Thứ sáu, 19/04/2024 04:25 (GMT+7)

Chấm dứt ô nhiễm nhựa, bạn hãy làm 5 cách đơn giản sau đây

Diệp Anh -  Thứ tư, 26/10/2022 17:02 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Trung bình mỗi phút có 1 triệu túi nilon được sử dụng và thải ra môi trường và phải mất 1.000 năm mỗi cái túi đó  mới có thể tự phân hủy hoàn toàn

Đã từ lâu, rác thải nhựa vẫn luôn là mối lo ngại tới sức khỏe con người lẫn môi trường. Hằng năm, trên thế giới, có tới 300 triệu tấn rác thải nhựa bị thải ra môi trường. Riêng ở Việt Nam, trung bình mỗi năm thải ra khoảng 1,8 triệu tấn rác nhựa, phần lớn trong số đó là có túi nylon. Trung bình, mỗi hộ gia đình Việt Nam sử dụng khoảng một kg túi nylon mỗi tháng. Hơn 80% trong số đó đều bị thải bỏ sau khi dùng một lần.

tm-img-alt
Rác thải nhựa tràn ngập ở mọi nơi. Ảnh Internet

Rác thải nhựa dùng một lần tác động trực tiếp đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe con người cùng các loài sinh vật khác. Điều nguy hiểm nhất của rác thải nhựa là tính chất khó phân hủy. Ngay cả khi được chôn lấp vào bùn đất, chúng vẫn tồn tại hàng trăm nghìn năm, làm thay đổi tính chất vật lý của đất, gây xói mòn đất, làm cho đất không giữ được nước và dinh dưỡng, ngăn cản oxy qua đất, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây trồng, cản trở sự sinh trưởng và phát triển của các loài động, thực vật,…

Các sản phẩm nhựa có mối liên hệ chặt chẽ với ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch, bởi vậy việc khai thác và vận chuyển nhiên liệu hóa thạch giải phóng carbon vào khí quyển, làm trầm trọng thêm sự ấm lên trên toàn cầu.

Để có thể giải quyết được vấn đề rác thải nhựa trước tiên cần xây dựng cơ sở pháp lý, cơ chế, chính sách để thực hiện mục tiêu của kế hoạch hành động quốc gia, phải nhận thức rằng đây là vấn đề toàn cầu và cốt lõi, là nâng cao khoa học công nghệ để xử lý rác thải nhựa ở Việt Nam. Vấn đề này không thể giải quyết đơn lẻ bởi riêng các cơ quan, ban, ngành nào, mà nó cần sự chung tay đến từ toàn xã hội.

Tuy nhiên, nếu bạn thực hiện được 5 cách sau đây sẽ chấm dứt ô nhiễm rác thải nhựa: 

Nói không với túi nilon

Trung bình mỗi phút có 1 triệu túi nilon được sử dụng và thải ra môi trường và phải mất 1.000 năm mỗi cái túi đó  mới có thể tự phân hủy hoàn toàn. Trong hai thập kỷ qua đã có ngày càng nhiều quốc gia và thành phố trên thế giới cấm sử dụng túi nhựa (Rwanda, California) hoặc đánh thuế sản phẩm này (Ai-len, Washington D.C.) nhằm hạn chế bớt sử dụng túi nhựa. Mỗi sáng kiến đã đạt một số thành công nhất định, nhưng chính bản thân bạn cũng có thể nêu gương bằng cách sử dụng loại sản phẩm có thể dùng nhiều lần mỗi khi đi mua sắm—không phải là sử dụng lại túi nilon hay polyester mà hãy sử dụng loại làm bằng vải bông.

Hãy dùng chai nước của mình

Bạn có biết rằng loài người chúng ta mỗi phút mua khoảng một triệu chai chất dẻo và hầu hết trong số đó không được tái sử dụng không? Trong tuần này bạn đã mua bao nhiêu chai nước? Cách làm tốt nhất là … hãy đổ nước hoặc đồ uống của mình vào chai, loại chai tái sử dụng, và mang theo bên mình, để trên bàn làm việc hai thứ, một cốc uống đồ nóng và một cốc thủy tinh uống đồ lạnh. Các chai chất dẻo—thường làm bằng vật liệu polyethylene terephthalate (PET) – phải mất 40 năm mới có thể tự phân hủy.

