Thứ sáu, 29/03/2024 13:26 (GMT+7)

"Chất xúc tác" dòng tiền đổ vào bất động sản

MTĐT -  Thứ năm, 23/09/2021 09:15 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Quy hoạch đô thị sông Hồng tác động rất lớn đến tiềm năng phát triển của các dự án phía Đông Hà Nội, trong đó hạ tầng đóng vai trò “đòn bảy thép” tạo thêm sức bật.

"Chất xúc tác" dòng tiền đổ vào bất động sản

Ông Hoàng Đình Khiêm – Chủ tịch HĐQT Công ty CP Kinh doanh và Phát triển địa ốc Vietstarland cho rằng, trong quy hoạch đô thị sông Hồng, yếu tố nền tảng cốt lõi vững chắc nhất chính là hạ tầng giao thông. Khi hạ tầng khu vực bứt phá mạnh mẽ thì giá trị BĐS cũng liên tục được tăng trưởng theo từng năm. Đó là một quy luật tất yếu của thị trường.

"Chất xúc tác" dòng tiền đổ vào bất động sản

- Theo ông! Quy hoạch đô thị sông Hồng sẽ tác động như thế nào đến xu hướng đầu tư bất động sản trong thời gian tới?

Trong quy hoạch đô thị sông Hồng, yếu tố đầu tiên và là nền tảng cốt lõi vững chắc nhất chính là hạ tầng giao thông. Theo quy hoạch phát triển giao thông Thủ đô Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt sẽ có 10 cây cầu được xây mới và bổ sung qua sông Hồng, trong đó cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 đang được triển khai sẽ mở thêm 4 làn lưu thông, tăng gấp đôi lưu lượng giao thông; Cầu Trần Hưng Đạo nối từ quận Long Biên sang trung tâm Hoàn Kiếm cũng vừa được phê duyệt phương án thiết kế.

Kết hợp với nút giao thông Cổ Linh hiện đại đã thông tuyến với 4 tầng xe chạy, 6 đường dẫn kết nối thuận lợi các tuyến lưu thông huyết mạch Vành đai 3, Cổ Linh, cầu Thanh Trì, cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, khơi thông việc di chuyển vào nội đô, góp phần giảm thiểu ùn tắc và góp phần phát triển kinh tế xã hội.

Về giao thông công cộng, 4 tuyến xe buýt điện từ đông chạy xuyên vào thành phố sẽ vận hành vào quý 3/2021. Tuyến metro số 8 cũng được quy hoạch và triển khai trong tương lai. Đây chính là đòn bẩy thép để tạo thêm sức bật không chỉ cho BĐS phía Đông Thủ đô mà cả vùng kinh tế trọng điểm phía Đông và phía Bắc Việt Nam.

tm-img-alt

Thứ 2, đó là yếu tố quy hoạch hành chính. Đồ án quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng bao trùm phạm vi địa giới hành chính của 55 xã, phường thuộc 13 quận, huyện. Và theo kế hoạch phân bổ dân số tính đến năm 2030 do thành phố Hà Nội công bố, có ít nhất 215.000 người dân thuộc các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng sẽ phải di dời khỏi nội thành. Cùng với đó là làn sóng dịch chuyển của chuyên gia nước ngoài vào Việt Nam. Các thủ phủ công nghiệp gần Hà Nội như Bắc Ninh, Hải Dương… đều đang rơi vào tình trạng khan hiếm nhà ở cho các chuyên gia cao cấp.

Lúc này, nhu cầu tìm kiếm BĐS ở khu vực này sẽ có tiềm năng tăng cao và rất cao, đồng thời thúc đẩy hình thành các đại đô thị lớn như các quốc gia phát triển trên thế giới, mà ở đó có cảnh quan, có tiện ích phong phú, nơi cư dân có thể tiếp cận mọi nhu cầu trong bán kính 15 phút di chuyển.

"Chất xúc tác" dòng tiền đổ vào bất động sản

- Hiện tại các doanh nghiệp bất động sản đang đón đầu quy hoạch này như thế nào thưa ông?

