Thứ sáu, 29/03/2024 14:18 (GMT+7)

Công nhân môi trường Nguyễn Thị Dịu - vượt lên nỗi đau mất con

Hồng Anh -  Thứ hai, 18/03/2019 14:15 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Sinh năm 1976, đến tuổi trưởng thành, chị xin vào làm công nhân thu gom, quét rác tại Công ty CP Môi trường và Công trình đô thị Bắc Ninh để có thu nhập ổn định.

Một buổi sáng như bao buổi sáng khác, chị Nguyễn Thị Dịu bước ra khỏi nhà từ 4h30 đến tuyến đường Trần Hưng Đạo (thuộc Phường Tiền An, ...) để thực hiện nhiệm vụ quét rác. Lúc này cả đoạn đường chỉ có mình chị vì mọi người còn đang say giấc ngủ.

Chị tranh thủ quét dọn thật nhanh để đường phố kịp sạch đẹp khi người dân ra ngoài đi làm, đi học. Đôi tay chị thoăn thoắt quét từ hè đến lòng đường, tua vỉa rồi lại thu gom rác. Đôi chân chị đi hết góc đường này đến góc đường khác. Quét với nhặt được một đoạn, cho rác lên xe lại đẩy một đoạn rồi lại quét...Cứ thế một loáng là chiếc xe đã đầy rác.

Động tác nhanh nhẹn nhưng vì đoạn đường chị Dịu phụ trách rất dài lại nhiều rác nên làm mãi cũng không hết việc. Chị cứ tất bật như thế đến gần trưa mới xong xuôi để ra về. Về đến nhà, chị tranh thủ nghỉ ngơi, ăn uống tiếp sức rồi đầu giờ chiều lại tiếp tục công việc. Mỗi ngày của chị cứ âm thầm, lặng lẽ trôi qua như thế, đều đặn suốt bao năm qua.

Ảnh minh họa.

Sinh năm 1976, đến tuổi trưởng thành, chị xin vào làm công nhân thu gom, quét rác tại Công ty CP Môi trường và Công trình đô thị Bắc Ninh để có thu nhập ổn định. Từ khi mới vào làm, chị đã nhận thức rõ trách nhiệm của một công nhân môi trường, vì vậy, chị luôn giữ cho khu vực mình đảm nhận sạch đẹp, không có rác tồn đọng. Với tinh thần làm việc chăm chỉ, cần cù, hàng năm chị Dịu đều đạt được danh hiệu lao động tiên tiến và rất nhiều lần được công ty và cả chính quyền thành phố khen thưởng. Cả ngày vất vả ngoài đường làm sạch hè phố, lòng đường nhưng chị không quên mình là người vợ, người mẹ, người con dâu. Cứ xong việc chị lại về nhà chăm sóc cho mọi người trong gia đình. Năm nào, chị cũng được trao thưởng, khen tặng danh hiệu phụ nữ giỏi việc nước, đảm việc nhà.
Người ta có câu “ở hiền gặp lành” nhưng dường như thực tế không được công bằng như thế với chị Dịu. Cuộc đời chị là những điều kém may mắn và đau khổ. Chỉ trong năm 2018 vừa qua, chị và gia đình đã trải qua rất nhiều biến cố.

Đầu năm, chị phát hiện bản thân bị ung thư gan. Từ đó đến nay, chị thường xuyên phải về Hà Nội chữa trị tại bệnh viên K. Điều trị ung thư luôn là điều làm mệt mỏi và đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần. Người bệnh luôn cần người nhà chăm sóc cẩn thận. Vậy mà chị Dịu lại vừa lo điều trị cho bản thân vừa lo chăm sóc cho bố chồng cũng bị ung thư. Đến tháng 8/2018, ông mất do bệnh đã quá nặng. Nỗi đau mất bố đồng thời bản thân cũng đang phải đối mặt với cái chết đã quá khó khăn để vượt qua. Nhưng, chỉ 2 tháng sau, biến cố kinh khủng nhất đã xảy ra với chị khi người con trai chị yêu thương gặp tai nạn và ra đi mãi mãi. Đó là nỗi đau tột cùng và đã quật ngã chị. Không gì hành hạ người mẹ hơn việc đột ngột mất đi người con trai. Con chị sinh năm 2000, khi mất mới chỉ mới tròn 18 tuổi, cả tương lai đang chờ đón phía trước nhưng lại bị cướp đi mạng sống. Còn gì đau khổ hơn với một người mẹ khi phải tiễn biệt người con trai mình trao trọn yêu thương rời bỏ cuộc sống này. Chị bảo: “Chị bị bệnh không sao, bao đau đớn bệnh tật chị chịu được hết nhưng chị không thể nào chịu được sự thật con mình đã ra đi”. Suốt mấy tháng trời sau ngày con mất, chị không thể làm được việc gì. Chị gần như từ bỏ cuộc sống.

