Thứ năm, 28/03/2024 18:33 (GMT+7)

Cây thuốc thiên nhiên: Rau má và những công dụng ít ai biết rõ

MTĐT -  Thứ sáu, 20/08/2021 11:48 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Rau má là loại rau rất tốt cho sức khỏe thường được dùng như một loại rau sạch với nhiều cách chế biến. Trong y học cổ truyền, rau má là một loại thảo dược có nhiều tác dụng hữu ích.

Rau má là loại cây thân bò lan. Thân cây gầy và nhẵn, có màu lục ánh đỏ hoặc màu xanh lục. Lá hình thận, cuống dài và có màu xanh. Phần đỉnh lá tròn có kết cấu trơn nhẵn với gân lá dạng lưới hình chân vịt. Rễ có các mấu. Bộ rễ mọc thẳng đứng, có màu trắng kem và được che phủ bằng lông tơ ở rễ. Hoa rau má có màu trắng, nằm gần mặt đất. Hoa lưỡng tính nhỏ hơn 3 mm với 5 – 6 thùy tràng hoa. Quả có hình mắt lưới dày đặc.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: internet

Các thành phần dinh dưỡng có trong rau má sẽ khác nhau tùy thuộc vào mùa thu hoạch và khu vực trồng trọt, nhưng cơ bản vẫn chứa các dưỡng chất sau: vitamins B1, B2, B3, C, K, hợp chất beta carotene, saccharide, flavonol, sterol, saponin, alkaloid và nhiều chất khoáng (phốt pho, kali, canxi, sắt, magiê,…).

Rau má có thể dùng tươi, khô hoặc sử dụng dạng bột. Liều lượng dùng được khuyến cáo khoảng 40 gram rau má mỗi ngày. Còn đối với các vấn đề về suy tĩnh mạch (tuần hoàn máu ở chân) chỉ nên dùng 60 – 180 mg/ ngày. Nhìn chung, liều dùng rau má ở mỗi người có thể khác nhau. Điều này còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, độ tuổi.

Tác dụng của rau má với sức khoẻ:

Rau má không chỉ là một loại rau để ăn như các gia đình Việt vẫn quen dùng, mà còn là vị thuốc phổ biến ở nước ta cũng như nhiều nước châu Á khác. Công dụng chữa bệnh của rau má đã được nhiều nghiên cứu chứng minh.

+ Theo Trung y, rau má có tác dụng thanh nhiệt, dưỡng âm, lợi tiểu, nhuận gan và giải độc. Thông thường, Đông y thường sử dụng rau má làm thuốc bổ và chủ trị các chứng bệnh như hư khí, rôm sẩy, bạch đới, tả lỵ, mụn nhọt, chữa thổ huyết, sát trùng,….

+ Rau má có tác dụng chữa lành các vết thương, tổn thương da trong các bệnh vẩy nến, chàm, xơ cứng bì và làm mờ các vết sẹo. Ngoài tác dụng làm lành vết thương, cải thiện tuần hoàn máu, rau má còn được các nhà khoa học nghiên cứu chứng minh tác dụng điều trị các bệnh về suy giảm miễn dịch, rối loạn miễn dịch như xơ cứng bì, lupus ban đỏ, viêm tắc mạch máu, viêm da cơ địa, vẩy nến, sốt không rõ nguyên nhân, cúm... Đặc biệt, đối với bệnh xơ cứng bì, rau má có tác dụng hỗ trị điều trị bệnh rất tốt. Giúp làm giảm các triệu chứng khó chịu cho bệnh nhân xơ cứng bì.