Chúng ta có thể kể 2 đại đô thị lớn nhất khu vực phía Đông Hà Nội như Vinhomes Ocean Park của Tập đoàn Vingroup rộng 420ha – là đại đô thị lớn nhất của Vinhomes trên toàn quốc sẽ trở thành trung tâm giải trí nghỉ dưỡng công nghệ mới của Hà Nội.

Hay như Ecopark – khu đô thị sinh thái của tập đoàn Ecopark được định hướng trở thành trung tâm mới của trung tâm thành phố phía Đông Hà Nội với quần thể giáo dục, vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng rộng tới 500ha. Và trong tương lai, khu đông sẽ còn mọc lên nhiều dự án KĐT khác nữa.

tm-img-alt
Tập đoàn Ecopark phát triển tháp đôi trị liệu The Landmark tại phía Đông Hà Nội

Thêm vào đó, khu Đông có rất nhiều dư địa để phát triển do quỹ đất vẫn còn rất lớn, cộng với thế mạnh về cảnh quan sinh thái. Vì vậy, chúng ta hoàn toàn có thể dự đoán được rằng, tiềm năng BĐS phía Đông là rất lớn, nguồn cung bất động sản khu vực này sẽ tăng dần mỗi năm, và chiếm tỷ lệ áp đảo so với khu khác.

- Là nhà phân phối bất động sản top đầu Hà Nội, theo quan sát của ông đại dịch COVID-19 đã làm thay đổi xu hướng người mua nhà ra sao thưa ông?

Dịch bệnh ập đến cũng khiến tư duy người mua nhà thay đổi rất nhiều.

Thứ nhất, đối với khách hàng mua nhà để ở. Trước đây, khi muốn mua một căn hộ điều đầu tiên họ quan tâm là vị trí cách bao xa so với trung tâm, mua càng gần trung tâm càng tốt. Nhưng khi dịch ập đến, họ quan tâm nhiều đến các rủi ro, nhất là rủi ro về sức khỏe, cộng thêm thời gian giãn cách kéo dài, đồng nghĩa với việc phải ở nhà nhiều hơn, có khi là 24/24, họ nhận ra cuộc sống tại khu vực trung tâm đông đúc trở nên bí bách tù túng và họ cần một không gian sống rộng hơn, xanh hơn, đầy đủ tiện ích hơn để có thể nghỉ dưỡng, tận hưởng cuộc sống ngay trong chính ngôi nhà của mình.

Lúc này người mua nhà có xu hướng dịch chuyển ra các khu đô thị vùng ven đô, họ chấp nhận đi xa hơn một chút để được sống tại nơi có không gian sống trong lành, đầy đủ tiện nghi.

Và trên thực tế tại các khu vực ven đô, nằm quanh bán kính trung tâm Hà Nội khoảng 5 -15km, nhất là khu Đông Hà Nội – nơi có quỹ đất lớn, có thế mạnh về cảnh quan, về hệ sinh thái, đã và đang hiện hữu các khu đô thị lớn, được thiết kế như những khu nghỉ dưỡng, với mật độ cây xanh và mặt nước khổng lồ, không gian yên bình giữa thiên nhiên, mật độ cư dân thấp là sự lựa chọn số một giữa mùa COVID-19.

tm-img-alt

Thứ hai, đối với các nhà đầu tư. Nếu như trước dịch, các nhà đầu tư Hà Nội có xu hướng "đánh bắt xa bờ", chuộng dòng bất động sản nghỉ dưỡng tại các thành phố du lịch thì khi dịch bệnh ập đến, họ nhận ra rằng, các thị trường nghỉ dưỡng truyền thống không còn là lựa chọn lý tưởng nhất vào thời điểm này bởi không ai biết được dịch có thể quay lại vào lúc nào, trong khi con người thì luôn có nhu cầu tận hưởng, thư giãn, giải trí.

Do đó, họ chuyển hướng sang đầu tư các mô hình BĐS thích ứng kịp thời với thị hiếu của thị trường như BĐS ven đô, BĐS chăm sóc sức khỏe, BĐS du lịch tại chỗ, all in one.

"Chất xúc tác" dòng tiền đổ vào bất động sản

- Và tín hiệu thực tế trên thị trường ra sao thưa ông?

Trên thực tế trong 6 tháng đầu năm 2021, thị trường bất động sản chứng kiến làn sóng dịch chuyển dòng tiền mạnh mẽ từ các thị trường du lịch truyền thống sang phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng ven đô rất lớn.