Nhưng rồi chị nhận ra: “Mình không thể như vậy được, mình phải để con trai an tâm ra đi”. Thế là bằng nghị lực, ý chí kiên cường của bản thân, chị lại đứng dậy, vượt qua nỗi đau để tiếp tục sống. Với vóc dáng nhỏ bé, cầm trên tay cây chổi tre thô sơ, chị lại tiếp tục nhiệm vụ của người công nhân vệ sinh môi trường. “Có lẽ, bao năm làm công nhân quét rác, trải qua trăm nỗi khó khăn của nghề đã tôi luyện mình trở nên mạnh mẽ hơn người khác. Bây giờ chị coi công việc là cách quên đi nỗi đau mất con”.

Ảnh minh họa

Đoạn đường trên tuyến phố Trần Hưng Đạo vẫn được chị Dịu giữ gìn, quét dọn sạch đẹp như trước đây. Mặc cho bệnh ung thư hành hạ, chị càng tích cực hơn trong việc tuyên truyền nhân dân không đổ rác bừa bãi ra đường và nơi công cộng. Tháng nào chị cũng được toàn thể lãnh đạo và đồng nghiệp bình xét hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Cuộc sống vẫn cứ tiếp diễn, chị Nguyễn Thị Dịu vẫn ngày ngày cặm cụi trên con đường quen thuộc. Nhìn dáng vẻ nhỏ bé mà nhanh nhẹn, nhiệt huyết làm việc của chị nào ai hiểu được người công nhân ấy đã và đang phải chịu những nỗi đau đớn như thể nào.

Bạn đang đọc bài viết Công nhân môi trường Nguyễn Thị Dịu - vượt lên nỗi đau mất con. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Nữ lao công 30 năm gắn bó với nghề
30 năm qua, nữ lao công Hà Thị Nga - công nhân Công ty Quản lý công trình đô thị tỉnh Bắc Giang luôn tận tâm, gắn bó với nghề để hoàn thành tốt công việc. Chồng mất sớm, một mình chị tảo tần nuôi con khôn lớn.
Nữ lao công hơn 1 thập kỷ không có ngày 8.3
Đã hơn 1 thập kỷ qua, chị Mai không có ngày 8.3, không có những bông hoa hay món quà kỷ niệm… Bởi cuộc sống quá khó khăn, một tay chị phải chạy vạy, lo toan cho 2 con nhỏ, trong đó, người con trai thứ 2 bị tàn tật.
Lặng thầm làm đẹp cho đời
"Khi được Công ty làm hồ sơ để đề cử đi nhận giải thưởng “Cây chổi vàng”, tôi nghĩ, được giải khuyến khích là đã mừng lắm rồi. Vậy nên khi được giải bạc, tôi và cả nhà rất vui, nhất là mẹ chồng vì bà là người tìm công việc này cho tôi khi tôi...".
Ninh Thuận: Những người hùng thầm lặng
Từng là “điểm đen” về ô nhiễm môi trường, đến nay, nhờ sự chung tay của nhóm thiện nguyện bảo vệ môi trường, người dân địa phương và khách du lịch, vịnh Vĩnh Hy (xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải) ngày càng trở nên xanh – sạch – đẹp.
Bông hồng Thành phố
20 năm trôi qua, thấp thoáng trong ánh mắt hiền hòa của chị Lê Thị Thuỳ Tân là những câu chuyện về hành trình vất vả, nhưng đầy lòng tự hào.

Tin mới

Bài thơ: Chút tương tư
Thả câu thơ đêm muộn màng///Ngọn đèn bên phố trôi ngang bềnh bồng //Đêm gầy uống cạn dòng sông//Buồn ơi! Xuân hết mà đông chưa tàn.