+ Giúp thanh lọc cơ thể: Rau má được sử dụng từ rất lâu vì có tác dụng lợi tiểu, để kích thích việc thải độc tố, muối và thậm chí lượng chất béo dư thừa bên trong cơ thể. Điều này sẽ giúp cho thận tránh làm việc quá tải trong quá trình loại bỏ các độc tố ra ngoài cơ thể mỗi ngày.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: internet

+ Đối với da: Một số nghiên cứu đã chứng minh dịch chiết từ rau má có tác dụng kích hoạt quá trình phân chia tế bào và thúc đẩy  sự tổng hợp collagen của các mô liên kết, giúp hình thành tế bào da mới, hỗ trợ làm lành vết thương. Chính nhờ sự kích thích mau lên da non, rau má được ứng dụng trong ngành mỹ phẩm với mục đích xóa vết nhăn, làm chậm quá trình lão hóa, giúp da căng mịn.

+ Giảm căng thẳng, tăng khả năng tập trung, cải thiện trí nhớ ở người già: Hợp chất Bracoside B có trong rau má có tác dụng lên hệ thần kinh trung ương, làm tăng cường chất trung gian chuyển hóa giúp não bộ hoạt động tốt hơn. Nhờ đó, tăng khả năng tập trung và hỗ trợ cải thiện trí nhớ ở người cao tuổi. Bên cạnh đó, Triterpenoids từ rau má có công dụng tăng cường chức năng tâm thần và giảm sự lo lắng, giúp giảm stress và căng thẳng.

Một số công thức sinh tố rau má thơm ngon, dễ làm:

Ảnh minh hoạ. Nguồn: internet

- Rau má tươi (50 - 80g) rửa sạch, giã hoặc xay nát. Cho thêm một ít nước sôi để nguội vào lọc bỏ bã. Có thể cho thêm vào một ít đường tùy khẩu vị.

- Sinh tố rau má và nước dừa tươi: Rau má tươi (50 - 80g) rửa sạch, giã hoặc xay nát, cho thêm nước dừa tươi vào lọc bỏ bã.

- Sinh tố rau má, đậu xanh: Đậu xanh (10g khô) ngâm nở, hấp chín, xay nhuyễn với một ít nước; sau đó cho rau má tươi (50 - 80g) xay cùng. Có thể cho thêm ít đường tùy khẩu vị.

Những lưu ý quan trọng khi muốn dùng rau má:

- Rau má có tính hàn, do đó, nếu lạm dụng rau má có thể gây lạnh bụng dẫn đến tiêu chảy. Ngoài ra, việc sử dụng rau má sống có thể gây rối loạn tiêu hóa và ngộ độc. Nguyên nhân là do vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm như dư thừa thuốc bảo vệ thực vật, nhiễm ký sinh trùng,…

- Mỗi ngày, chỉ nên uống 1 cốc nước rau má (tương đương khoảng 40g). Đối với các vấn đề về tuần hoàn máu ở chân như suy tĩnh mạch: uống khoảng 60 – 180mg chiết xuất rau má mỗi ngày.

- Không nên sử dụng rau má quá 6 tuần liên tiếp nếu không có sự chỉ định của bác sĩ.

- Không nên dùng rau má đối với những người người có tiền sử mắc bệnh gan hoặc đã từng mắc các bệnh tổn thương da, ung thư cũng không nên dùng.

- Liều dùng của loại rau này có thể khác nhau đối với từng người, phụ thuộc vào tuổi tác, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác.

- Bên cạnh các tác dụng phụ kể tên, người bệnh cũng có thể gặp phải các phản ứng phụ khác như:

+ Giảm khả năng thụ thai và làm tăng nguy cơ sẩy thai. Phụ nữ mang thai không nên sử dụng, vì một số hợp chất trong rau má có tác dụng mạnh, làm ảnh hưởng đến thai nhi.

+ Gây buồn ngủ nếu dùng chung với thuốc phẫu thuật

+ Viêm da

Hãy tham khảo ý kiến của thầy thuốc và bác sĩ để có một liều dùng thích hợp./.

A Hạ (t/h)

Bạn đang đọc bài viết Cây thuốc thiên nhiên: Rau má và những công dụng ít ai biết rõ. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.