chân vào nghề, bà Linh cùng những người khác vất vả lắm vì khi ấy điều kiện đâu có như bây giờ. Trước đây, khu vực mà bà hay làm chưa có điện đường, mỗi lần đi làm ai nấy cũng đều mang theo một cây đèn pin, soi để thấy đường mà quét.

Dẫu là biết vất vả nhưng cũng nhờ chính những đồng lương môi trường của bà mà con cái được ăn học và có việc làm sau này. Vì vậy, bản thân bà cũng như gia đình luôn cảm thấy tự hào khi được khoác lên người chiếc áo công nhân vệ sinh môi trường.

Bà Võ Thị Linh – Công nhân môi trường thuộc Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình Đô thị Huế

Cũng như bà Linh, ông Trần Văn Tám (51 tuổi) đã gắn bó với nghề được 16 năm. Ông là công nhân thu gom rác thải hộ dân, quét rác đường phố thuộc Công ty TNHH MTV Dịch vụ Công ích quận Bình Thạnh (TP.HCM). Từ nhỏ, do gia đình khó khăn, ông Tám phải đi làm thuê kiếm sống phụ giúp gia đình và nuôi các em ăn học.

Đến đầu năm 2003, ông Tám được người quen giới thiệu vào Công ty Dịch vụ Công ích quận Bình Thạnh để làm việc. Khi vào làm việc tại nơi đây, cuộc sống của ông Tám ổn định hơn.

Khi được hỏi đến những kỷ niệm khiến ông nhớ nhất trong 16 năm làm nghề, ông Tám hào hứng kể: “Vào một ngày nọ, khi đang trong quá trình làm việc thì có một đám người chạy đến và giật lấy đồ dùng của tôi treo trên chiếc xe. Tôi liền chạy theo và giật lại thì bị đám người xấu đó đâm một nhát vào sau lưng khiến tôi ngã gục trên đường. Thấy vậy những đồng nghiệp cũng như người đi đường đã kịp thời đưa tôi vào viện để điều trị. Rất may tôi còn sống sót sau trận đó”.

Người phụ nữ đảm đang

Một trong những công nhân tiêu biểu của Công ty CP MT và DVĐT Việt Trì (Phú Thọ) đó là chị Nguyễn Thị Thanh Tuyền – Tổ trưởng tổ sản xuất số 2. Suốt 16 năm qua, trên khắp các tuyến đường TP.Việt Trì, nơi đâu cũng có bóng dáng của chị. Dù trong hoàn cảnh nào, chị Thanh vẫn nêu cao tinh thần trách nhiệm, hoàn thành tốt công việc được giao.

Kể từ khi “bén duyên” với nghề (năm 2003), lúc mới vào công ty, chị luôn mặc cảm với công việc của mình bởi các con đang tuổi ăn học, kinh tế khó khăn, chị phải chấp nhận làm công việc mình không yêu thích. Thời gian trôi qua với biết bao khó khăn, vất vả, giờ đây chị cảm thấy yêu và muốn gắn bó với nghề này hơn.

Tâm sự với chúng tôi chị trải lòng: “Trước đây gia đình chị khó khăn lắm, lương thấp, chị vừa lo cho các con ăn học, vừa phải chăm sóc mẹ chồng (mẹ chồng chị bị tai biến, liệt cả người đặt đâu nằm đấy), anh chị rất khó khăn về kinh tế. Buồn nhất là vào những ngày lễ, ngày Tết, người ta thì được nghỉ ngơi, sắm sửa, còn mình vẫn đi sớm về muộn. Cũng may tôi có chồng và 3 cô con gái luôn động viên, chia sẻ. Cái nghề của mình đôi lúc nghĩ thấy tủi lắm, mưa bão mọi người ở trong nhà còn mình phải ra đường, nhưng lâu ngày cũng thành quen”.

Việc nuôi dạy các con rất vất vả, chị luôn cố gắng dành thật nhiều thời gian cho các cháu, chị tâm niệm “phải cố gắng nuôi các con ăn học thành người, không để chúng vất vả như mình”. Các con chị, cháu nào cũng chăm ngoan học giỏi. Chị có ba cô con gái, người con gái cả của chị làm ở Chi cục Thi hành án dân sự huyện Thanh Ba, cháu thứ 2 làm ngân hàng, cháu út đang học ở Học viện Tài chính. Đây là niềm động viên, động lực giúp chị vượt mọi khó khăn trong cuộc sống.

