Thứ sáu, 29/03/2024 15:07 (GMT+7)

'Để biến sông Tô Lịch thành dòng sông Thames là điều không thể'

Mạnh Hoàng - Anh Đức -  Thứ năm, 06/12/2018 14:37 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

PGS.TS Trần Đức Hạ cho biết: "Những sáng kiến mà công ty mới nổi này đưa ra để cải tạo sông Tô Lịch chúng tôi đã nghiên cứu từ 20 năm trước đó. Nhưng hiện tại sông Tô Lịch vẫn thế, không thay đổi".

Mới đây, thông tin Công ty Cổ phần hạ tầng Phương Bắc đã có đề xuất cải tạo sông Tô Lịch (Hà Nội) trở thành Sông Thame (Anh) thứ hai trên thế giới. Đề xuất này khiến nhiều người bất ngờ, thích thú nhưng cũng đầy hoài nghi vì tính thực tế của nó, khi con sông này đã ở trong tình trạng ô nhiễm nặng.

Theo doanh nghiệp này, trước đây sông Tô Lịch đã được nạo vét đáy sông, kè bờ, để làm sạch và chống lấn chiếm. Tuy nhiên, đến nay do hệ thống nước thải của thành phố đổ về sông liên tục ngày càng nhiều nên sông ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng.

Sông Tô Lịch với màu nước đen ngàu thực tại. 

Theo đó, nội dung cải tạo dòng sông lịch sử này gồm: Cải tạo lại hệ thống thoát nước thải thành hệ thống đi riêng, nước đổ ra sông sẽ là nước mưa tự nhiên và nguồn nước sạch tự nhiên; Xây dựng lại hệ thống kè để tiết kiệm không gian, quỹ đất. Trồng cây và các vật liệu kiến trúc mang đến cho thành phố vẻ đẹp đặc sắc văn hóa riêng của Thủ đô Hà Nội và phù hợp với phong thủy như vốn có trước đây.

Nhà đầu tư sẽ thực hiện nạo vét đáy sông tạo dòng chảy tự nhiên đảm bảo nguồn nước sạch cho các sinh vật sinh sống. Kết nối với sông Hồng và một số hồ hiện có như Hồ Tây… tạo thành hệ thống sông – hồ hài hòa (giai đoạn tiếp theo sẽ kết nối với sông Nhuệ, sông Kim Ngưu và các sông khác xung quanh để thoát nước mưa và chống ngập cho thành phố).

Dự án cải tạo sông Tô Lịch thành một con sông giống dòng sông Thames (Anh)  của một doanh nghiệp nhận được nhiều quan tâm.

Khi thông tin sông Tô Lịch có thể được cải tạo, làm mới như sông Thames ở nước Anh được lan truyền, điều này đã khiến rất nhiều người quan tâm.

Tìm hiểu sâu những ý tưởng cải tạo này, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử đã có cuộc phỏng vấn với PGS.TS Trần Đức Hạ - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Cấp thoát nước và Môi trường, GVCC trường Đại học Xây Dựng, người đã có rất nhiều năm làm việc và nghiên cứu vấn đề sông ngòi ở Việt Nam.

PGS.TS Trần Đức Hạ - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Cấp thoát nước và Môi trường.

Trao đổi với PV PGS.TS Hạ khẳng định: “Những ý tưởng, những đề xuất mà doanh nghiệp mới nổi này đưa ra để cải tạo lại sông Tô Lịch, chúng tôi đã đưa ra từ 20 năm trước rồi. Để biến sông Tô Lịch thành dòng sông Thames là điều không thể, có chăng chỉ có thể làm giảm mùi của sông Tô Lịch mà thôi".

Được biết thêm, hàng năm Công ty thoát nước Hà Nội vẫn nạo vét trên sông Tô Lịch. Tuy nhiên, tần suất không được thường xuyên hoặc chỉ nạo vét ở phía hạ lưu. Để tăng cường làm giàu oxy cho sông Hà Nội có thả một số bè thủy sinh, tạo vòi phun. Tuy nhiên, hiện nay mới chỉ có thể làm được vậy chưa thể cải tạo hơn được.

Sông Tô  Lịch theo nghiên cứu được xếp vào loại ô nhiễm nguồn nước trầm trọng.

PGS. TS Trần Đức Hạ cũng cho biết, chất lượng nước sông Tô Lịch có thể thấy là đang ô nhiễm, còn theo nghiên cứu từ phía Viện Nghiên cứu thì được xếp vào loại ô nhiễm trầm trọng.

Vai trò của sông Tô Lịch là rất nhiều, thứ nhất là tạo cung sinh thái cảnh quan. Thứ 2 là dùng để thoát nước mưa, từ sông Tô Lịch xả ra sông nhuệ và dẫn về nhà máy xử lý nước Yên sở. Thứ ba là tiếp nhận nước thải sau xử lý, nhưng thực tế có thể thấy nước thải chưa qua xử lý vẫn thải ra sông.

Đưa ra nhận định đợt tháng 7,8 vừa rồi khi những cơn mưa lớn kéo dài nhiều ngày, ghi nhận được tình trạng sông Tô Lịch có những biến chuyển tích cực. Liệu có ánh sáng nào có thể đến với con sông lịch sử?

Tiếp đó, lượng nước mưa lớn những ngày đó đã pha loãng nước sông làm cho nó đỡ mùi và nước trong hơn. Nhưng sau vài ngày lại trở lại như cũ. Hà Nội cũng đang có đề xuất lấy nước từ sông Hồng để pha loãng nước sông Tô Lịch vào mùa khô, do nguồn kinh phí làm là quá lớn nên không thể triển khai dự án.

Nguồn nước chưa qua xử lý xả thẳng ra sông Tô Lịch là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm.

