Thứ sáu, 26/04/2024 05:25 (GMT+7)

Chi tiết quy hoạch đường Vành đai 4 vùng Thủ đô sau 10 năm vẫn... "trên giấy"

MTĐT -  Thứ tư, 29/09/2021 10:29 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Từ năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết đường Vành đai 4 Vùng Thủ đô Hà Nội. Thế nhưng, đến nay, sau 10 năm đường Vành đai 4 vẫn nằm giấy.

tm-img-alt

Theo tìm hiểu của PV Dân Việt, tại Quyết định số 1278/QĐ-TTg ngày 29/7/2011, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch chi tiết đường Vành đai 4 Vùng Thủ đô Hà Nội đi qua 3 tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang và TP.Hà Nội.

Trong đó, chiều dài đoạn tuyến đi qua 14 huyện của TP.Hà Nội, Hưng Yên và Bắc Ninh là khoảng 98km. Điểm đầu tại km3+695 trên đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai (địa phận xã Thanh Xuân, Sóc Sơn, Hà Nội).

Điểm cuối là km35+300 trên đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long (địa phận xã Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh).

Trong đó, 56,5km đi qua TP.Hà Nội; 20,3km đi qua tỉnh Hưng Yên và 21,2km đi qua tỉnh Bắc Ninh. Quy mô 6 làn xe, tiến độ hoàn thành toàn tuyến là trước năm 2020, trong đó, đoạn qua địa phận Hà Nội hoàn thành trước năm 2018.

Ngoài ra, tuyến đường Vành đai 4 còn đi qua địa phận huyện Việt Yên và huyện Hiệp Hoà của tỉnh Bắc Giang.

Nguồn vốn đầu tư được xác định từ vốn ngân sách nhà nước, vốn ODA, từ khai thác quỹ đất của các địa phương có tuyến đường đi qua. Tuyến đường này được tách thành dự án độc lập theo từng địa phương. UBND tỉnh, thành phố lập dự án, huy động nguồn vốn để đầu tư.

Mặc dù, quy hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt rất chi tiết về nguồn vốn, quy mô, chiều dài tuyến, thời gian hoàn thành trước năm 2020, nhưng đến nay đã tròn 10 năm quy hoạch trôi qua, dự án đường Vành đai 4 vẫn chỉ nằm giấy chưa biết đến bao giờ mới được triển khai.

Sau 10 năm quy hoạch, đường Vành đai 4 vùng Thủ đô vẫn nằm trên giấy - Ảnh 1.

Để sớm khởi động lại dự án Vành đai 4 vùng thủ đô Hà Nội, năm 2020, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ, tại thời điểm đó, mới chỉ có thành phố Hà Nội lập đề xuất đầu tư các dự án thành phần theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao) nhưng chưa phê duyệt. Các đoạn tuyến còn lại qua tỉnh Hưng Yên và Bắc Ninh chưa lập đề xuất đầu tư dự án.

Chỉ ra việc chậm chễ khiến tuyến đường Vành đai 4 sau nhiều năm được phê duyệt quy hoạch vẫn chỉ nằm trên giấy, Bộ GTVT cho rằng: "Khả năng huy động nguồn lực của các địa phương có dự án đi qua khó khăn".

"Trong khi tổng mức đầu tư lại lớn, thủ tục đầu tư theo hình thức BT - đổi đất lấy hạ tầng phức tạp, không khả thi với các địa phương ngoài Thủ đô Hà Nội", báo cáo của Bộ GTVT nêu rõ.

Quay ngược về quá khứ, giải trình về khó khăn của dự án đường Vành đai 4, khi đó, Sở GTVT Hà Nội lý giải: "Do dự án vốn đầu tư lớn, nên Hà Nội gặp khó khi kêu gọi đầu tư".

Sau gần 1 năm kể từ thời điểm năm 2020, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đến ngày 20/9/2021, Thành uỷ Hà Nội mới thông qua Nghị quyết đầu tư dự án đường Vành đai 4 vùng Thủ đô.

Chi tiết quy hoạch đường Vành đai 4 vùng Thủ đô sau 10 năm vẫn... "trên giấy"
tm-img-alt
tm-img-alt
Đường vành đai 4 được quy hoạch kết nối với nhiều tuyến cao tốc huyết mạch như tuyến Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Hải Phòng, Pháp Vân - Cầu Giẽ. Ảnh: Ngọc Hải

Đến lúc này, Thành ủy Hà Nội, xác định đường Vành đai 4 là một trong các nhiệm vụ trọng tâm cần ưu tiên tập trung lãnh đạo, chỉ đạo của thành phố, nhằm từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông của Thủ đô theo quy hoạch.

