Thứ ba, 23/04/2024 14:45 (GMT+7)

Chất chống oxy hóa: Lợi ích với sức khỏe và cách bổ sung hiệu quả

An Na -  Thứ tư, 24/05/2023 17:27 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Chất chống oxy hóa có vai trò quan trọng trong ngăn chặn và hạn chế tổn thương do gốc tự do gây nên. Việc bổ sung hoạt chất này cho cơ thể đang được rất nhiều người thực hiện nhưng không phải ai cũng hiểu rõ đâu mới là nguồn bổ sung an toàn.

1. Chất chống oxy hóa tìm thấy ở đâu, đặc tính thế nào? 

1.1. Chất chống oxy hóa là chất gì?

Chất chống oxy hóa là các loại hoạt chất dùng để bảo vệ hoặc làm chậm tổn thương do các gốc tự do gây ra cho tế bào. Đó chính là những phân tử không ổn định được tạo ra trong quá trình hoạt động của cơ thể hoặc trước tác động của yếu tố bên ngoài.

Chất chống oxy hóa tham gia vào quá trình làm chậm tổn thương do gốc tự do gây ra ở tế bào
Chất chống oxy hóa tham gia vào quá trình làm chậm tổn thương do gốc tự do gây ra ở tế bào

Có rất nhiều nguồn tạo chất chống oxy hóa nhân tạo và tự nhiên. Chất chống oxy hóa nội sinh là do cơ thể tự sản xuất được, chất chống oxy hóa ngoại sinh là chất được tạo ra bên ngoài cơ thể.

Tế bào là nơi tạo ra gốc tự do, nguồn gốc của nó là từ quá trình xử lý thức ăn của cơ thể hoặc khi cơ thể phản ứng lại môi trường bên ngoài. Khi cơ thể không có khả năng loại bỏ hiệu quả các gốc tự do sẽ gây nên stress oxy hóa làm tổn thương chức năng của các cơ quan và các tế bào.

1.2. Có thể tìm thấy chất chống oxy hóa ở đâu?

Bản thân cơ thể tự sản xuất được một số chất chống oxy hóa để chống lại gốc tự do hình thành từ chính các hoạt động của cơ thể. Ngoài ra, có thể tìm thấy chất chống oxy hóa trong các loại thực phẩm như: hoa quả, rau xanh. Mặt khác, hiện nay thị trường cũng đã có các loại thực phẩm chức năng có tác dụng bổ sung chất chống oxy hóa.

1.3. Chất chống oxy hóa có đặc tính như thế nào?

Chất chống oxy hóa có khả năng hòa tan được trong chất béo và trong nước:

- Trong nước: chất chống oxy hóa phản ứng với chất oxy hóa của bào tương và huyết tương.

- Trong chất béo: chất chống oxy hóa bảo vệ màng tế bào trước quá trình peroxy hóa lipid.

Đây có thể là lý do mà trong dịch cơ thể và mô có thể tìm thấy chất chống oxy hóa với các nồng độ khác nhau. Hoạt động của chất này phụ thuộc vào nồng độ của nó và sự kết hợp cùng hệ thống enzym chống oxy hóa khác bên trong cơ thể.

Mặt khác, khi gặp một số kim loại, đây còn là chất có khả năng hoạt động giống như chất khử và làm gia tăng stress oxy hóa.

2. Những lợi ích của chất chống oxy hóa đối với cơ thể

Quá trình tiêu hóa thức ăn và phản ứng với môi trường của cơ thể luôn tạo ra gốc tự do. Khi số lượng gốc tự do vượt quá khả năng mà cơ thể tự cân bằng, điều chỉnh được sẽ gây ức chế các chất oxy hóa. Chính điều này là một trong các nguyên nhân khiến cơ thể bị lão hóa và phát triển một số bệnh lý trong đó có bệnh ung thư.

Hình dung về lợi ích của chất chống oxy hóa
Hình dung về lợi ích của chất chống oxy hóa

Sự có mặt của các chất chống oxy hóa trong cơ thể sẽ trung hòa gốc tự do để ngăn ngừa hoặc làm chậm tổn thương mà gốc tự do gây ra cho tế bào. Nhờ đó mà tế bào của cơ thể có được sự khỏe mạnh và sức khỏe tổng thể được tăng cường.

