Thứ sáu, 29/03/2024 13:27 (GMT+7)

Chiến lược nào cho TP Bắc Giang để "đặc sản mỳ Kế" trở nên sạch và đẹp ?!

Đặng Nam -  Thứ hai, 18/10/2021 08:11 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Khi PV đặt lịch làm việc, bàn về giải pháp - định hướng - hỗ trợ để các hộ làm đặc sản mỳ Kế vừa có thu nhập ổn định, giữ được nghề truyền thống như một nét văn hóa, đảm bảo vệ sinh ATTP...thì chỉ nhận được "cái phớt" lờ của lãnh đạo phường Dĩnh Kế- TPBG

Hiện nay, tại thành phố Bắc Giang (tỉnh Bắc Giang) còn lại vài làng nghề tạo nên đặc sản tên tuổi như: Bún Đa Mai (phường Đa Mai); chè kho Mỹ Độ (phường Mỹ Độ); bánh đúc Đồng Quan (xã Đồng Sơn); mỳ Kế và bánh đa Kế (phường Dĩnh Kế). Tuy nhiên, chỉ có đặc sản bánh đa Kế được duy trì hoạt động theo mô hình hợp tác xã còn lại các đặc sản khác đều do các hộ cá thể tự “bảo tồn” nên việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, an toàn giao thông, trật tự đô thị là câu hỏi lớn chưa có lời đáp, nhất là phường Dĩnh Kế với mỳ Kế.

tm-img-alt

Cụ Nguyễn Thị Tách, 75 tuổi, ở tổ dân phố Phú Mỹ 2 - phường Dĩnh Kế- TP Bắc Giang (ngoài cùng bên trái) là một trong số ít người làm nghề mỳ đầu tiên ở khu vực Kế từ khoảng 50 năm trước. Cụ cho biết, cả phường hiện nay chỉ còn hơn 30 hộ làm mỳ. Còn các bạn trẻ đi công nhân, công chức, kinh doanh. Còn rất ít người thích duy trì làm đặc sản này.

tm-img-alt
Cũng từ làm mỳ gạo mà gia đình cụ Tách và nhiều hộ trong tổ dân phố Phú Mỹ 2 có "của ăn của để", xây nhà khang trang, điều kiện cuộc sống rất khấm khá.
tm-img-alt
Mỗi một lò làm mỳ thường phải có từ 3 đến 5 hộ làm chung (chung sức, chung tiền và cùng nhau bán thành phẩm). Giờ khai lò từ 4h sáng với rất nhiều công đoạn, như: Xay gạo, tráng bánh, phơi bánh, thái bánh, đóng gói. Đây là nghề đặc thù- vẫn phải làm thủ công, tuy nhiên, hiện nay máy móc hỗ trợ nhiều nên cũng đỡ vất vả hơn nhiều so với trước đây - 100% làm thủ công bằng tay. 
tm-img-alt
Tuy không nổi tiếng, và phân phối nhiều nơi như đặc sản mỳ Chũ nhưng mỳ Kế cũng là sự lựa chọn của nhiều gia đình, vừa ăn, vừa làm quà tặng "đặc sản quê hương" 
tm-img-alt
Vì là sản xuất thủ công, những người thợ lành nghề là những người nông dân nên vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm gần như "khuất mắt trông coi". Theo tìm hiểu của PV Môi trường và Đô thị, tất cả các lò sản xuất mỳ Kế đều không có Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Do vậy, khách hàng chủ yếu cũng là những người quen biết với tư tưởng "tin nhau là chính" 
tm-img-alt
Các dụng cụ để làm mỳ phần lớn được tự chế và tận dụng và chưa đảm bảo vệ sinh sạch sẽ. Ví dụ, các "nghệ nhân mỳ Kế" thường ngâm bột gạo bằng thùng sơn tường bỏ đi.
tm-img-alt
Sau khi bánh được tráng xong, người dân sẽ mang bánh ra phơi khô dưới ánh sáng mặt trời cho "đủ nắng". Do vậy, chọn được không gian rộng, sạch sẽ để đảm bảo cho sợi mỳ trên bàn ăn không có một hạt sạn là điều những người làm mỳ ở Dĩnh Kế rất mong muốn.
tm-img-alt
Mật độ dân cư nơi đô thị dày đặc khiến những nơi tâm linh như này là không gian lý tưởng để những lò làm mỳ Kế tận dụng, tranh thủ. 
tm-img-alt