Sau khi Ban Chấp hành Đảng bộ TP.Hà Nội thống nhất, biểu quyết 100% quyết nghị đồng ý về chủ trương triển khai dự án Đầu tư xây dựng tuyến đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, Thành ủy Hà Nội yêu cầu cơ quan chức năng xây dựng phương án và phân kỳ đầu tư phù hợp với khả năng cân đối nguồn lực, bảo đảm hiện đại, đồng bộ toàn tuyến, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu giao thông trước mắt và lâu dài.

Chi tiết quy hoạch đường Vành đai 4 vùng Thủ đô sau 10 năm vẫn... "trên giấy" - Ảnh 3.

Về nguồn đầu tư cho dự án đường Vành đai 4 này, Hà Nội sẽ cân đối, bố trí đủ nguồn vốn đáp ứng nhu cầu, tiến độ thực hiện các dự án thành phần trong các kỳ kế hoạch đầu tư công trung hạn (giai đoạn 2021-2025 và 2026-2030).

Đồng thời, Hà Nội nghiên cứu, đề xuất cơ chế đặc thù về khai thác quỹ đất hai bên tuyến đường cũng như các cơ chế khác nhằm huy động nguồn lực, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Đánh giá về vài trò của tuyến đường vành đai 4 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch, trao đổi với PV Dân Việt, GS.TS Từ Sỹ Sùa - Giảng viên Cao cấp trường Đại học GTVT cho biết: "Tuyến đường Vành đai 4 vùng Thủ đô có vai trò rất quan trọng trong việc liên kết giữa các vùng kinh tế của Thủ đô. Đặc biệt, sự tăng trưởng nóng về kinh tế xã hội đã gây nên nhiều áp lực về hạ tầng giao thông, nếu Hà Nội không đẩy nhanh tiến độ sẽ kìm hãm sự phát triển kinh tế của vùng".

GS.TS Từ Sỹ Sùa cho rằng: "Tuyến đường Vành đai 4 khi hoàn thành không chỉ góp phần giảm ùn tắc giao thông, mở rộng không gian phát triển cho thành phố mà còn kéo giãn mật độ dân cư tại khu vực nội đô giảm tải cho vùng lõi của TP.Hà Nội".

"Ngoài ra sẽ góp phần phát triển kinh tế đô thị và nông thôn, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực hai bên tuyến đường mà còn tăng cường khả năng kết nối, tạo động lực, tác động lan tỏa liên vùng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh, thành phố trong Vùng Thủ đô, vùng Đồng bằng sông Hồng và Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ", GS.TS Từ Sỹ Sùa phân tích.

Sau 10 năm quy hoạch, đường Vành đai 4 vùng Thủ đô vẫn nằm trên giấy - Ảnh 4.
Bạn đang đọc bài viết Chi tiết quy hoạch đường Vành đai 4 vùng Thủ đô sau 10 năm vẫn... "trên giấy". Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Theo Dân Việt

Cùng chuyên mục

Tình hình khí hậu năm 2024 dự kiến sẽ tồi tệ hơn năm 2023
Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) giữa tháng 1/2024 cho biết năm 2023 là năm nóng nhất được ghi nhận trên hành tinh. Nhưng ảnh hưởng liên tục của hiện tượng khí hậu El Nino trong nửa đầu năm 2024 sẽ có nguy cơ lập kỷ lục nhiệt độ mới trong năm nay.
[Infographic] Kỹ năng phòng chống rét đậm, rét hại
Những ngày qua, do ảnh hưởng của không khí lạnh cường độ mạnh, toàn miền Bắc đã xảy ra rét đậm, rét hại, vùng núi cao xuất hiện băng giá, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân và sản xuất nông nghiệp.
Toàn cảnh vụ rơi máy bay quân sự tại Quảng Nam
Máy bay Su 22, số hiệu 5880 do Đại úy phi công Đỗ Tiến Đức, Phi đội trưởng Phi đội 1 điều khiển; cất cánh lúc 11 giờ 4 phút, ngày 9/1, đến 11 giờ 14 phút cùng ngày phi công báo máy bay gặp sự cố không thể về hạ cánh được.

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.