Thứ sáu, 29/03/2024 17:22 (GMT+7)

Chiến lược bảo vệ môi trường biển và hải đảo đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

MTĐT -  Thứ bảy, 18/09/2021 09:15 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Bộ Tài nguyên và Môi trường đang lấy ý kiến rộng rãi góp ý của nhân dân với Dự thảo Nghị quyết của Chính phủ phê duyệt Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Đặt mục tiêu đến năm 2030: Tài nguyên biển và hải đảo được khai thác, sử dụng bền vững, công bằng phục vụ cho phát triển các ngành kinh tế biển, nâng cao đời sống và sinh kế cộng đồng, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa biển, ứng phó và thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên biển và hải đảo.

Ô nhiễm môi trường biển được kiểm soát, ngăn ngừa và giảm thiểu; các nguồn gây ô nhiễm từ đất liền và trên biển, các vấn đề về ô nhiễm xuyên biên giới, sự cố môi trường biển, ô nhiễm rác thải nhựa đại dương và sinh vật ngoại lai xâm hại được quan trắc, kiểm soát và quản lý hiệu quả. Năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai, biến đổi khí hậu và tác động của nước biển dâng được tăng cường, đạt trình độ ngang tầm với các nước tiên tiến trong khu vực.

Tầm nhìn đến năm 2045: Tài nguyên biển và hải đảo được khai thác, sử dụng bền vững cho phát triển kinh tế biển, kinh tế tuần hoàn, carbon thấp, xã hội hài hòa với thiên nhiên nhằm góp phần quan trọng đưa Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh, an toàn, tham gia chủ động và có trách nhiệm vào giải quyết các vấn đề quốc tế và khu vực về biển và đại dương.

tm-img-alt
Nhiệm vụ định hướng quan trọng là khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên biển và hải đảo. Ảnh minh họa

Dự thảo cũng nêu rõ các nhiệm vụ, định hướng của Chiến lược. Theo đó, một nhiệm vụ định hướng quan trọng là khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên biển và hải đảo. Cụ thể, đối với phân vùng không gian biển cho các mục tiêu khai thác, sử dụng tài nguyên biển và hải đảo, ưu tiên bố trí không gian biển cho hoạt động của các ngành như sau:

Phát triển du lịch sinh thái, thám hiểm khoa học, du lịch cộng đồng; du lịch văn hóa; du lịch ra các đảo, vùng biển xa bờ; tìm kiếm thăm dò khoáng sản, dầu khí, các dạng hydrocarbon phi truyền thống tại các bể trầm tích vùng nước sâu xa bờ; phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển, khai thác thủy sản xa bờ, bảo tồn nguồn lợi thủy sản; phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế với các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghệ nền tảng, công nghệ nguồn…

Đối với nhiệm vụ bảo tồn đa dạng sinh học và nguồn lợi biển và hải đảo: Bảo vệ, duy trì hệ thống các khu bảo tồn hiện có; điều tra, khảo sát, đánh giá đề xuất thành lập các khu bảo tồn mới trên các vùng biển, ven biển và hải đảo; tăng cường công tác bảo tồn đa dạng sinh học ngoài khu bảo tồn. Kiểm soát chặt chẽ hoạt động khai thác, gây nuôi và buôn bán xuyên biên giới các loài sinh vật biển hoang dã thuộc danh mục cần được bảo tồn.

Về ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng: Nâng cao khả năng chống chịu và phục hồi của hệ thống tự nhiên và xã hội trước các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu; giám sát tác động của biến đổi khí hậu đến các lĩnh vực trên vùng biển và ven biển. Quy hoạch và phát triển cơ sở hạ tầng, bố trí sắp xếp lại các khu dân cư ở những vùng thường xuyên bị tác động của thiên tai; củng cố và xây mới các công trình cấp, thoát nước đô thị lớn; chống sạt lở bờ sông, bờ biển; triển khai các giải pháp công trình, phi công trình ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn.

Dự thảo cũng nêu rõ các giải pháp thực hiện bao gồm:

1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo;

2. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo;

3. Phát triển khoa học, công nghệ;

4. Chủ động tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế về quản lý, nghiên cứu tài nguyên, môi trường biển và hải đảo;

5. Đẩy mạnh giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực biển;

6. Xây dựng cơ chế tài chính bền vững phục vụ khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên biển và hải đảo.

PV

Bạn đang đọc bài viết Chiến lược bảo vệ môi trường biển và hải đảo đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Phó Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc bị bắt
Ngày 28/3, Trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã ra quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với ông Phạm Hoàng Anh, Phó Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn.
Đắk Nông nhận Huân chương Độc lập hạng nhất
Tối 23/3, tại thành phố Gia Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tham dự Lễ kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh Đắk Nông (1/1/2004 - 1/1/2024) gắn với kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng Gia Nghĩa (23/3/1975 - 23/3/2024).
Ông Trần Hoàng Tuấn điều hành UBND tỉnh Quảng Ngãi
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi đã họp và kết luận giao ông Trần Hoàng Tuấn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chịu trách nhiệm điều hành UBND tỉnh Quảng Ngãi cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh.

Tin mới

Bài thơ: Giấc mơ Hồng
Đêm qua, em có giấc mơ hồng///Được gặp anh ở cuối trời Tây///Vẫn dõi theo từng hơi thở, từng bước đi///Gửi đến bao tình thương và nỗi nhớ
Bài thơ: Chút tương tư
Thả câu thơ đêm muộn màng///Ngọn đèn bên phố trôi ngang bềnh bồng //Đêm gầy uống cạn dòng sông//Buồn ơi! Xuân hết mà đông chưa tàn.