Trên địa bàn phường Dĩnh Kế, những hộ làm mỳ đã phơi ở tất cả mọi nơi đất trống, đất “nhàn rỗi". Với họ, chỗ phơi cần thiết hơn môi trường phơi có sạch sẽ, ít bụi bặm... Trong ảnh, một người dân vừa phơi mỳ ở đường Anh Thơ 2- phường Dĩnh Kế đang trở về để chuẩn bị về để chuyên chở "mẻ" tiếp theo

tm-img-alt
Vì không có chỗ phơi hoặc ngại di chuyển xa- khó trông nom, nên người dân làng nghề thậm chí còn phơi mỳ ngay cạnh cống rãnh thoát nước bốc mùi hôi thối (bên ngoài công viên Hoàng Hoa Thám- nằm cạnh QL1A- trên địa bàn phường Dĩnh Kế)
tm-img-alt
Trong ảnh, mỳ Kế được phơi cạnh khu vực thu gom rác thải, bên ngoài Bệnh viện Đa khoa quốc tế Hà Nội- Bắc Giang
tm-img-alt
"Mỳ sạch" được phơi cạnh công trình xây dựng của dự án mở rộng Trường Tiểu học phường Dĩnh Kế với bụi bặm, xi, cát...
tm-img-alt
Mỳ đã được thái cũng phơi cạnh nắp hố gas bên ngoài khu vực BVĐK Quốc tế Hà Nội- Bắc Giang trước khi đóng gói đưa đến tay thực khách
tm-img-alt
Một chủ lò mỳ Kế dùng tay không (không có găng tay vệ sinh) nhặt sạn đất do xe cộ đi qua bắn lên vỉa hè.
tm-img-alt
Bánh làm mỳ cũng được "nằm cạnh" đồ gỗ mới sơn sửa của một cơ sở kinh doanh, sản xuất đồ nội thất trên hè đường Anh Thơ 4
tm-img-alt
Nhiều người làm mỳ lo ngại bụi bặm ảnh hưởng đến sản phẩm, uy tín đã di chuyển sang phơi ở khu công viên thuộc Khu đô thị phía Nam TP Bắc Giang (xã Tân Tiến- TP Bắc Giang).
tm-img-alt

Tưởng chừng phơi gần hồ, công viên sẽ rất sạch sẽ, ai ngờ lại bị xe tải của Công ty cổ phần đầu tư Minh Hùng gây bụi mù mịt. Xe tải kiểu này không ít lần bị cộng đồng mạng dậy sóng vì gây quá khổ, quá tải, không phủ bạt khiến đất đá rơi vãi trên đường gom gần KĐT phía Nam TP Bắc Giang

tm-img-alt
Khi nhiễm bụi bẩn như thế này, đối với những bánh mới phơi - còn ẩm sẽ bị bắt bụi thì đương nhiên chủ lò phải bỏ đi. Còn bánh đã khô- ít bám bụi thì sẽ được người làm mỳ “xử lý” cho sạch sẽ
tm-img-alt
Khi phóng viên Môi trường Đô thị đặt lịch làm việc, bàn về giải pháp- định hướng- hỗ trợ để các hộ làm đặc sản mỳ Kế vừa có thu nhập ổn định, giữ được nghề truyền thống như một nét văn hóa, đảm bảo vệ sinh ATTP...thì chỉ nhận được "cái phớt" lờ của lãnh đạo chính quyền phường Dĩnh Kế- TP Bắc Giang.

(Còn nữa)

Bạn đang đọc bài viết Chiến lược nào cho TP Bắc Giang để "đặc sản mỳ Kế" trở nên sạch và đẹp ?!. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới