Thứ năm, 28/03/2024 16:30 (GMT+7)

Chủ tịch Quốc hội: “Quá cần thiết có luật quản lý phát triển đô thị”

MTĐT -  Thứ sáu, 13/04/2018 10:38 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân: “Chúng ta thấy quá cần thiết có luật quản lý phát triển đô thị để điều chỉnh...".

Chiều 12/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến vào dự thảo Luật Quản lý phát triển đô thị. Nhiều ý kiến cho rằng, dự luật chưa làm rõ nội hàm và có nhiều khái niệm mới chưa đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống luật.

Số nhà tìm không được thì làm sao văn minh!

Góp ý vào dự thảo luật, Trưởng Ban Công tác đại biểu Trần Văn Tuý thì cho rằng, nhiều khi lên đô thị nhưng cán bộ không theo kịp do không có tiêu chí cụ thể để người ta học tập và quản lý như đường thế nào, công viên, công trình phúc lợi xã hội ra sao... dẫn đến “dở nông thôn, dở đô thị”, đô thị nơi này khang trang hơn nơi khác. Do đó, khi nói “đô thị xanh”, “đô thị thông minh” thì phải có tiêu chuẩn, tiêu chí để khi đọc luật là hiểu ngay.

Ngoài ra, ông Trần Văn Tuý cũng đề nghị quan tâm nghiên cứu không gian ngầm, sự kết nối giữa “ngầm” và “nổi” cũng việc sử dụng không gian ngầm với tầm nhìn xa trông rộng.

Ủng hộ sự cần thiết có luật này trong điều kiện nước ta có tốc độ tăng trưởng đô thị “nóng” và nếu quản lý không tốt sẽ méo mó, nhưng Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết: “Luật này có 66 điều thì quản lý thế nào? Hệ thống cơ sở hạ tầng có 6 điều thì có đảm bảo được không?”

Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc: Không thể để quanh năm suốt tháng đào lấp đường, vỉa hè

“Vừa qua căng thẳng giữa người dân với chính quyền về quản lý vỉa hè thì giải quyết thế nào đây? Phố cổ giải quyết ra sao để vừa bảo tồn kiến trúc, phòng chống cháy nổ và vẫn đảm bảo đời sống người dân? Hay khu đi bộ thì luật có đặt ra không? Đến lúc chúng ta phải quản lý xây dựng hệ thống ngầm chung hiệu quả chứ không thể để quanh năm suốt tháng đào lấp đường, vỉa hè. Rồi tên phố số nhà còn lộn xộn, tìm nhà không được thì làm sao văn minh được!”

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Hà Ngọc Chiến thì nhấn mạnh khâu yếu của chúng ta là quản lý nên việc đặt tên dự luật “Quản lý phát triển đô thị” là trúng và đúng. Bởi lâu nay quản lý đô thị kém nên mới có chuyện phá vỡ, băm nát quy hoạch. Tuy vậy, nội hàm phần quản lý chưa được thiết kế đậm nét.  Luật này phải góp phần khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông, xử lý nước sạch... nhưng các điều khoản cụ thể chưa đề cập nhiều.

Chưa đủ điều kiện thì chưa trình Quốc hội

Theo Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga, dự Luật này quy định nhiều vấn đề mới và lớn nhưng hiện Uỷ ban Kinh tế mới thẩm tra bổ sung, lại chia làm hai luồng ý kiến nên “còn ngổn ngang thế này thì khá lo ngại” khi theo dự kiến trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5 sắp tới.

“Lướt qua thấy dự luật này liên quan đến rất nhiều luật, đề nghị cơ quan soạn thảo nêu cụ thể điều khoản nào chứ không chung chung. Liên quan 100 luật cũng phải thống kê vào đây” – Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp nêu ý kiến và dẫn chứng dự luật đề cập nhiều khái niệm mới và khác so với quy định hiện hành như “đất đô thị” so với phân loại “đất ở đô thị” trong Luật Đất đai, hay “quyền phát triển đô thị” liên quan đến Bộ luật Dân sự thế nào để đảm bảo khả thi khi thực hiện.

Cho ý kiến vào dự thảo luật, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh, điều quan tâm là mối quan hệ giữa luật này với Luật quy hoạch đô thị nên phải giải quyết cho được mối tương quan cũng như rõ nội hàm để thuận lợi trong quản lý và phát triển đô thị.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân: Phải làm rõ nội hàm của dự luật

Cũng theo bà Nguyễn Thị Kim Ngân, những vấn đề mà các ý kiến đề cập là những bức xúc như tình trạng đào đường, hạ tầng kỹ thuật, mất cân đối giữa xây dựng các công trình nhà, công trình công cộng, công viên, cây xanh, vi phạm không gian kiến trúc về độ cao... Điều này liên quan đến quy định pháp luật và nếu thiếu những quy định chặt chẽ thì rất khó khăn để quản lý phát triển đô thị, không giải quyết được vấn đề đặt ra trong thực tiễn.

“Chúng ta thấy quá cần thiết có luật quản lý phát triển đô thị để điều chỉnh. Có con sông Hồng rất đẹp nhưng đi qua cầu nhìn hai bên thấy ngổn ngang, hỗn độn. Trong khi nhiều nước, ở thành phố bất kỳ có sông chảy qua thì không gian hai bên bờ sông là nơi đẹp nhất của thành phố đó. Luật này phải từng ước giải quyết được những bất cập như thế” – Chủ tịch Quốc hội cho biết và đề nghị hoàn thiện thêm dự án luật.

Kết luận phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển một lần nữa nhấn mạnh dự án luật chưa làm rõ được nội hàm và phạm vi điều chỉnh nên đề nghị Chính phủ tiếp thu, cân nhắc các ý kiến để hoàn thiện quy định nhằm không chỉ giải quyết vấn đề trước mắt mà còn có tầm nhìn.

“Nâng lên một mức nữa mới đủ điều kiện trình ra Quốc hội. Đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp thu nghiêm túc ý kiến, xem xét cụ thể, khi đủ điều kiện thì trình ra UBTVQH sau khi Ủy ban Kinh tế thẩm tra chính thức. Nguyên tắc là dự luật nào chưa đáp ứng điều kiện, chưa đạt yêu cầu thì tiếp tục nghiên cứu thêm” – Phó Chủ tịch Quốc hội nói.

Theo VOV

Bạn đang đọc bài viết Chủ tịch Quốc hội: “Quá cần thiết có luật quản lý phát triển đô thị”. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Phó Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc bị bắt
Ngày 28/3, Trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã ra quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với ông Phạm Hoàng Anh, Phó Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn.
Đắk Nông nhận Huân chương Độc lập hạng nhất
Tối 23/3, tại thành phố Gia Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tham dự Lễ kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh Đắk Nông (1/1/2004 - 1/1/2024) gắn với kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng Gia Nghĩa (23/3/1975 - 23/3/2024).
Ông Trần Hoàng Tuấn điều hành UBND tỉnh Quảng Ngãi
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi đã họp và kết luận giao ông Trần Hoàng Tuấn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chịu trách nhiệm điều hành UBND tỉnh Quảng Ngãi cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh.
Bãi nhiệm đại biểu Quốc hội Hoàng Thị Thúy Lan
Sáng 21/3, tại kỳ họp bất thường lần thứ 6, khóa 15, Quốc hội xem xét, quyết định công tác nhân sự thuộc thẩm quyền; trong đó có việc xem xét bãi nhiệm Đại biểu Quốc hội đối với bà Hoàng Thị Thúy Lan.

Tin mới