Thứ tư, 17/04/2024 00:45 (GMT+7)

Chế phẩm sinh học tái tổ hợp Bioplastic từ phụ phẩm chế biến thủy sản

MTĐT -  Thứ ba, 15/02/2022 17:30 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Các nhà khoa học từ Viện Công nghệ sinh học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã chế tạo ra loại chế phẩm sinh học tái tổ hợp Bioplastic từ phụ phẩm chế biến thủy sản.

tm-img-alt
Các chế phẩm của đề tài nghiên cứu. Ảnh: TL 

Đề tài được thực hiện với mục tiêu xây dựng được quy trình công nghệ, mô hình thiết bị và sản xuất chế phẩm sinh học có khả năng tổng hợp nhựa sinh học Polyhydroxyalkanoate (PHA) đạt trên 50%. Theo TS. Nguyễn Thị Đà - Chủ nhiệm đề tài: "PHA là một trong những loại nhựa sinh học được nghiên cứu nhiều nhất, dự kiến sẽ thay thế một số loại nhựa hóa học ngày nay bởi một số tính chất cơ học của chúng như tính linh hoạt, tính đàn hồi... đồng thời đây là nhựa nhiệt dẻo và đặc biệt là khả năng phân hủy sinh học”.

Qua quá trình nghiên cứu, đến nay, nhóm nghiên cứu đã khảo sát được khả năng sinh tổng hợp PHA của cả 4 chủng (DV01, G505, G515, G300) trên nguồn dinh dưỡng phụ phẩm cá và 2 chủng cho hàm lượng nhựa sinh học cao nhất là chủng GB515 (7,325%) và chủng DV01 (30,4%).

Đồng thời, đã nghiên cứu được các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nuôi cấy, thu bào tử tạo chế phẩm và điều kiện bảo quản chế phẩm từ chủng tái tổ hợp; xây dựng được quy trình công nghệ và mô hình thiết bị cho tạo chế phẩm vi sinh quy mô pilot 100 lít/mẻ và xây dựng được quy trình xử lý phế phụ phẩm cá tra làm nguyên liệu lên men…Với những kết quả đạt được, Hội đồng nghiệm thu đề tài đánh giá cao những nỗ lực, cố gắng và tâm huyết của nhóm nghiên cứu, giúp Việt Nam tiếp cận gần hơn với những công nghệ mới, hiện đại.

Theo số liệu thống kê, tổng sản lượng thủy sản của Việt Nam đạt khoảng 7 triệu tấn/năm. Trong đó phụ phẩm chiếm khoảng 15-20% (khoảng hơn 1 triệu tấn). Tuy nhiên nguồn phế phẩm này chưa được tái sử dụng nhiều mà một lượng lớn đã thải ra môi trường gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Vì vậy, kết quả của đề tài nghiên cứu trên có ý nghĩa rất lớn đối với cả công nghiệp và môi trường, tạo bước đột phá về công nghệ sản xuất nhựa sinh học bằng chính nguồn phụ phẩm có sẵn ở trong nước, vừa góp phần bảo vệ môi trường.

Bạn đang đọc bài viết Chế phẩm sinh học tái tổ hợp Bioplastic từ phụ phẩm chế biến thủy sản. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Bắc Lãm

Cùng chuyên mục

Biến xơ mướp thành nguyên liệu thời trang độc đáo
Nảy sinh ý tưởng tận dụng nguồn nguyên liệu bỏ phí từ cây mướp, vốn rất dồi dào tại Việt Nam, Công ty Cổ phần Loofaa đã có cách làm sáng tạo biến xơ mướp thành nguyên liệu “xanh” cho những sản phẩm thời trang độc đáo và thân thiện với môi trường.

Tin mới

Nước lọc có hạn sử dụng không?
Nước uống đóng chai được nhiều người thường xuyên sử dụng vì tính tiện lợi, vệ sinh, dễ dàng mua được ở bất cứ đâu. Tuy nhiên, nhiều người thường không chú ý đến cách bảo quản và hạn sử dụng của nước uống đóng chai.