Dòng sản phẩm này được ưa chuộng vì sở hữu nhiều ưu điểm như: sở hữu lâu dài, nhà đầu tư có thể sử dụng để ở, nghỉ dưỡng bất cứ khi nào muốn, đặc biệt khi không sử dụng có thể kinh doanh lưu trú thu về khoản lợi nhuận bền vững.

tm-img-alt
Những buổi mở bán dự án luôn chật kín khách hàng (Ảnh: Mở bán dự án Ecopark của Vietstarland)

Bởi vậy, có thể nói rằng, khi chọn mua BĐS vào thời điểm sau dịch, khách hàng đều có xu hướng chọn mua BĐS vừa có thể sản sinh lời bền vững, vừa là nơi an cư tốt với môi trường sống mang lại năng lượng tích cực cho gia đình, có thể tưởng thưởng cho chính bản thân mình…

- Ông nhận định như thế nào về thị trường bất động sản Hà Nội thời gian tới?

Thị trường BĐS sẽ như một chiếc lò xo bật tung sau mùa dịch bởi rất nhiều tác động khách quan. Bởi nhìn về bối cảnh chung của nền kinh tế có thể thấy vàng, chứng khoán, ngoại tệ, hay là gửi tiết kiệm đã không còn là những kênh đầu tư hấp dẫn nữa.

Bằng chứng là chứng khoán tăng giảm thất thường, rất khó đoán định; lãi suất huy động tiết kiệm cũng giảm thêm 0,1-0,2%. Trong khi đó, bất động sản chỉ có 2 xu hướng hoặc đứng yên, hoặc tăng giá, nhất là trong bối cảnh chi phí nguyên vật liệu, sắt thép vẫn không có dấu hiệu dừng lại thì xu hướng tăng giá là tất yếu.

Chưa kể, đây còn được xem như tài sản đảm bảo cho tương lai, là của để dành cho thế hệ con cháu. Vậy nên, bất động sản vẫn có hấp lực rất lớn đối với thị trường trong và sau mùa dịch.

- Về phía các chủ đầu tư thay đổi chiến lược như thế nào để thu hút khách hàng thưa ông?

Trong giai đoạn này các chủ đầu tư đang hướng tới tạo ra các sản phẩm khác biệt. Những khu phức hợp có đầy đủ tiện ích ngay trong nội khu, không mất thời gian di chuyển vừa an toàn trong bối cảnh giãn cách, vừa đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng của khách hàng, đặc biệt là tăng chuẩn mực sống của người dân thành thị.

Hiện tại nhiều chủ đầu tư đang đưa ra các chính sách ưu đãi hợp lý, kích cầu thị trường, hấp dẫn khách hàng mua ở thực và khách đầu tư, đồng thời trở thành "chất xúc tác" để dòng tiền đổ về BĐS.

- Vâng! Xin cảm ơn ông.

Bạn đang đọc bài viết "Chất xúc tác" dòng tiền đổ vào bất động sản. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tình hình khí hậu năm 2024 dự kiến sẽ tồi tệ hơn năm 2023
Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) giữa tháng 1/2024 cho biết năm 2023 là năm nóng nhất được ghi nhận trên hành tinh. Nhưng ảnh hưởng liên tục của hiện tượng khí hậu El Nino trong nửa đầu năm 2024 sẽ có nguy cơ lập kỷ lục nhiệt độ mới trong năm nay.
[Infographic] Kỹ năng phòng chống rét đậm, rét hại
Những ngày qua, do ảnh hưởng của không khí lạnh cường độ mạnh, toàn miền Bắc đã xảy ra rét đậm, rét hại, vùng núi cao xuất hiện băng giá, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân và sản xuất nông nghiệp.
Toàn cảnh vụ rơi máy bay quân sự tại Quảng Nam
Máy bay Su 22, số hiệu 5880 do Đại úy phi công Đỗ Tiến Đức, Phi đội trưởng Phi đội 1 điều khiển; cất cánh lúc 11 giờ 4 phút, ngày 9/1, đến 11 giờ 14 phút cùng ngày phi công báo máy bay gặp sự cố không thể về hạ cánh được.

Tin mới