Thứ năm, 18/04/2024 16:13 (GMT+7)

Tâm sự nghề của công nhân vệ sinh môi trường Nguyễn Hồng Hợi

Phan Thanh -  Thứ tư, 15/05/2019 14:39 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Có thể nói, nghề quét và thu gom rác vẫn đang là nghề vất vả nhất trong các nghề vất vả.

Đối với mỗi người chúng ta ai cũng sẽ có những ước mơ, hoài bão riêng về công việc sau này của mình và cũng có những lựa chọn riêng để thực hiện nó. Chắc có lẽ, chẳng ai mong muốn rằng sau này mình trở thành một công nhân vệ sinh môi trường hay công nhân quét rác. Bởi chúng ta hiểu rõ sự vất vả, khó nhọc mà nghề mang lại, theo đó còn là sự thờ ơ, kì thị của mọi người với nghề.

Thế nhưng có biết bao người vẫn lựa chọn gắn bó với nó, không chỉ là một hay hai năm mà còn gần như cả cuộc đời của họ.

Một cái duyên đã đưa tôi đến gặp được một người dành cả thanh xuân của mình để cống hiến cho nghề, dù có thế nào anh chưa từng nghĩ đến chuyện sẽ từ bỏ. Anh là công nhân Nguyễn Hồng Hợi - Tổ trưởng tổ thu gom rác theo xe.

Kể từ tháng 8 năm 2001 anh bắt đầu làm việc tại Công ty công trình đô thị Phan Thiết  đến nay đã đổi tên thành Công ty cổ phần môi trường và dịch vụ đô thị Bình Thuận. Anh đến công việc này từ khi mới học xong trung học phổ thông, anh cũng không biết động lực nào giúp anh yêu và gắn bó với nó như vậy. Anh Hợi cười vui: “Chắc do nghề chọn tôi, không muốn tôi làm việc khác đấy cô ạ”.

Đồng hành cùng anh trong một ca làm việc tôi mới thấy hết sự vất vả mà hằng ngày anh cùng các đồng nghiệp của mình đang thực hiện. Giữa tiết trời nắng gắt của ca làm việc buổi sáng tôi đã được trải nghiệm địa bàn thu gom 40km mà anh làm hằng ngày, nó kéo dài và rộng lớn. Nếu nó chỉ là chặng đường đi bình thường thì sẽ không phải nói điều gì, nhưng đây chặng đường thu gom rác, các anh cứ bước lên rồi xuống xe liên tục khi đến mỗi điểm thu gom, có khi xe đã đầy nhưng còn chưa đến được với bãi tập kết đổ rác.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Có thể nói, nghề quét và thu gom rác vẫn đang là nghề vất vả nhất trong các nghề vất vả. Rác thải thường có mùi hôi thối, bẩn thỉu, ai đi qua cũng muốn bịt mũi và vượt cho nhanh nhưng với người công nhân vệ sinh môi trường thì hàng ngày họ vẫn sống chung với rác. Anh Hợi cũng không phải ngoại lệ, khí hậu ở Bình Thuận rất khắc nghiệt, công việc lại thêm phần khó khăn.

Anh tâm sự với chúng tôi: “Ngày trước khi chưa có xe tải thu gom rác, các anh hay dùng xe nhỏ và thô sơ hơn, những hôm xe hỏng giữa đường làm kéo dài thời gian thu gom rác thật sự rất mệt nhưng những người anh em ở đây luôn ở bên cạnh và động viên nhau rồi tất cả mọi việc lại được giải quyết ổn cả”. Anh còn nói thêm: “Như thế đã ăn thua gì, đến mùa bão về lượng rác và cây xanh đổ ngã sau bão còn lớn hơn thế này gấp nhiều lần, lúc mọi người ở trong nhà tránh mưa, tránh gió thì chúng tôi lại đội mưa mà dọn dẹp, thông đường, miễn làm sao nhanh nhất trả lại cảnh quan cho từng con đường, tuyến phố, để khi mọi người đi lại giao thông sẽ không bị ách tắc, thông thoáng hơn”.

Đúng vậy, nghề công nhân vệ sinh không có khái niệm xa hay gần, làm khu vực rộng lớn hay không mà thay vào đó khối lượng rác bao nhiêu/ngày, khu vực mình phụ trách có còn rác hay không? Công việc chỉ ngơi khi rác đã được thu gom hết, vì vậy, anh Hợi cũng như anh chị em trong đội luôn bảo nhau “chừng nào hết rác khi đó sẽ tan ca”.

Mấy năm gần đây được sự quan tâm của Ban lãnh đạo công ty, nhiều trang thiết bị, phương tiện, dụng cụ thu gom rác, đồ bảo hộ lao động được trang bị đầy đủ và thay mới nhiều hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho anh em công nhân trong quá trình công tác, giúp nâng cao hiệu suất làm việc, đạt hiệu quả cao.

Ngoài trách nhiệm của một công nhân vệ sinh môi trường, với vai trò là tổ trưởng tổ thu gom rác, anh Hợi luôn cố gắng từng ngày để hoàn thiện bản thân mình hơn trong công tác chuyên môn. Từ đó, khi được tiếp nhận thành viên mới trong tổ anh có thể quan tâm và hướng dẫn mọi người trong công việc, không những hoàn thành tốt nhiệm vụ chung mà còn tích cực tham gia các phong trào của công ty.

Mặc dù còn nhiều khó khăn và hạn chế trong công việc của mình nhưng anh Nguyễn Hồng Hợi đã vượt qua và đạt rất nhiều thành tích xuất sắc: nhiều năm liền anh hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, được xếp loại đánh giá CNLĐ loại A và được công ty công nhận danh hiệu lao động tiên tiến…..

Bạn đang đọc bài viết Tâm sự nghề của công nhân vệ sinh môi trường Nguyễn Hồng Hợi. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Người công nhân thầm lặng
Cánh đồng quê im lặng khi bước chân họ qua, chỉ có tiếng ống nước kêu rền rền mang nước sạch đến từng người, từng nhà.
Gác tấm bằng đại học đi làm công nhân môi trường
Không phải ai cũng có thể gác tấm bằng Đại học để đi làm công nhân môi trường với mức lương trung bình 4,8 triệu đồng/tháng, thế nhưng trường hợp của anh Nguyễn Văn Thêm (Công ty Cổ phần Đô thị Cần Thơ ) là một ngoại lệ.
Nữ lao công 30 năm gắn bó với nghề
30 năm qua, nữ lao công Hà Thị Nga - công nhân Công ty Quản lý công trình đô thị tỉnh Bắc Giang luôn tận tâm, gắn bó với nghề để hoàn thành tốt công việc. Chồng mất sớm, một mình chị tảo tần nuôi con khôn lớn.
Nữ lao công hơn 1 thập kỷ không có ngày 8.3
Đã hơn 1 thập kỷ qua, chị Mai không có ngày 8.3, không có những bông hoa hay món quà kỷ niệm… Bởi cuộc sống quá khó khăn, một tay chị phải chạy vạy, lo toan cho 2 con nhỏ, trong đó, người con trai thứ 2 bị tàn tật.
Lặng thầm làm đẹp cho đời
"Khi được Công ty làm hồ sơ để đề cử đi nhận giải thưởng “Cây chổi vàng”, tôi nghĩ, được giải khuyến khích là đã mừng lắm rồi. Vậy nên khi được giải bạc, tôi và cả nhà rất vui, nhất là mẹ chồng vì bà là người tìm công việc này cho tôi khi tôi...".

Tin mới

Ninh Bình: Khai hội Hoa Lư 2024
Tối 17/4, tại Khu Di tích Quốc gia Đặc biệt Cố đô Hoa Lư (tỉnh Ninh Bình) đã long trọng tổ chức kỷ niệm 1.100 năm ngày sinh Đinh Tiên Hoàng Đế và khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2024.