Thứ sáu, 19/04/2024 06:20 (GMT+7)

Bất cập tại BOT cầu Yên Lệnh: Chủ đầu tư nói... do Bộ GTVT! (Kỳ 4)

Yến Oanh- Giao Thương -  Thứ tư, 11/04/2018 18:10 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Một loạt các bất cập được Kiểm toán Nhà nước chỉ ra tại dự án BOT cầu Yên Lệnh. Lý giải những vấn đề trên, đại diện chủ đầu tư là công ty TNHH BOT cầu Yên Lệnh trả lời rằng do bộ Giao thông vận tải!?

Tòa soạn Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử đã đăng tải 3 bài viết nêu lên những điểm bất cập mà Kiểm toán Nhà nước và Bộ Tài chính đã chỉ ra tại dự án BOT cầu Yên Lệnh. Ngày 10/4, PV đã có buổi trao đổi với ông Ngọc Thanh Tú, Phó giám đốc phụ trách dự án để làm rõ nhưng vấn đề mà dư luận quan tâm.

“Do chỉ đạo của Bộ Giao thông Vận tải!”

Thứ nhất, về kết luận của Kiểm toán Nhà nước chỉ ra khi thực hiện dự án trên, nhà đầu tư không lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho gói thầu thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành làm cơ sở thực hiện nhưng vấn lập quyết toán số tiền hơn 700 triệu đồng. Dư luận đặt ra câu hỏi có hay không tình trạng quyết toán khống?.

Kiểm toán nhà nước chỉ ra một loạt các bất cập tại dự án BOT cầu Yên Lệnh, phía chủ đầu tư lại cho rằng đều thực hiện theo chỉ đạo của bộ GTVT.

Trả lời vấn đề trên, ông Ngọc Thanh Tú cho rằng: “Theo quy định tại thông tư 55/216/TT-BTC thì chi phí thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành là do cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà ở đây là bộ Giao thông Vận tải ( Bộ GTVT)

Nhà đầu tư không được phép lựa chọn đơn vị thực hiện. Khi thực hiện thẩm tra quyết toán thì Bộ GTVT sẽ có văn bản đề nghị Nhà đầu tư thanh toán chi phí thẩm tra”.

“Bộ GTVT sẽ thỏa thuận quyết toán với các nhà đầu tư và là đơn vị thực hiện công tác thỏa thuận quyết toán này chứ không phải bên tôi tự chọn nhà thầu nào để vào quyết toán được.

Cái này bộ GTVT tự làm. Khi lập quyết toán thì xác định theo điều 21, thông tư 09/2016, trình lên bộ thì bộ thẩm tra cái giá trị bản thân họ làm. Sau này họ có văn bản đề nghị bên tôi trả tiền. Chứ hiện tại mới có thỏa thuận chứ chưa trả tiền gì cả....”

Về công tác lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, dự toán, Kiểm toán Nhà nước đánh giá thiết kế bản vẽ thi công các gói thầu xây lắp được duyệt còn có nội dung chưa phù hợp. Trong quá trình thực hiện phải thay đổi kết cấu áo đường từ bê tông nhựa độ chặt C12 thành bê tông nhựa Polyme P12.

Lý giải nguyên nhân thay đổi kết cấu áo đường từ bê tông nhựa C12 sang bê tông nhựa P12, ông Tú cho hay, mục đích nhằm khắc phục tình trạng hằn lún vệt bánh xe, việc này đã được bộ GTVT chấp thuận. Chủ trương của bộ là áp dụng công nghệ mới. Thiết kế cơ sở do Bộ làm, chủ đầu tư chỉ đề xuất phương án tối ưu, giá không được cao hơn C12.

Về vấn đề dự án khởi công trước khi được cấp giấy chứng nhận đầu tư và ký hợp đồng BOT, cụ thể, dự án khởi công ngày 27/3/2015, trong khi đó ngày cấp giấy chứng nhận đầu tư là 13/11/2015 và ngày ký phụ lục hợp đồng BOT ngày 15/1/2016, ông Tú cũng khẳng định chỉ “thực hiện theo chỉ đạo của Bộ GTVT”.

