Thứ bảy, 20/04/2024 15:47 (GMT+7)

“Cây chổi vàng” là một chương trình hết sức sáng tạo và nhân văn

Cẩm Anh -  Chủ nhật, 12/01/2020 09:02 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Đại biểu Quốc hội khóa XIV Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã đánh giá cao chương trình “Cây chổi vàng” do Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam tổ chức.

Vệ sinh môi trường – Một nghề gian khó

Tối ngày 10/1/2020, Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam đã tổ chức thành công chương trình “Cây chổi vàng” lần thứ 2 – 2019, tôn vinh công nhân vệ sinh môi trường toàn quốc.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Ngọ Duy Hiểu - Đại biểu Quốc hội khóa XIV, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết: “Tôi rất vui mừng và xúc động được có mặt tại đây tham dự, chứng kiến và chia vui với niềm vui của những người công nhân môi trường trong sự kiện tôn vinh biểu dương và trao giải Cây chổi vàng lần thứ 2 – 2019”.

Trong xã hội có rất nhiều ngành nghề, và như Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói là nghề nấu bếp hay nghề quét rác, thầy giáo hay kỹ sư khi làm trọn nhiệm vụ thì đều vẻ vang như nhau, ngành môi trường đô thị là một ngành như vậy trong tất cả những ngành nghề trên đất nước này, thế giới này.

Các anh chị công nhân môi trường đang vinh dự được làm một nghề mà với tôi và rất nhiều người cho rằng rất trân trọng và cao quý”, ông Hiểu nói.

Lễ công bố và trao giải chương trình “Cây chổi vàng” lần thứ 2 – 2019 được tổ chức vào tối ngày 10/1/2020 vừa qua. 

Theo ông Hiểu, những cuộc tranh luận trong các cuộc hội nghị lớn quốc tế không phải chỉ vấn đề chính trị, không phải chỉ là lợi ích kinh tế mà có những cuộc tranh cãi tranh luận về vấn đề môi trường không đi đến hồi kết. Điều đó đang khẳng định vấn đề môi trường thực sự là vấn đề toàn cầu, và các anh chị đang được làm công việc để góp sức lực trí tuệ và tình yêu của mình cho tương lai của tất cả chúng ta.

Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam bày tỏ sự thấu hiểu với công việc của các anh chị em công nhân: “Chúng tôi hiểu các anh chị phải làm việc trong điều kiện hết sức nặng nhọc, thậm chí là hiểm nguy, độc hại. Nghề được xếp cấp độ 4/6 trong các ngành nghề nặng nhọc, nguy hiểm và độc hại".

"Không những thế, nghề này còn nhận được định kiến của không ít người trong xã hội, không chỉ chính các chị các anh, mà với cả những người thân của mình, nhưng với tư cách là một người dân, một người hàng ngày chứng kiến nhưng người lao động môi trường, chúng tôi luôn luôn thấu hiểu, chia sẻ với công việc đó của các anh các chị”, ông Hiểu bày tỏ cảm xúc.

Ông Ngọ Duy Hiểu - Đại biểu Quốc hội khóa XIV, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Ông Hiểu cũng cho biết, nhiều anh chị công nhân bữa đói, bữa no, có những bữa vội vàng, có những bữa qua loa, và cũng không ít người đã bỏ bữa, để làm nhiệm vụ của mình, đến với công việc lúc rất sớm và trở về nhà rất muộn, có những anh chị được bạn bè người thân tặng những đồ trang sức đắt tiền nhưng gần như không có lúc nào trong khoảng thời gian của mình để được trang điểm, để được làm đẹp, một nghề rất đáng trân trọng và một nghề chúng ta không thể không thấu hiểu.

Câu chuyện của chị Lê Thị Thu Hà một công nhân môi trường của Hà Nội, chị đã phải thiệt mạng trong khi làm nhiệm vụ gây rất nhiều xúc động cho tất cả mọi người và hơn ai hết đối với những người trong ngành.

Với các chị, các anh chúng tôi nói rằng, chúng ta hãy yêu nghề của mình, hãy tự hào về nghề của mình, như Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói nghề nào cũng vẻ vang nếu chúng ta làm tròn nhiệm vụ. Chúng tôi mong là các anh chị hãy luôn nỗ lực, cố gắng, chúng tôi và nhiều người dân nữa sẽ luôn sẻ chia, cảm thông, trân trọng, ủng hộ với nghề nghiệp của các anh chị”, ông Hiểu chia sẻ quan điểm với các công nhân vệ sinh môi trường.

Xã hội hãy ghi nhận những cống hiến của người công nhân vệ sinh môi trường

Từ sự cảm thông sâu sắc với công việc của anh chị em công nhân vệ sinh môi trường, qua lễ tôn vinh, ông Hiểu mong toàn xã hội có những cái nhìn trân quý, sẻ chia, cảm thông, trân trọng và ủng hộ với nghề nghiệp này.