Không dùng ống hút nhựa

Ống hút nhựa là loại hay bắt gặp nhất trong nước biển, và nói chung không ai dùng lại ống hút. Là khách hàng, hãy lên tiếng tại các nhà hàng, quán cà phê, quán đồ ăn nhanh và nói với chủ nhà hàng không nên sử dụng ống hút và que nhựa. Starbucks và McDonalds đã bắt đầu chuyển sang dùng vật liệu giấy. Nếu bạn thích dùng ống hút, hãy mang theo ống hút của riêng mình. Trên thị trường có bán nhiều loại ống hút bằng kim loại và bằng tre.

tm-img-alt
Que hút bằng nhựa là một trong những chất thải bằng nhựa hàng đầu trong các đại dương, và chúng không thể tái chế được. © Kanittha Boon/Shutterstock

Không dùng thìa, dĩa, bát, đĩa bằng nhựa

Bạn muốn mua đồ ăn và mang theo ư? Hãy nói với chủ nhà hàng là bạn không cần thìa, dĩa bằng chất dẻo. Vậy còn các buổi liên hoan thì tổ chức thế nào? Hãy sử dụng các loại bát, đĩa, thìa, dĩa, cốc có thể sử dụng lại. Năm 2016 nước Pháp đã là nước đầu tiên cấm sử dụng các loại bát, đĩa, cốc, chén bằng nhựa với hy vọng sẽ thúc đẩy sáng tạo đưa ra thị trường các sản phẩm sinh học tự phân hủy. Hãy nhìn ra xung quanh và thay đổi thái độ của bạn, hướng tới những thói quen thân thiện với đại dương.

Hãy lựa chọn thông minh hơn tại gia đình

Hãy chọn sử dụng và mua các sản phẩm Xanh, được đóng gói bằng ít chất dẻo hơn. Hãy bỏ văn hóa vứt đồ đi. Tránh dùng các mỹ phẩm và sản phẩm vệ sinh cá nhân có chứa microbeads.  Microbeads, các hạt nhựa nhỏ, được đưa vào trong kem đánh răng và sữa rửa mặt. Các nghiên cứu gần đây cho biết các hạt microbead này đang hủy hoại các loài thủy sinh trong biển và là mối đe dọa tiềm tàng đối với sức khỏe con người. Hãy cân nhắc và tìm kiếm sản phẩm khác trước khi mua quần áo làm bằng sợi tổng hợp. Khi giặt, các sợi tổng hợp này sẽ đi theo nước và ra biển và sẽ được cá và các loài thủy sinh khác hấp thụ vào cơ thể.

Bạn đang đọc bài viết Chấm dứt ô nhiễm nhựa, bạn hãy làm 5 cách đơn giản sau đây. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hải Phòng: Bí thư Thành ủy thăm, tặng quà người có công
Chiều 17/4, Ông Lê Tiến Châu- Bí thư Thành ủy Hải Phòng đi thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ, Chiến sĩ Điện Biên, Thanh niên xung phong, Dân công hỏa tuyến tại quận Hải An. Nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 07/5/2024).
Ninh Bình: Khai hội Hoa Lư 2024
Tối 17/4, tại Khu Di tích Quốc gia Đặc biệt Cố đô Hoa Lư (tỉnh Ninh Bình) đã long trọng tổ chức kỷ niệm 1.100 năm ngày sinh Đinh Tiên Hoàng Đế và khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2024.

Tin mới

Ninh Bình: Khai hội Hoa Lư 2024
Tối 17/4, tại Khu Di tích Quốc gia Đặc biệt Cố đô Hoa Lư (tỉnh Ninh Bình) đã long trọng tổ chức kỷ niệm 1.100 năm ngày sinh Đinh Tiên Hoàng Đế và khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2024.