Thứ năm, 25/04/2024 20:01 (GMT+7)

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức mới của Bộ Công Thương

Tùng Anh -  Thứ tư, 30/11/2022 08:32 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Bộ Công Thương có 28 tổ chức, giảm 2 đầu mối so với quy định hiện hành. Theo đó, cơ cấu tổ chức mới không có Cục Công tác phía Nam, Vụ Tài chính và Đổi mới doanh nghiệp.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh vừa ký Nghị định 96/2022/NĐ-CP ngày 29/11/2022 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương.

Cơ cấu tổ chức mới của Bộ Công thương: Giảm một cục và một vụ ảnh 1
Trụ sở Bộ Công thương

Theo Nghị định 96, Bộ Công Thương là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp và thương mại, bao gồm các ngành và lĩnh vực: Điện, than, dầu khí, năng lượng mới, năng lượng tái tạo, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, công nghiệp cơ khí, luyện kim, công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản, công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp môi trường,

Bộ Công thương có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân, cơ chế điều chỉnh giá và cơ cấu biểu giá bán lẻ điện trình Thủ tướng Chính phủ quyết định; tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách giá điện.

Cơ cấu tổ chức theo Nghị định 96 gồm 28 đơn vị:

1. Vụ Kế hoạch - Tài chính;

2.Vụ Khoa học và Công nghệ;

3.Vụ Thị trường châu Á - châu Phi;

4.Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ;

5.Vụ Chính sách thương mại đa biên;

6.Vụ Thị trường trong nước;

7.Vụ Dầu khí và Than;

8.Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững;

9.Vụ Tổ chức cán bộ;

10.Vụ Pháp chế;

11.Thanh tra Bộ;

12.Văn phòng Bộ;

13.Tổng cục Quản lý thị trường;

14..Ủy ban Cạnh tranh quốc gia…

15.Cục Điều tiết điện lực;

16.Cục Công nghiệp;

17.Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo;

18.Cục Phòng vệ thương mại;

19.Cục Xúc tiến thương mại;

20.Cục Công Thương địa phương;

21.Cục Xuất nhập khẩu;

22.Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp;

23.Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số;

24.Cục Hóa chất;

25.Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương;

26.Báo Công Thương;

27.Tạp chí Công Thương;

28.Trường Đào tạo, bồi dưỡng Cán bộ Công Thương Trung ương.

Như vậy, theo Nghị định 96, Bộ Công Thương có 28 tổ chức, giảm 2 đầu mối so với quy định hiện hành. Cơ cấu tổ chức mới không có Cục Công tác phía Nam và Vụ Tài chính và Đổi mới doanh nghiệp. Riêng Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng thì chuyển thành Ủy ban Cạnh tranh quốc gia.

Nghị định 96/2022/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 1/12/2022; thay thế Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18/8/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương./.

Bạn đang đọc bài viết Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức mới của Bộ Công Thương. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.
Bài thơ: Hẹn tương phùng
Ta hẹn người kiếp sau mình gặp lại///Ngay từ thời hai đứa còn ngây thơ///Khi chúng mình chưa vướng sợi duyên tơ///Dành cho nhau trọn mối tình mơ mộng