Chúng tôi cũng mong khán giả xem truyền hình cả nước chúng ta cùng chia sẻ với các anh chị, bằng những động viên bằng những cái nhìn trân quý về một nghề, và hơn hết chúng ta bằng những hành động cụ thể vứt rác đúng nơi quy định, đổ rác đúng giờ, cố gắng không làm cho môi trường xấu hơn, bẩn hơn. Một hành động nhỏ cũng giúp cho các anh chị vơi đi những nặng nhọc.

Nếu những ai có đôi lần định kiến, thì hãy nghĩ rằng nghề nào cũng cao quý, quan trọng là chúng ta đã làm gì đóng góp được gì cho cái nghề mà mình lựa chọn.

Chúng ta muốn có không khí trong lành, muốn có những con đường sạch đẹp, ai sẽ làm việc đó, chính những người làm công tác môi trường và chính chúng ta làm việc đó. Chúng ta hãy trân trọng những người đang làm cho môi trường của chúng ta sạch hơn, đẹp hơn”, ĐBQH Ngọ Duy Hiểu cho biết.

Chương trình có sự tham dự của nhiều lãnh đạo các Bộ, Ban, Ngành, đông đảo các anh chị em công nhân đến từ các đơn vị trên toàn quốc. 

Bên cạnh đó, ông Hiểu cũng mong muốn các doanh nghiệp ngành môi trường đô thị và đặc biệt tổ chức công đoàn tại các doanh nghiệp này tiếp tục quan tâm, chia sẻ đối với người lao động thông qua việc tổ chức, quản trị doanh nghiệp tốt hơn, đề xuất được nhiều chính sách rồi tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả để góp phần nâng cao đời sống của người lao động.

Tổ chức công đoàn thường xuyên, thực sự trở thành một người bạn đồng hành, một tổ chức của người lao động, cho người lao động và vì người lao động, đến với người lao động những lúc buồn vui, chia sẻ với những khó khăn, đặc biệt là nhiều chị nhiều anh hoàn cảnh còn đang hết sức khó khăn.

Cây chổi vàng – một chương trình đầy sáng tạo, nhân văn

Cuối bài phát biểu, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đánh giá cao chương trình do Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam tổ chức.

Theo tôi, đây là một giải thưởng hết sức sáng tạo và mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Hơn nữa giải thưởng này cũng góp phần nâng cao nhận thức của toàn xã hội về một nghề mà rất cần được chúng ta thấu hiểu, chia sẻ”, ông Hiểu nói.

Nhắn nhủ đến công nhân vệ sinh môi trường, ông Hiểu mong “các chị, các anh được tôn vinh hôm nay, hãy mang niềm vui này về với gia đình, với đồng nghiệp để kể về công việc của mình để mọi người cùng yêu và gắn bó với nghề hơn để chúng ta tiếp tục làm tốt hơn, sang năm và những năm sau nữa chúng ta có nhiều hơn những cây chổi vàng, nó không chỉ là quét sạch mà nó còn làm đẹp cho đời”.

Cuối cùng, Đại biểu Ngọ Duy Hiểu gửi đến toàn thể đại biểu, khách mời, các anh chị công nhân lời chúc sức khỏe, chúc năm mới thành công, hạnh phúc!

Bạn đang đọc bài viết “Cây chổi vàng” là một chương trình hết sức sáng tạo và nhân văn. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Công nhân môi trường bận rộn hơn trong những ngày giáp Tết
Khác với những công việc khác, công nhân môi trường đô thị bận rộn hơn trong những ngày giáp Tết vì khối lượng công việc phát sinh rất nhiều. Vất vả và khó khăn, song họ vẫn cố gắng khắc phục để hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao.
Ngày Xuân, tiếng chổi tre xào xạc…
5 giờ sáng những ngày cuối năm, Hà Nội vẫn còn chìm trong màn sương mù lạnh giá, tôi chợt thức giấc vì những tiếng chổi tre. Phải lâu lắm rồi tôi mới được nghe lại âm thanh vừa lạ vừa quen này…

Tin mới

Bài thơ: Đời...
Ừ khó đấy! Đừng buông xuôi phó mặc///Bởi trên đời ai chẳng gặp khó khăn///Như đóa hoa mọc giữa vách đá ngăn///Mà vươn mình thành bông hoa đẹp nhất
WHO phát hiện virus cúm H5N1 trong sữa bò
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 19/4 thông báo đã phát hiện virus cúm gia cầm H5N1 trong sữa tươi nguyên liệu từ động vật bị nhiễm bệnh, tuy nhiên chưa rõ virus này có thể tồn tại trong sữa bao lâu.
Bài thơ: Nhớ Tháng Tư
Tháng Tư về mang theo nhiều kỷ niệm ////Đường Vườn Chuối (1) năm nào hai đứa cùng đi ///Có hàng me xanh cùng gió thầm thì///Loang loáng nước cơn mưa chiều đầu hạ