Thứ bảy, 20/04/2024 09:02 (GMT+7)

Nghề “quét rác” đã được xã hội ghi nhận

Anh Hồng -  Thứ năm, 01/03/2018 15:22 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Nhiều người khi tới thành phố Hải Phòng không khỏi ấn tượng về những con đường được chăm chút sạch đẹp, thoáng đãng

Đó là thành quả lao động của hàng trăm công nhân vệ sinh môi trường và tiêu biểu của công nhân của Công ty TNHH Môi trường đô thị Hải Phòng trong số đó là chị Lê Thị Sưa.

Chị Sưa có 25 năm gắn bó với nghề làm đẹp phố phường. Còn nhớ những ngày đầu tiên vào làm, khu chợ Đoàn Kết (phường Lạch Tray) khiến nhiều công nhân e ngại không muốn nhận quét dọn, vì nơi đây tập trung đông hộ kinh doanh buôn bán, khối lượng rác thải vô cùng nhiều lại phức tạp. Thấy anh chị em đùn đẩy nhau, chị Sưa đã xung phong nhận đoạn đường đó. Và cứ thế bao năm qua, ngày nắng cũng như ngày mưa, nóng nức oi ả hay rét buốt, chị vẫn cần mẫn làm sạch khu vực chợ Đoàn Kết.

Những công nhân như chị Lê Thị Sưa đã góp một phần công sức nhỏ bé giúp cho Thành phố Hải Phòng luôn sạch sẽ, thoáng đãng. (Ảnh: Internet)

Chị nói rằng nghề rác không chỉ vất vả mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Lúc nào cũng mài mặt ngoài đường, bao khói bụi, hôi hám chưa kể mưa bão hay nắng gắt. Nhất là những dịp lễ, tết hoặc sau các đợt thiên tai, bão lụt, thì hầu như công nhân như chị không có thời gian ở nhà, tất cả phải tăng ca giải quyết khối lượng rác thải khổng lồ để thành phố nhanh chóng trở lại sạch đẹp và hoạt động của người dân không bị cản trở. Bên cạnh đó, hàng ngày công việc cũng khiến chị tất tả không phút nào nghỉ tay, hết quét rồi lượm lặt. Sau mỗi buổi làm việc toàn thân chị mệt nhoài, nhức mỏi. Vất vả, nguy hiểm là thế nhưng chị Sưa đã xác địnhlàm nghề rác thì những vấn đề đó không là gì cả. Mình đã coi việc giúp cho môi trường và cho bộ mặt thành phố sạch đẹp là niềm vui thầm lặng, là tâm huyết của mình thì khó khăn nào cũng vượt qua được hết.

Ngoài công việc của cá nhân mình, chị còn là Tổ trưởng Tổ sản xuất chịu trách nhiệm quét dọn, thu gom rác toàn bộ phường Lạch Tray. Đây là phường trọng điểm của quận Ngô Quyền, tập trung các cơ quan quan trọng của thành phố, đòi hỏi công tác vệ sinh môi trường luôn phải được chú trọng. Chính vì vậy, chị luôn kiểm tra đôn đốc, động viên để anh chị em duy trì vệ sinh đường phố, đảm bảo các tuyến đường trên địa bàn luôn sạch sẽ. Không chỉ làm những công việc được giao theo cách truyền thống, chị đã đưa ra rất nhiều sáng kiến để tăng năng suất lao động, cải thiện điều kiện làm việc và đề xuất tháo gỡ các bất hợp lý trong quy trình sản xuất.

Năm 2017, khi công ty thực hiện quyết định về giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt theo đơn giá mới đã khiến cho nhiều hộ kinh doanh khó chịu, bức xúc không chịu đóng tiền dịch vụ. Chính chị đã cùng với Ban lãnh đạo xí nghiệp đi đến từng hộ động viên, giải thích. Sự kiên trì, nhẫn nại của chị đã khiến các hộ kinh doanh bị thuyết phục và vui vẻ trả tiền dịch vụ. Nhìn thấy chị hàng ngày cần mẫn quét dọn, làm sạch những con đường với bao tâm huyết, các hộ kinh doanh ở khu vực chợ Đoàn Kết cũng có ý thức giữ gìn môi trường hơn, không còn xả rác bừa bãi.

Tuy thực hiện công việc của mình đã rất vất vả nhưng chị vẫn luôn quan tâm đến các anh chị em trong tổ. Lo lắng cho các chị em là lao động nữ mà phải làm việc trong môi trường độc hại và phức tạp trên địa bàn rộng nên chị luôn cố gắng sắp xếp công việc phù hợp với hoàn cảnh, sức khỏe của từng người. Và cứ khi anh chị em trong tổ gặp khó khăn, chị lại động viên và đứng ra góp sức, góp của để giúp đỡ họ vượt qua. Mức lương quét rác ít ỏi khiến cuộc sống của công nhân còn nhiều thiếu thốn nên chị Sưa luôn tìm cách mở rộng các dịch vụ khác như xách hộ rác cho các hộ dân, quét dọn ngõ xóm các khu dân cư khi họ có nhu cầu… để công nhân có thêm thu nhập cải thiện đời sống gia đình. Chị kể bao nhiêu năm trong nghề đã có rất nhiều người vào làm với chị nhưng nghề vất vả, khắc nghiệt quá nên không mấy người bám trụ được. Cũng phải nỗ lực rất nhiều chị mới theo được nghề nên chị rất thương anh chị em trong tổ.

