Thứ tư, 24/04/2024 16:32 (GMT+7)

Chân dung tiểu thuyết gia đoạt giải Nobel Văn học 2021

Lâm Hà -  Thứ sáu, 08/10/2021 14:31 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Ngày 7-10, Ủy ban Noel công bố người đoạt giải Nobel Văn học 2021 là tiểu thuyết gia Abdulrazak Gurnah.

tm-img-alt
Tiểu thuyết gia Abdulrazak Gurnah, tác giả của 10 cuốn tiểu thuyết với chủ đề xuyên suốt về người tị nạn

Theo Uỷ ban Nobel, ông Gurnah được trao giải nhờ vào "đặc điểm kiên định và tinh thần nhân ái đối với những tác động của chủ nghĩa thực dân cũng như số phận của những người tị nạn trong hố sâu ngăn cách giữa các nền văn hóa và lục địa".

Tiểu thuyết gia Abdulrazak Gurnah sinh năm 1948, lớn lên trên hòn đảo Zanzibar và đến Anh tị nạn vào những năm 1960. Ông đã xuất bản 10 tiểu thuyết cũng như một số truyện ngắn. Theo báo The Guardian, Ủy ban Nobel cho biết chủ đề về người tị nạn xuyên suốt các sáng tác của ông ấy. Tiểu thuyết nổi tiếng nhất của ông là Paradise (1994), được lọt vào danh sách rút gọn của Giải Booker và giải thưởng văn học Whitbread, được trao hàng năm cho những nhà văn sống ở Anh và Ireland. Tác phẩm ra đời sau một chuyến đi Đông Phi vào khoảng năm 1990, kể về tuổi mới lớn, chuyện tình buồn cũng như niềm tin xung đột nhau.

tm-img-alt
Tiểu thuyết gia Abdulrazak Gurnah đoạt Giải Nobel Văn học 2021

Giải Nobel Văn học năm nay được trao cho Abdulrazak Gurnah vì "cái nhìn thấu suốt của ông đối với những tác động của chủ nghĩa thực dân và số phận những người tị nạn trong hố sâu ngăn cách giữa các nền văn hóa và các lục địa".

"Tôi nghĩ nó thật rực rỡ và tuyệt vời", Gurnah nói ngay sau khi giải thưởng được công bố. "Tôi rất biết ơn Viện Hàn lâm Thụy Điển đã đề cử tôi và công việc của tôi".

Chủ tịch Ủy ban Nobel văn học, Anders Olsson, đã gọi Gurnah là “một trong những nhà văn thời hậu thuộc địa nổi bật nhất thế giới”. Ông cho biết các nhân vật của Gurnah "thấy mình trong hố sâu giữa các nền văn hóa", bị kẹt "giữa cuộc sống bị bỏ lại phía sau và cuộc sống sắp tới".

Ba tiểu thuyết đầu tiên của Gurnah  là Memory of Departure (1987), Pilgrims Way (1988) và Dottie (1990) mô tả trải nghiệm của những người nhập cư sống ở Anh thời hiện đại, theo trang web của Hội đồng Anh. Cuốn tiểu thuyết Paradise (1994) của ông lấy bối cảnh ở Đông Phi thời thuộc địa trong Thế chiến thứ nhất và lọt vào danh sách ngắn cho Giải thưởng Booker.

tm-img-alt
Ông Abdulrazak Gurnah giảng dạy tại Đại học Kent

Ông sống ở Brighton và giảng dạy tại Đại học Kent cho đến khi nghỉ hưu. Theo trang web của trường đại học, "mối quan tâm học tập chính của Gurnah là viết về thời hậu thuộc địa và trong các bài diễn văn liên quan đến chủ nghĩa thực dân, đặc biệt là khi chúng liên quan đến châu Phi, Caribe và Ấn Độ".

Qúa trình di cư đã ảnh hưởng rất lớn đến sáng tác của Abdulrazak Gurnah, và do đó, ông đã chọn sáng tác bằng tiếng Anh, không phải tiếng mẹ đẻ là Swahili. Gurnah là nhà văn gốc Phi thứ sáu được trao giải Nobel Văn học.

Bạn đang đọc bài viết Chân dung tiểu thuyết gia đoạt giải Nobel Văn học 2021. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

“Thành phố xanh” Freiburg
Thành phố Freiburg của Đức được coi là “Thành phố năng lượng mặt trời” hay “Thành phố xanh” của châu Âu, được biết đến với các chính sách môi trường ấn tượng và nguồn năng lượng mặt trời dồi dào.