Thứ tư, 24/04/2024 17:36 (GMT+7)

Chế biến vật liệu công nghệ cao trở thành ngành công nghiệp xanh như thế nào?

PV -  Thứ hai, 17/10/2022 11:28 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Việc đầu tư nghiên cứu công nghệ, vật liệu để đưa ra các sản phẩm xanh có ích với cộng đồng đang là xu thế của các công ty trên thế giới. Các doanh nghiệp Việt cũng không đứng ngoài xu hướng này.

Thương hiệu xanh đang dần trở thành một khái niệm phổ biến khi người tiêu dùng ngày càng có thu nhập cao hơn và quan tâm đến việc bảo vệ môi trường. Các sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường cũng được dự đoán sẽ có nhu cầu tăng mạnh trong tương lai.

Từ đây, sản xuất xanh hay thương hiệu xanh dần trở thành một tiêu chuẩn mới để những người tiêu dùng cuối lựa chọn sản phẩm cho mình. Để đáp ứng điều này, các nhà sản xuất đã phải thực hiện nhiều thay đổi từ vật liệu, năng lượng trong sản xuất đến cách hoàn thành vòng đời của sản phẩm. Những thay đổi này đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới và các doanh nghiệp trong nước cũng không ngoài xu thế này. 

tm-img-alt
Nhà máy chế biến của H.C. Starck.

Vào đầu năm, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đưa ra mục tiêu tại COP26, Việt Nam sẽ đưa mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam đã chuẩn bị ngay cho mục tiêu này.

Các công ty trong nước cũng đang có sự chuẩn bị về công nghệ để dần chuyển việc sản xuất, cung cấp sản phẩm của mình ra thị trường đáp ứng các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường. 

Một trong các công nghệ này là ứng dụng vonfram trong pin. Pin Li-ion hiện nay xuất hiện rất nhiều trong các thiết bị, từ điện thoại di động cho tới xe điện. Ưu điểm của loại pin này là có thể sạc lại nhiều lần, tích trữ lượng điện lớn. Tuy nhiên vẫn có những điểm cần cải thiện như mức độ an toàn với pin công suất cao hay pin sau khi hết vòng đời sử dụng sẽ phải xử lý để không gây hại cho môi trường.

Việc ứng dụng Vonfram trong pin do Masan High-Tech Materials (MHT), một công ty thành viên của Tập đoàn Masan, nghiên cứu sẽ giúp cải thiện hiệu suất và độ an toàn của pin.

Bước đi chiến lược đầu tiên của MHT là việc hợp tác với Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng Mặt trời và Hydrogen Baden-Württemberg của Đức, nghiên cứu về việc sử dụng lớp phủ cathode gốc vonfram trong pin Li-ion. Sau bước đầu đánh giá có hệ thống mức độ phù hợp của một số tiền chất Vonfram, hai đơn vị đã thực hiện các thử nghiệm đầu tiên về lớp phủ. Theo các tài liệu khoa học hiện hành, lớp phủ gốc Vonfram làm tăng đáng kể tính ổn định của chu kỳ pin li-ion kể cả với các hạt có trọng lượng rất nhỏ.

Kế hoạch tiếp theo là thực hiện các nghiên cứu về điện hóa, phát triển các hóa chất vonfram phù hợp dành riêng cho việc cải thiện hiệu suất và độ an toàn của pin. Việc sản xuất pin với hiệu suất cao hơn và an toàn hơn chính là yếu tố quan trọng thúc đẩy sử dụng và ứng dụng pin rộng rãi trên toàn cầu.

Trong tháng 7/2022, công ty con của MHT là H.C. Starck Tungsten Powders (HCS) đã đầu tư 52 triệu Euro và Nyobolt, một công ty chuyên cung cấp giải pháp pin Li-ion sạc nhanh. Động thái bắt tay với Nyobolt chính là bước tiến quan trọng trong việc phát triển và ứng dụng vật liệu Vonfram công nghệ cao trong sản xuất và sử dụng pin.

Nyobolt là công ty đang nghiên cứu thương mại hóa sản phẩm pin sử dụng vật liệu vonfram, có thể sạc đầy 90% trong chưa đầy 5 phút, đồng thời tuổi thọ pin cũng dài hơn từ 5-10 lần. Loại pin này được kì vọng sẽ giúp giải quyết những bài toán mới và thiết lập một hệ sinh thái năng lượng sạch toàn diện.

tm-img-alt
Sản phẩm pin của nyobolt. 

Với các tính năng và các ưu điểm nổi bật mà khó có loại pin năng lượng nào đạt được, pin Lithium-ion sử dụng vonfram trong tương lai sẽ có thể lưu trữ hiệu quả các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng gió, năng lượng mặt trời, góp phần tạo ra một tương lai tươi sáng, khi mà con người và Trái Đất không còn chịu tác động từ các nhiên liệu hóa thạch ô nhiễm, không còn hiệu ứng nhà kính.