3. Nên bổ sung chất chống oxy hóa hay không và bổ sung từ nguồn nào?

Bổ sung chất chống oxy hóa cho cơ thể là việc làm cần thiết nhưng cần đúng thời điểm và liều lượng. Nếu hấp thụ quá nhiều chất này thì cơ thể có thể xuất hiện phản ứng độc hại, thúc đẩy sự hình thành hiện tượng tổn thương oxy hóa.

Đã có những nghiên cứu cho thấy liều lượng chất chống oxy hóa trong cơ thể nếu quá cao có thể gây tử vong. Do đó, các chuyên gia y tế vẫn khuyến cáo không nên bổ sung chất chống oxy hóa liều cao.

Viện Y tế Quốc gia cũng đã có cảnh báo về việc bổ sung chất chống oxy hóa liều cao qua thực phẩm chức năng có thể gây hại cho sức khỏe. Đó là chưa kể đến việc bổ sung chất này khi đang điều trị bệnh bằng một số loại thuốc có thể xảy ra tương tác. Vì thế, đối với việc bổ sung chất chống oxy hóa qua thực phẩm chức năng luôn cần có tham vấn của bác sĩ để tránh rủi ro không nên có.

Thức ăn có thể làm giảm tác hại oxy hóa tốt hơn so với chất oxy hóa có trong thực phẩm chức năng. Vì thế, nguồn bổ sung chất chống oxy hóa an toàn nhất vẫn nên từ thực phẩm tự nhiên.

Muốn vậy, mỗi người nên xây dựng một chế độ ăn nhiều hoa quả tươi và rau kết hợp với duy trì thói quen sống lành mạnh. Trường hợp cơ thể bị thiếu dinh dưỡng hoặc đang trong thời kỳ không thể theo chế độ ăn lành mạnh được thì nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc bổ sung chất chống oxy hóa đường uống liều thấp.

Bổ sung chất chống oxy hóa từ thực phẩm tự nhiên là con đường an toàn và hiệu quả
Bổ sung chất chống oxy hóa từ thực phẩm tự nhiên là con đường an toàn và hiệu quả

4. Mẹo bổ sung chất chống oxy hóa hiệu quả

Để bổ sung chất chống oxy hóa hiệu quả qua đường ăn uống thực phẩm tự nhiên thì nên:

- Ưu tiên trái cây và rau xanh trong mọi bữa ăn.

- Quan sát màu sắc tổng thể của bữa ăn để điều chỉnh. Nếu bữa ăn thiên về màu be hoặc nâu tức là hàm lượng chất chống oxy hóa đang rất thấp, nên bổ sung thêm các món ăn màu xanh và hoa quả tươi.

- Thêm đinh hương, gừng, nghệ, quế, thì là,... vào món ăn vừa để tăng hương vị vừa bổ sung chất chống oxy hóa cho cơ thể.

- Không nên chọn ăn thực phẩm nhiều muối hay đường cho các bữa ăn vặt.

- Nếu đang bổ sung đa vitamin thì cần thận trọng về liều lượng vì nếu cơ thể dung nạp thừa quá nhiều một số loại dưỡng chất như vitamin E, A hoặc selen có thể gặp phải một số vấn đề nguy hại.

Chất chống oxy hóa rất cần cho việc duy trì tổng trạng sức khỏe tốt. Vì thế, để cơ thể hoạt động ổn định, hãy cố gắng bổ sung chất chống oxy hóa tự nhiên qua chế độ ăn uống. Ngoài ra, mỗi chất chống oxy hóa đều có chức năng riêng, không thể thay thế được cho nhau nên chế độ ăn bổ sung hoạt chất này cũng cần có sự đa dạng về thực phẩm để tránh bị mất cân bằng oxy hóa.

Bạn đang đọc bài viết Chất chống oxy hóa: Lợi ích với sức khỏe và cách bổ sung hiệu quả. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hàng loạt nguy cơ sức khoẻ khi thời tiết nắng nóng
Cái nóng như thiêu đốt đem lại gánh nặng và các bệnh liên quan đến nắng nóng (nhiệt) thường là tăng thân nhiệt. Tăng thân nhiệt đề cập đến bất kỳ tình trạng nào mà cơ thể không thể duy trì nhiệt độ và xử lý nhiệt đúng cách.
WHO phát hiện virus cúm H5N1 trong sữa bò
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 19/4 thông báo đã phát hiện virus cúm gia cầm H5N1 trong sữa tươi nguyên liệu từ động vật bị nhiễm bệnh, tuy nhiên chưa rõ virus này có thể tồn tại trong sữa bao lâu.

Tin mới