Thứ năm, 18/04/2024 13:11 (GMT+7)

Cho vay ngang hàng: Một kiểu Uber, Grab trong tài chính

Khắc Dzũng -  Thứ năm, 21/12/2017 19:57 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Khi mà các dịch vụ taxi, xe ôm công nghệ như Uber, Grab chưa lắng xuống thì tại Việt Nam lại xuất hiện nhiều ứng dụng cho vay ngang hàng (peer to peer-P2P) và người tiêu dùng đang bắt đầu làm quen.

Mô hình P2P cũng bao gồm hình thức cho vay đảm bảo (thể chấp) và không đảm bảo (tín chấp) giống với hình thức các ngân hàng đang áp dụng hiện nay. Chỉ khác ở điểm việc thẩm định sẽ được tiến hành trực tuyến và nhà đầu tư có quyền lựa chọn đối tác cần vay trên nền tảng P2P cũng như theo dõi nguồn lợi nhuận từ người được cho vay.

Ngoài ra, hình thức vay không đảm bảo được lưu ý chỉ phù hợp với khoản vay nhỏ, vay tiêu dùng… còn đối với hình thức đảm bảo được dùng cho khoản vay lớn. Người vay buộc phải thế chấp tài sản có giá trị cao mới được chấp thuận. Bù lại, P2P có tính bảo mật thông tin cao dựa trên công nghệ BigData thực hiện vai trò mã hóa, lưu và  kiểm soát tất cả thông tin khách hàng. Qua đó, việc thẩm định thông tin khách hàng sẽ nhanh và rẻ hơn hình thức truyền thống.

Lãi suất được tính dựa trên cơ sở phân tích thông tin tài khoản tín dụng, tài khoản mạng xã hội… và khách hàng sẽ được chia thành các dạng tương ứng như của ngân hàng truyền thống. Hơn nữa, P2P ra đời được xem là giải pháp thay thế hình thức tín dụng đen với lãi suất “cắt cổ”, làm giảm các hoạt động cho vay trái pháp luật.

Trên thế giới, các mô hình cho vay ngang hàng đang phát triển bùng nổ. Mô hình này lần đầu tiên xuất hiện ở Anh (Zopa, Funding Circle), sau đó thành công tại thị trường Mỹ (Lending Club, Prosper, SoFi, OnDeck, Avant) và đạt đỉnh tại Trung Quốc (Lufax, JimuBox, Dianrong, PPdai, Renrendai).

Tima là công ty công nghệ Việt Nam đã thành công trong việc triển khai mô hình cho vay ngang hàng này ở thị trường trong nước thời gian qua.

Nhóm sáng lập sản phẩm Tima cho biết “Công nghệ đã và đang mang lại nhiều lợi ích rất rõ ràng cùng nhiều trải nghiệm mang tính đột phá cho người dùng trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống bao gồm cả tài chính. Những đơn vị khởi nghiệp trong lĩnh vực Fintech như chúng tôi, kỳ vọng có thể đem tới những công cụ tài chính thiết thực, tiện ích theo xu hướng mới của thế giới, giúp cuộc sống của người Việt ngày càng tốt hơn”.

Trong họp báo cho ra mắt “Sàn kết nối tài chính” hôm 20-12, đại diện Tima cho biết mỗi ngày họ đang xử lý hơn 1.000 đơn vay mới, tiến tới mở rộng quy mô trên toàn quốc và nâng cao năng lực xử lý 10.000 đơn vay / ngày. Hiện đã có gần 5.000 đơn vị trên toàn quốc tham gia cho vay trên sàn tài chính Tima, với hơn 800.000 khách hàng, tổng số tiền luỹ kế đã được kết nối thành công là hơn 15 nghìn tỷ đồng (gần 700 triệu đô la Mỹ).

Bạn đang đọc bài viết Cho vay ngang hàng: Một kiểu Uber, Grab trong tài chính. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Ninh Bình: Khai hội Hoa Lư 2024
Tối 17/4, tại Khu Di tích Quốc gia Đặc biệt Cố đô Hoa Lư (tỉnh Ninh Bình) đã long trọng tổ chức kỷ niệm 1.100 năm ngày sinh Đinh Tiên Hoàng Đế và khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2024.
Khai mạc Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3
Tối 17/4, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, UBND TP Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội Xuất bản Việt Nam phối hợp tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ ba - năm 2024.