Việc hợp tác giữa HCS và Nyobolt không chỉ giúp Nyobolt mở rộng quy mô tại Vương quốc Anh và Hoa Kỳ mà còn mang đến giải pháp lưu trữ năng lượng mang tính bền vững. Với công nghệ mới này, chúng ta có thể kỳ vọng ngoài việc giúp thúc đẩy điện khí hóa phương tiện giao thông không phát sinh khí thải (net zero), mà còn có thể lưu trữ năng lượng sạch, có khả năng tái tạo trên và ngoài lưới điện, góp phần hiện thực hóa các mục tiêu lượng sạch được chính phủ các nước đặt ra. Đồng thời thỏa thuận hợp tác giữa HCS và Nyobolt cũng thúc đẩy việc thực thi các chiến lược Môi trường, Xã hội và Quản trị Doanh nghiệp của cả hai bên, mở rộng năng lực sản xuất, giảm thiểu lượng khí thải carbon thông qua chương trình tái chế và tái sử dụng hiệu quả.

Ông Craig Bradshaw – Tổng Giám đốc Masan High-Tech Materials cho biết: “Mục tiêu của chúng tôi là luôn luôn tìm kiếm và sáng tạo những giải pháp tốt hơn, hướng tới giảm thiểu tác động môi trường, đem lại những giá trị tích cực cho xã hội. Chúng tôi cộng tác cùng Nyobolt để phát triển và đa dạng hóa danh mục sản phẩm, tăng cường cơ hội hợp tác sản xuất, và thúc đẩy quá trình thương mại hóa để đưa các sản phẩm pin công nghệ mới sớm ra mắt thị trường; đồng thời, cung cấp các vật liệu chiến lược tiên tiến xuyên suốt toàn chuỗi giá trị thiết yếu cho quá trình sản xuất pin”.

Bằng việc khép kín toàn bộ vòng đời sử dụng của pin, MHT đã tạo ra bước thúc đẩy lớn trong kinh tế tuần hoàn, và cũng là bước chuyển đổi từ đơn vị cung cấp vật liệu công nghệ cao thành doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng công nghệ cao toàn cầu trong lĩnh vực pin năng lượng.

Những đóng góp vào công nghệ pin chỉ là một phần của sự chuyển mình thành thương hiệu xanh của MHT. Sự thay đổi này còn đến từ những đóng góp trong hoạt động khai thác tài nguyên. Cũng theo ông Craig Bradshaw – CEO MHT: “Chúng tôi không bào mòn tài nguyên, không khai thác kiệt quệ mà tìm tòi ra các công nghệ tái chế.”

40% lượng vonfram hiện nay mà MHT cung cấp đến từ tái chế. “Nhiều sản phẩm của chúng tôi sử dụng những nguyên liệu được xử lý từ quy trình tái chế. Điều này góp phần hiệu quả trong bảo vệ môi trường.”

Trong giai đoạn từ nay đến 2027, MHT đã có một chiến lược trọn vẹn với ngành pin, từ có trong tay công nghệ sản xuất pin công nghệ cao đến khả năng mở rộng vật liệu sử dụng trong pin theo hướng thân thiện hơn với môi trường, an toàn, hiệu suất cao hơn. MHT sẽ tiến tới thương mại hóa hoạt động tái chế pin của mình và trở thành nhà cung cấp công nghệ về pin cho khách hàng toàn cầu.

Bên cạnh đó danh sách các sản phẩm tái chế của MHT sẽ được mở rộng thêm không chỉ là Vonfram mà còn có cả Coban, Đồng, Lithium…. Trong 2 năm nữa, MHT kì vọng sẽ đưa Việt Nam thành quốc gia dẫn đầu về lĩnh vực tái chế.

Như vậy, với cách làm của MHT, thương hiệu xanh được hình thành từ sự thay đổi trọn vẹn bắt đầu bằng xanh trong vật liệu, đến xanh ở cuối chu kỳ sản phẩm.

Bạn đang đọc bài viết Chế biến vật liệu công nghệ cao trở thành ngành công nghiệp xanh như thế nào?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Mỗi ngày nên đi bộ bao nhiêu bước để duy trì sức khỏe?
Cuộc sống ngày nay thường bận rộn và nhiều người dường như không có đủ thời gian để tập luyện hoặc tham gia các hoạt động thể thao phức tạp. Tuy nhiên, đi bộ lại là một hoạt động vận động đơn giản, dễ dàng tích hợp vào lịch trình hàng ngày.
“Thành phố xanh” Freiburg
Thành phố Freiburg của Đức được coi là “Thành phố năng lượng mặt trời” hay “Thành phố xanh” của châu Âu, được biết đến với các chính sách môi trường ấn tượng và nguồn năng lượng mặt trời dồi dào.