Thứ tư, 24/04/2024 08:09 (GMT+7)

Nét đẹp lao động của những “bông hoa nở về đêm”

DIỆP HOÀNG -  Thứ hai, 21/10/2019 07:32 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Trong tiết trời chớm đông se lạnh, đôi tay thoăn thoắt của những nữ công nhân vệ sinh môi trường vẫn miệt mài quét rác, làm sạch đường phố.

Ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10), hầu như các tuyến đường chính của Phố núi Pleiku (Gia Lai) lại nhộn nhịp hơn bởi dòng người đông đúc trong sắc hoa rực rỡ đủ màu.

Thế nhưng, cũng có những “bông hoa” lặng thầm trong ngày phụ nữ được tôn vinh ấy, bởi đơn giản họ là những công nhân làm đẹp cho phố phường, làm đẹp cho đời.

Gắn bó với nghề đã 20 năm, cô Hoàng Thị Toan (52 tuổi, công nhân vệ sinh môi trường thuộc Công ty Cổ phần Công trình Đô thị Gia Lai) đã trải qua biết bao khó khăn, vất vả.
Nụ cười tươi tràn đầy năng lượng của cô Hoàng Thị Toan như xua đi nỗi nhọc nhằn và cũng tạo động lực cho cô hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Chị Lân (37 tuổi, công nhân vệ sinh môi trường thuộc Công ty Cổ phần Công trình Đô thị Gia Lai) miệt mài làm sạch con đường Trần Hưng Đạo (TP Pleiku, Gia Lai).
Chị Lân chia sẻ trong ngày đặc biệt của phụ nữ Việt Nam, Công ty Cổ phần Công trình Đô thị Gia Lai cũng tổ chức các hoạt động ý nghĩa như tọa đàm, thi cắm hoa… để các chị em được tham gia.
Trong không gian nhập nhoạng của ánh đèn điện, đôi tay chị Chi – một công nhân mới vào nghề, thoăn thoắt quét sạch rác. Chị Chi chia sẻ, khi mới làm quen với nghề chị cũng gặp nhiều bỡ ngỡ, nhưng làm miết rồi quen, bây giờ cứ thấy rác là muốn làm sạch ngay.
Ngoài áo phản quang, chổi tre, xẻng, chị Chi còn trang bị khá kỹ các đồ bảo hộ khác như bao tay, khăn bịt mặt, mũ và đèn đội đầu.
“Công việc này ngoài để mưu sinh, với chị nó còn có ý nghĩa lớn trong việc làm sạch đẹp đường phố”, chị Chi chia sẻ.
Những nữ công nhân vệ sinh môi trường bắt đầu công việc từ 19h tối và kết thúc cho đến khi xong việc, thường là đến nửa đêm các chị mới về nhà nghỉ ngơi.
Những chiếc xe chất đầy rác, những con dốc dài, những giọt mồ hôi rơi ngay cả khi thời tiết lạnh giá… vẫn không khiến các chị ngại ngần.
Sau khi hoàn thành việc quét rác những con đường được giao, chị Loan và chị Nga (công nhân vệ sinh môi trường thuộc Công ty Cổ phần Công trình Đô thị Gia Lai) lại tiếp tục theo xe rác để bốc rác tại các điểm tập kết.
Phút giải lao khi chờ xe rác đến, các chị chia sẻ về mong ước giản đơn trong ngày 20/10, đó là mong mọi người chia sẻ với những khó khăn của công nhân vệ sinh môi trường bằng cách để rác đúng nơi quy định, đúng giờ và không tạo những điểm tập kết rác mới.
Chị Loan chia sẻ, công việc chủ yếu làm ban đêm ngoài đường nên cũng có nhiều mối nguy hiểm. Mặc dù chị đã mặc áo phản quang và có đèn gắn ở mũ nhưng có lần chị bị người lái xe tông trúng khi đang cặm cụi quét đường.
Tại các điểm tập kết rác, vô số loại rác thải với những mùi hôi khó chịu, thậm chí vào những ngày mưa, rác ngấm nước thêm bẩn, thêm nặng… nhưng những "bông hoa nở về đêm" không ngại bất cứ loại rác nào, tất cả vì một môi trường đô thị xanh – sạch – đẹp hơn.
Bạn đang đọc bài viết Nét đẹp lao động của những “bông hoa nở về đêm”. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...
Người công nhân thầm lặng
Cánh đồng quê im lặng khi bước chân họ qua, chỉ có tiếng ống nước kêu rền rền mang nước sạch đến từng người, từng nhà.
Gác tấm bằng đại học đi làm công nhân môi trường
Không phải ai cũng có thể gác tấm bằng Đại học để đi làm công nhân môi trường với mức lương trung bình 4,8 triệu đồng/tháng, thế nhưng trường hợp của anh Nguyễn Văn Thêm (Công ty Cổ phần Đô thị Cần Thơ ) là một ngoại lệ.
Nữ lao công 30 năm gắn bó với nghề
30 năm qua, nữ lao công Hà Thị Nga - công nhân Công ty Quản lý công trình đô thị tỉnh Bắc Giang luôn tận tâm, gắn bó với nghề để hoàn thành tốt công việc. Chồng mất sớm, một mình chị tảo tần nuôi con khôn lớn.

Tin mới