Thứ sáu, 29/03/2024 02:16 (GMT+7)

Chế phẩm Redoxy-3C giải cứu sông, hồ Hà Nội như thế nào?

MTĐT -  Thứ ba, 28/05/2019 11:45 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Sau gần 3 năm thử nghiệm, chế phẩm Redoxy-3C đã cho những kết quả khả quan trong việc làm sạch các sông, hồ trên địa bàn TP. Hà Nội và được giới chuyên môn đánh giá cao.

Mới đây, Công ty TNHH Một thành viên Thoát nước Hà Nội đã trả lời báo chí về hiệu quả của việc áp dụng chế phẩm Redoxy-3C độc quyền của Đức vào giải quyết tình trạng ô nhiễm hồ.

Nói về kết quả đạt được sau khi sử dụng chế phẩm Redoxy-3C, bà Trần Lương Hiền, phụ trách Trung tâm kiểm nghiệm môi trường nước cho biết, sau hai năm sử dụng chế phẩm Redoxy-3C, Hà Nội đã xử lý được 87 hồ trong nội thành, kết quả cho thấy các hồ từ chỗ bị ô nhiễm đến nay chỉ tiêu oxy hòa tan tăng trung bình từ 2-3mg/l lên 8-9mg/l. Các chỉ tiêu PH, vi sinh vật, chất thải rắn lơ lửng trong nước đã giảm và đạt chuẩn cho phép.

“Kết quả, tất cả các hồ sau khi được xử lý đều không còn ô nhiễm, không còn cá chết như thời gian trước thời điểm xử lý. Qua kiểm tra chất lượng nước tại các hồ được xử lý ô nhiễm, tất cả các mẫu nước được xét nghiệm đều đạt tiêu chuẩn cột B1 của Bộ TN-MT”, bà Hiền thông tin.

Theo bà Hiền, thực chất chế phẩm Redoxy-3C đã được dùng ở một số nước như Thái Lan, Ấn Độ và Trung Quốc. Trước năm 2016, ông Nguyễn Thế Hùng – Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội có chuyến công tác tại Đức và nhận thấy các ao hồ bên đó rất sạch sẽ, nên tìm hiểu công nghệ xử lý nước để đưa về Việt Nam.

Hồ Ba Mẫu trong xanh trở lại sau khi dùng chế phẩm Redoxy-3C của Đức. Ảnh: Vnexpress. 

Trước đó, với mong muốn cải thiện điều kiện sống của người dân, đưa Hà Nội trở thành một điểm du lịch với đặc trưng nhiều hồ trong nội thành, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung rất tâm huyết trong việc tìm ra một công nghệ đơn giản, hiệu quả và giá thành hợp lý để áp dụng xử lý ô nhiễm các hồ trên địa bàn.

Qua nhiều trao đổi, lựa chọn, TP đã quyết định đặt hàng công ty của Đức nghiên cứu, sản xuất độc quyền chế phẩm Redoxy-3C cho việc xử lý ô nhiễm các hồ tại Hà Nội.

Đến tháng 8/2016 Cty Thoát nước đã tiến hành thử nghiệm xử lý ô nhiễm nước tại hồ Ba Mẫu, Giáp Bát, Hố Mẻ, quá trình thực hiện có sự giám sát của Tổ công tác được thành lập theo quyết định của thành phố.

Dưới hình thức cho bột chế phẩm Redoxy - 3C vào bình, pha loãng, sau đó nhân viên đi thuyền phun trực tiếp xuống mặt hồ, trong vòng nửa tháng ba hồ là Ba Mẫu, Giáp Bát, Hố Mẻ đã được phun hóa chất xử lý ô nhiễm. Kết quả sau một tháng triển khai, Tổ công tác của thành phố thống nhất đánh giá, nước hồ đã không còn mùi hôi khó chịu, ô nhiễm hữu cơ được ngăn chặn… công nghệ xử lý cơ bản không ảnh hưởng đến một số thành phần thuộc hệ sinh thái thủy sinh (tảo và động vật phù du).

Từ đó tổ công tác thống nhất đưa ra quy trình tạm thời xử lý, duy trì chất lượng nước tại 3 hồ đã xử lý và nhân rộng công nghệ này ra nhiều hồ tiêp theo trên địa bàn thành phố bằng chế phẩm Redoxy-3C.

Redoxy-3C là gì?