Trân trọng nghề

 Anh Đặng Phước Hòa (SN 1984, tài xế lái xe thu gom rác của Trung tâm Quản lý và Khai thác công trình công cộng huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng) đã lăn lộn với nghề 4 năm nay. Anh là lái xe thu gom rác ban ngày, nên công việc cũng tương đối thoải mái.

Anh Đặng Phước Hòa - tài xế lái xe thu gom rác của Trung tâm Quản lý và Khai thác công trình công cộng huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng.

Nói chuyện với chúng tôi, anh Hòa bảo nhiều người thường có quan niệm sai lầm rằng nhân viên vệ sinh là nghề tầm thường. Nhưng thực tế, bất kì ngành nghề nào, người lao động đã bỏ mồ hôi công sức làm việc chân chính, đều đáng được xã hội coi trọng.

Công việc của anh Hòa là lái xe thu gom rác nên nhiều lần đang đi làm thì xe hư hỏng, phải nằm đường, kéo về gara sửa chữa đêm khuya... Song, cũng vì sự ủng hộ từ gia đình và đơn vị nên anh Hòa đã vượt qua những khó khăn đó để tiếp tục hoàn thành tốt công tác.

“Đơn vị rất quan tâm anh em, đội xe rác khi nào cũng được ưu tiên hàng đầu trong cơ quan. Những ngày lễ, Tết đều có thưởng, mỗi năm cơ quan đưa chúng tôi đi khám sức khỏe định kỳ, vừa đi tham quan du lịch luôn”, anh Hòa cho biết.

Ô nhiễm môi trường hiện là vấn đề cấp bách ở mỗi quốc gia trong đó có Việt Nam. Do đó, việc bảo vệ môi trường không chỉ của các cơ quan chuyên ngành, mà còn là trách nhiệm của từng người dân trong xã hội. Và mỗi ngày, góp phần vô cùng quan trọng trong công cuộc bảo vệ môi trường là những con người với công việc thầm lặng, đó là những công nhân vệ sinh môi trường.

Tự hào về chương trình Cây chổi vàng

“Tôi đã gắn bó với nghề 9 năm nay chưa có một chương trình nào tôn vinh người công nhân vệ sinh môi trường. Lần đầu tiên tôi biết đến chương trình “Cây chổi vàng” là vào năm 2017, từ khi có chương trình này tôi rất tự hào không ngờ nghề quét rác cũng được tôn vinh. Tôi cảm thấy chương trình rất ý nghĩa giúp cho xã hội thấu hiểu hơn nỗi vất vả của những công nhân vệ sinh môi trường, đây cũng là động lực giúp chúng tôi luôn cố gắng hoàn thành công việc”, chị Nguyễn Thị Nữa - Công ty công trình công cộng Hội An cho biết.

Bạn đang đọc bài viết Chúng tôi tự hào là những công nhân vệ sinh môi trường. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Nhóm PV

Cùng chuyên mục

Người công nhân thầm lặng
Cánh đồng quê im lặng khi bước chân họ qua, chỉ có tiếng ống nước kêu rền rền mang nước sạch đến từng người, từng nhà.
Gác tấm bằng đại học đi làm công nhân môi trường
Không phải ai cũng có thể gác tấm bằng Đại học để đi làm công nhân môi trường với mức lương trung bình 4,8 triệu đồng/tháng, thế nhưng trường hợp của anh Nguyễn Văn Thêm (Công ty Cổ phần Đô thị Cần Thơ ) là một ngoại lệ.
Nữ lao công 30 năm gắn bó với nghề
30 năm qua, nữ lao công Hà Thị Nga - công nhân Công ty Quản lý công trình đô thị tỉnh Bắc Giang luôn tận tâm, gắn bó với nghề để hoàn thành tốt công việc. Chồng mất sớm, một mình chị tảo tần nuôi con khôn lớn.
Nữ lao công hơn 1 thập kỷ không có ngày 8.3
Đã hơn 1 thập kỷ qua, chị Mai không có ngày 8.3, không có những bông hoa hay món quà kỷ niệm… Bởi cuộc sống quá khó khăn, một tay chị phải chạy vạy, lo toan cho 2 con nhỏ, trong đó, người con trai thứ 2 bị tàn tật.
Lặng thầm làm đẹp cho đời
"Khi được Công ty làm hồ sơ để đề cử đi nhận giải thưởng “Cây chổi vàng”, tôi nghĩ, được giải khuyến khích là đã mừng lắm rồi. Vậy nên khi được giải bạc, tôi và cả nhà rất vui, nhất là mẹ chồng vì bà là người tìm công việc này cho tôi khi tôi...".

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...