Kiểm điểm vì làm tắt- không tiến hành thương thảo hợp đồng

Về việc Kiểm toán nhà nước chỉ ra rằng Công ty TNHH BOT Yên lệnh ký kết hợp đồng với các đơn vị thực hiện gói thầu tư vấn và chi khác, đơn vi thi công của nhà đầu tư thực hiện các gói thầu xây lắp. Nhưng các bên đã không tiến hành thương thảo hợp đồng gói thầu xây lắp số 1 và 2 trước khí ký hợp đồng theo đúng trình tự quy định.

Biên bản họp chấn chỉnh, rút kinhg nghiệm trong công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, công tác quản lý tài chính, kế toán theo kiến nghị của Kiểm toán nhà nước được thực hiện bởi công ty TNHH BOT cầu Yên Lệnh ngày 3/1/2018.

Biễn bản ghi rõ nghiêm túc rút kinh nghiệm trong việc rà soát thiết kế bản vẽ thi công, dự toán tránh làm thay đổi thiết kế và thiếu sót khối lượng....

Ông Ngọc Thanh Tú thừa nhận các gói thầu tư vấn Nhà đầu tư đã thực hiện đầy đủ theo quy định của pháp luật. Riêng 2 gói thầu xây lắp là Nhà đầu tư tự thực hiện nên chưa ký biên bản thương thảo trước khi ký hợp đồng chính thức. Việc này công ty đã tổ chức chấn chỉnh rút kinh nghiệm  theo ý kiến của kiểm toán.

“Theo quyết định thì trước khi ký hợp đồng phải có bản thương thảo mặc dù nhà đầu tư tự thực hiện, tự lập nhưng phải tách biệt ra công ty BOT và nhà đầu tư vẫn phải ký một hợp đồng.

Trước khi ký hợp đồng thì vẫn nguyên nội dung đó, tóm tắt các nội dung chính, ký vào biên bản thương thảo, sau đó ốp vào hợp đồng nhưng bên tôi đã thiếu bước đó nên phải nhận trách nhiệm.Việc này công ty đã tổ chức rút kinh nghiệm, có biên bản rút kinh nghiệm”, ông Tú lý giải.

Dự án đầu tư xây dựng Quốc lộ 38 đoạn từ cầu Yên Lệnh đến nút giao Vực Vòng theo hình thức hợp đồng BOT, được khởi công xây dựng từ 25/3/2015. Điểm đầu của dự án tại Km 69+722-QL38 hiện tại, thuộc Phường Hiến Nam, TP. Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên và kết thúc tại Km 82+300-Quốc lộ38 (nút giao Vực Vòng) thuộc xã Yên Bắc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Tổng chiều dài tuyến khoảng 12,4 km trong đó đoạn trùng tuyến cũ khoảng 4,2 km.

Tuyến đường đạt tiêu chuẩn đường cấp 3 đồng bằng, 2 làn xe, vận tốc thiết kế 80km/h. Thời gian thu phí gần 16 năm. Dự án do Liên danh Tổng công ty Thăng Long và Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 4 (Cienco 4) làm chủ đầu tư.

Trách nhiệm của Bộ GTVT đến đâu trong hàng loạt bất cập ở BOT quốc lộ 38 (kỳ 5)

Bạn đang đọc bài viết Bất cập tại BOT cầu Yên Lệnh: Chủ đầu tư nói... do Bộ GTVT! (Kỳ 4). Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Ninh Bình: Khai hội Hoa Lư 2024
Tối 17/4, tại Khu Di tích Quốc gia Đặc biệt Cố đô Hoa Lư (tỉnh Ninh Bình) đã long trọng tổ chức kỷ niệm 1.100 năm ngày sinh Đinh Tiên Hoàng Đế và khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2024.