Theo như nghiên cứu thì trên con sông này có hàng trăm cống xả thải, đặc biệt là những cống có đường kính dưới 300 mm rất khó để làm sạch. Việc thu gom rác trên sông này ước tính lên đến 800 triệu USD, không dễ để tìm nhà đầu tư thực hiện.

“Quy hoạch cải tạo lại sông Tô Lịch thì Hà Nội đã có từ lâu nhưng vì nguồn kinh phí quá lớn nên chưa thể thực hiện được” – PGS Trần Đức Hạ nói.

Nhiều phương án đề ra để làm mới sông Tô Lịch nhưng "lực bất tòng tâm". 

Đưa ra ý tưởng cải tạo là một chuyện, làm được hay không là một câu chuyện khác. Muốn sông Tô Lịch trở thành một con sông mộng mơ, trở lại như ngày xưa thì gần như là không thể, hoặc phải chờ đợi một quãng thời gian đủ dài để tiến hành thực hiện ý tưởng.

Với những ý kiến, quan điểm mà PSG. TS Trần Đức Hạ đưa ra, thì hy vọng nào cho doanh nghiệp muốn cải tạo sông Tô Lịch thành dòng sông Thames có thể thành hiện thực? 

Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử sẽ tiếp tục thông tin.

Với chiều dài khoảng 14km, sông Tô Lịch chảy qua địa phận 6 quận, huyện: Ba Đình, Cầu Giấy, Đống Đa, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Thanh Trì. Điểm bắt đầu từ phường Nghĩa Đô, thuộc quận Cầu Giấy (phía Nam đường Hoàng Quốc Việt), điểm cuối đổ ra sông Nhuệ ở đối diện làng Hữu Từ, thuộc xã Hữu Hòa, huyện Thanh Trì. Lâu nay, sông Tô Lịch đang bị ô nhiễm khi màu nước luôn đen kịt.

Công ty Cổ phần hạ tầng Phương Bắc nhận cải tạo sông Tô Lịch được gì?

Công ty Cổ phần hạ tầng Phương Bắc vừa có văn bản đề xuất ý tưởng cải tạo sông Tô Lịch đẹp như sông Thames ở nước Anh với thành phố Hà Nội để đối lấy một số “ưu đãi”.

Hình thức đầu tư công ty này đề xuất là kết hợp giữa xây dựng – chuyển giao (BT) và xây dựng – khai thác – chuyển giao (BOT).

Riêng với hình thức BT, Công ty Phương Bắc đề xuất UBND thanh toán quỹ đất cho nhà đầu tư.

Với hạng mục BOT, Công ty Phương Bắc đề xuất để nhà đầu tư kinh doanh, khai thác du lịch có thời hạn trên sông Tô Lịch.

Ngoài các hạng mục cải tạo, Công ty Phương Bắc đề xuất xây dựng hệ thống du lịch sông Tô Lịch, bao gồm du lịch đường sông và các quán cafe nổi trên sông để cho nhà đầu tư khai thác một thời gian.

Công ty Phương Bắc cũng đề xuất xin tham gia đầu tư hệ thống quán cafe nổi trên sông trong nội dung phát triển du lịch sông Tô Lịch.

Công ty Phương Bắc cũng đưa ra đề xuất hình thức đầu tư cho dự án là đối tác công tư (PPP).

Trong đó, UBND TP Hà Nội sẽ thanh toán quỹ đất cho Nhà đầu tư; Nhà đầu tư sẽ đầu tư để kinh doanh, khai thác du lịch có thời hạn trên sông Tô Lịch; Ưu đãi một số loại thuế cho doanh nghiệp...

Để sông Tô Lịch đẹp như sông Thames nước Anh, Công ty Phương Bắc đề xuất cải tạo lại hệ thống thoát nước thải thành hệ thống đi riêng, nước đổ ra sông sẽ là nước mưa tự nhiên và nguồn nước sạch tự nhiên; Xây dựng lại hệ thống kè để tiết kiệm không gian, quỹ đất.

Trồng cây và các vật liệu kiến trúc mang đến cho Thành phố vẻ đẹp đặc sắc văn hóa riêng của thủ đô Hà Nội và phù hợp với phong thủy như vốn có trước đây.

Nhà đầu tư sẽ thực hiện nạo vét đáy sông tạo dòng chảy tự nhiên đảm bảo nguồn nước sạch cho các sinh vật sinh sống.

Kết nối với sông Hồng và một số hồ hiện có như Hồ Tây… tạo thành hệ thống sông – hồ hài hòa (giai đoạn tiếp theo sẽ kết nối với sông Nhuệ, sông Kim Ngưu và các sông khác xung quanh để thoát nước mưa và chống ngập cho thành phố).

Bạn đang đọc bài viết 'Để biến sông Tô Lịch thành dòng sông Thames là điều không thể'. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Gia Lai: Rác thải tràn lan trước cổng Bệnh viện Đa khoa
Tình trạng rác thải vứt bừa bãi ngay trước cổng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai (đường Tôn Thất Tùng, P. Phù Đổng, TP Pleiku) không những gây mất mỹ quan đô thị mà còn nguy cơ ô nhiễm môi trường xung quanh khu vực này.

Tin mới

Bài thơ: Giấc mơ Hồng
Đêm qua, em có giấc mơ hồng///Được gặp anh ở cuối trời Tây///Vẫn dõi theo từng hơi thở, từng bước đi///Gửi đến bao tình thương và nỗi nhớ
Bài thơ: Chút tương tư
Thả câu thơ đêm muộn màng///Ngọn đèn bên phố trôi ngang bềnh bồng //Đêm gầy uống cạn dòng sông//Buồn ơi! Xuân hết mà đông chưa tàn.