Thứ sáu, 29/03/2024 03:03 (GMT+7)

Chất thải rắn sinh hoạt "án ngữ" trên phố gây mất mỹ quan đô thị

Lam Vy -  Thứ hai, 18/10/2021 10:54 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Hiện nay, hầu hết các loại rác thải cồng kềnh như: giường, tủ, bàn ghế, hay các tấm thạch cao, gỗ, nhựa…vẫn được những người dân thiếu ý thức bỏ lẫn lộn với rác thải sinh hoạt tại các điểm tập kết gây ô nhiễm môi trường.

Nếu như trước đây, những đồ dùng sinh hoạt này được người dân cố gắng tận dụng nhằm mục đích có cái để dùng, thì nay cuộc sống khá giả, nhu cầu sử dụng đồ dùng đẹp cũng cao hơn. Vì vậy, lượng rác thải cồng kềnh phát sinh từ việc các hộ gia đình thay thế đồ dùng sinh hoạt hỏng, cũ, lỗi mốt tăng lên đáng kể trong những năm gần đây.

Theo ghi nhận của PV Môi trường và Đô thị Việt Nam, rất nhiều người do tâm lý ngại việc vận chuyển đến các điểm chân rác, mà để các đồ vật đã qua sử dụng là bàn, ghế, sofa đệm mút…ngay trên vỉa hè, trước cửa nhà dân mà không cần biết các loại rác thải này có được công ty vệ sinh môi trường vận chuyển, xử lý hay không.

 Chia sẻ với PV trong sự bức xúc, bà Lan hiện đang sống trên đường Đê La Thành-Ba Đình cho biết:

" Phải nói ý thức của một số người quá kém, họ cứ vứt trộm ra vào ban đêm, người này vứt rồi người kia lại đem đến tập kết.  Chỉ đi một đoạn ngắn trên đường Đê La Thành cũng đã thấy 2 bãi tập kết lớn rồi, rác phế thải vứt bừa bãi, ảnh hưởng tới mỹ quan đô thị và gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Tôi chỉ mong sao, phía công ty môi trường họ thu gom hết đi và chính quyền có biện pháp xử lý thật mạnh với người vứt rác bừa bãi”.

Trên tuyến đường Đê La Thành, một góc trên đường Nguyên Hồng có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh các đống lớn, đống nhỏ ghế đệm mút; tủ, bàn, giường bằng gỗ ô - kan, gỗ dán bị hỏng hoặc cũ do các hộ gia đình thải ra. Điều đáng nói là việc thải bỏ rác cồng kềnh phần lớn không theo quy định mà “tiện đâu xả đó”, nhiều khi để nguyên cả ghế sofa, bàn làm việc, giường, tủ ... gây khó khăn rất lớn cho công tác thu gom, xử lý.

Hành động trên không chỉ tạo nên những chướng ngại vật nguy hiểm cho người dân khi đi lại trên đường, mà còn gây ô nhiễm môi trường, làm mất mỹ quan đô thị.

Vì vậy, để có thể giải quyết dứt điểm tình trạng đổ tùy tiện chất thải rắn cồng kềnh bàn, ghế, giường tủ ra vỉa hè, lòng đường, sông, hồ, ao… như hiện nay, chính quyền thành phố cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó, trước hết cần tích cực tuyên truyền, vận động để người dân bỏ chất thải rắn cồng kềnh đúng nơi, đúng thời gian quy định, tổ chức hướng dẫn để nhân dân hiểu đặc điểm và tác hại của rác thải cồng kềnh; nâng cao ý thức của người dân về việc phân loại rác. Sau đó có thể tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, xử phạt nghiêm minh các trường hợp cố tình vi phạm tùy tiện mang tập kết rác thải cồng kềnh ra nơi công cộng.

Một số hình ảnh PV ghi lại trên đường Đê La Thành và Nguyên Hồng: 

tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
Bạn đang đọc bài viết Chất thải rắn sinh hoạt "án ngữ" trên phố gây mất mỹ quan đô thị. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Việt Nam nỗ lực giải quyết ô nhiễm nhựa
Ngày 26/4, tại TP.HCM, Bộ TN&MT chủ trì phối hợp với các đơn vị tổ chức hội thảo tham vấn với các bên liên quan về xây dựng kịch bản đàm phán cũng như kiến nghị xoay quanh Bản dự thảo số “0” sửa đổi của Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa.

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.