Những năm qua, chị nhiều lần được Ban lãnh đạo Công ty cũng như anh em công nhân tuyên dương là chiến sĩ thi đua cấp cơ sở. Chủ tịch UBND TP Hải Phòng cũng đã nhiều lần trao tặng bằng khen cho những đóng góp to lớn của chị vì môi trường và vẻ đẹpcủa thành phố.

Đặc biệt, trong chương trình Cây chổi vàng – tôn vinh những công nhân vệ sinh môi trường toàn quốc làn thứ nhất do TC Môi trường và Đô thị Việt Nam tổ chức, mặc dù có hàng trăm công nhân tiêu biểu đến từ mọi miền đất nước tham gia, nhưng chị vẫn xuất sắc giành được giải Vàng.

Chị tâm sự: “Giải thưởng Cây chổi vàng- đó chính là động lực để chị tiếp tục cống hiến. Những phần thưởng có thể giá trị không quá lớn nhưng đó là cái để chị biết rằng nỗ lực trong công tác vệ sinh môi trường của chị không chỉ là thầm lặng mà được cả xã hội ghi nhận”.

Bận rộn với công việc quét rác nhưng sau giờ làm chị còn phải lo toan cuộc sống gia đình. Hai vợ chồng chị, người làm công nhân môi trường, người làm thợ xây nên thu nhập đều không cao. Tiền lương của cả hai dùng để lo cho 2 đứa con ăn học và chăm sóc bố mẹ chồng năm nay đã 86 tuổi nên cuộc sống khá khó khăn. Nhưng khi nhắc đến gia đình, đôi mắt chị lại ánh lên niềm tự hào. Chồng chị dù đi làm nặng nhọc, mệt mỏi nhưng luôn yêu thương vợ con. Đặc biệt, con trai lớn của chị như noi theo lòng yêu nghề của chị nên cũng quyết gắn bó với nghề môi trường. Hiện con trai chị cũng đang công tác tại Khu liên hợp xử lý chất thải Tràng Cát thuộc Công ty Môi trường đô thị Hải Phòng.

Tấm gương về chị Lê Thị Sưa – công nhân quét rác luôn sống vì sự phát triển của thành phố Hải Phòng thật đáng ngưỡng mộ và làm đẹp thêm hình ảnh người công nhân quét rác.

Cuộc sống vẫn tiếp tục diễn ra, mọi người vẫn hối hả lo cho cuộc sống của riêng mình. Còn những người công nhân như chị Sưa vẫn lặng thầm mang tiếng chổi đến từng ngóc ngách thành phố, làm đẹp cho môi trường chung và cho quê hương đất nước.

Bạn đang đọc bài viết Nghề “quét rác” đã được xã hội ghi nhận. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Người công nhân thầm lặng
Cánh đồng quê im lặng khi bước chân họ qua, chỉ có tiếng ống nước kêu rền rền mang nước sạch đến từng người, từng nhà.
Gác tấm bằng đại học đi làm công nhân môi trường
Không phải ai cũng có thể gác tấm bằng Đại học để đi làm công nhân môi trường với mức lương trung bình 4,8 triệu đồng/tháng, thế nhưng trường hợp của anh Nguyễn Văn Thêm (Công ty Cổ phần Đô thị Cần Thơ ) là một ngoại lệ.
Nữ lao công 30 năm gắn bó với nghề
30 năm qua, nữ lao công Hà Thị Nga - công nhân Công ty Quản lý công trình đô thị tỉnh Bắc Giang luôn tận tâm, gắn bó với nghề để hoàn thành tốt công việc. Chồng mất sớm, một mình chị tảo tần nuôi con khôn lớn.
Nữ lao công hơn 1 thập kỷ không có ngày 8.3
Đã hơn 1 thập kỷ qua, chị Mai không có ngày 8.3, không có những bông hoa hay món quà kỷ niệm… Bởi cuộc sống quá khó khăn, một tay chị phải chạy vạy, lo toan cho 2 con nhỏ, trong đó, người con trai thứ 2 bị tàn tật.
Lặng thầm làm đẹp cho đời
"Khi được Công ty làm hồ sơ để đề cử đi nhận giải thưởng “Cây chổi vàng”, tôi nghĩ, được giải khuyến khích là đã mừng lắm rồi. Vậy nên khi được giải bạc, tôi và cả nhà rất vui, nhất là mẹ chồng vì bà là người tìm công việc này cho tôi khi tôi...".

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...