Redoxy-3C là một chế phẩm sinh học có thành phần thân thiện với môi trường cho kết quả xử lý nhanh ngay sau 24 giờ. Cách xử lý nước hồ cũng rất đơn giản, tiện lợi, chỉ cần một bước rải chế phẩm xuống hồ là xong, nên giải quyết được khuyết điểm của các công nghệ áp dụng trước đây.

Các chuyên gia môi trường cho rằng, đây là lựa chọn hoàn toàn hợp lý, bởi chế phẩm sinh học này được sản xuất sau khi đã nghiên cứu kỹ hơn 30 mẫu nước tại các hồ của Hà Nội.

Redoxy-3C là một chế phẩm sinh học có thành phần thân thiện với môi trường.

Trong năm 2018, Công ty Thoát nước Hà Nội sẽ tập trung đẩy nhanh tiến độ những hồ chưa được xử lý ô nhiễm; đồng thời, duy trì các hồ đã được xử lý đúng quy trình, bền vững.

Từng trao đổi với báo KT&ĐT về vấn đề này, GS.TS Mai Đình Yên (Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội) cho rằng, để hiệu quả xử lý môi trường nước hồ được bền vững, Hà Nội nên xây dựng cơ sở dữ liệu cho từng hồ để theo dõi quá trình xử lý.

Mỗi hồ có một đặc điểm, mức độ ô nhiễm khác nhau, nên cần có hồ sơ quản lý cụ thể để đưa các giải pháp phù hợp. “Thời gian tới cần làm sao cho những hồ này là một thực thể hoàn chỉnh, không chỉ sạch mà còn phải đẹp, sinh động, tạo cảnh quan như trồng cây xanh xung quanh, thả các loài sinh vật phù hợp” - GS.TS Mai Đình Yên nhận định.

Tôi đánh rất giá cao kết quả xử lý ô nhiễm nước hồ bằng chế phẩm Redoxy – 3C do Công ty Thoát nước Hà Nội thực hiện trong hơn một năm qua. Đáng nói, trong quá trình thực hiện công ty có sáng tạo ngay từ công tác phun giải (thay phun nổi bằng phun ngầm), quy trình công nghệ xử lý đã được bổ sung, cải tiến nhằm tiết kiệm chi phí, nhưng vẫn thu được đầy đủ các chỉ tiêu để đánh giá. Chế phẩm có tác dụng tốt, tuy nhiên cần tiếp tục duy trì theo dõi trên từng hồ để rút ra quy trình xử lý bền vững.

Đánh giá về hiệu qủa của chế phẩm này, chia sẻ với Vnexpress, GS Mai Đình Yên, chuyên gia về môi trường nước, Phó chủ tịch Hội sinh thái học Việt Nam cũng cho biết,  đây là chế phẩm tốt nhất trong các loại hóa chất mà Hà Nội từng dùng để xử lý ô nhiễm hồ.

"Về cơ bản nguyên lý hóa học hoạt động của loại chế phẩm này không khác nhiều so với các loại ở Việt Nam, nhưng họ đã tìm ra một loại chất dẫn kích thích oxy tăng nhanh khi hòa tan trong nước", ông Yên phân tích.

Cũng theo chuyên gia gần 50 năm nghiên cứu hệ sinh thái ao, hồ ở Hà Nội, loại chế phẩm này khi áp dụng làm sạch các hồ đã phát huy hiệu quả, khiến môi trường nước trong sạch hơn, các chỉ số oxy hòa tan đạt ngưỡng cho phép, giúp cho hệ sinh thái, thủy sinh phát triển tốt.

"Hiệu quả ai cũng có thể nhìn thấy được, nhưng vấn đề là cần vận hành nó thành một quy trình công nghệ hiện đại, thân thiện và tiết kiệm chi phí, nhân công nhất có thể", GS Yên nhấn mạnh.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Chế phẩm Redoxy-3C giải cứu sông, hồ Hà Nội như thế nào?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Giải bài toán rác thải ở Bắc Ninh
Theo kế hoạch từ 2024, Bắc Ninh cơ bản sẽ xử lý triệt để rác thải sinh hoạt phát sinh hàng ngày bằng các nhà máy đốt rác phát điện công nghệ hiện đại của thế giới.
Thú quý trở về và thông điệp xanh
Thời gian gần đây, ở các tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và một số địa phương khác, người dân liên tiếp phát hiện nhiều loài động vật quý hiếm như voọc Hà Tĩnh, lửng lợn Đông Dương, mang Trường Sơn, gà lôi trắng, khỉ mốc, rùa sa nhân...

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.