Thứ sáu, 26/04/2024 06:41 (GMT+7)

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu núi lửa ở Bali phun trào?

MTĐT -  Thứ ba, 28/11/2017 11:24 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Các nhà khoa học cảnh báo rằng trái đất sẽ lạnh đi khi núi lửa Agung ở Bali, Indonesia thức giấc, phun trào bất cứ khi nào.

Thông tin được đăng tải trên báo dân việt, theo Daily Star, lần cuối núi lửa Agung phun trào là vào năm 1963. Hơn 1.600 người thiệt mạng, hàng chục ngôi làng bị phá hủy và hàng chục ngàn người phải đi sơ tán.

Núi lửa Agung khi đó phun dung nham và tạo ra cột khói đen khổng lồ trong nhiều ngày, mạnh đến mức làm nguội Trái đất đi 1 độ C.

Nếu tỉnh giấc sau hơn 50 năm, núi lửa Indonesia nhiều khả năng sẽ tạo cột khói đen che kín một khu vực rộng lớn, khiến nhiệt độ giảm xuống mức tương tự. Hiện tượng làm nguội đi như vậy thậm chí còn có ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu.

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu núi lửa ở Bali phun trào?

Chuyên gia nghiên cứu thảm họa thiên nhiên Simon Day, đến từ Đại học London, Anh nhận định, núi lửa Agung đang cho thấy khả năng “phun trào mạnh mẽ”.

Vấn đề với núi lửa Agung ở Bali chỉ là thời điểm nó sẽ phun trào - chứ không còn là liệu nó có phun trào hay không nữa, và các nhà khoa học đang cảnh báo rằng khi đó nhiệt độ Trái Đất sẽ hạ xuống.

Khi ngọn núi lửa này phun trào năm 1963, nó đã bơm một lượng lớn tro bụi và SO2 vào bầu khí quyển.

Sau đó, SO2 phản ứng với hơi nước trong không khí tạo thành các giọt axít sulphuric.

Các nhà khoa học cho rằng, 10 triệu tấn axit sulphuric này sẽ tích tụ lại ở tầng bình lưu và hoạt động như một chiếc rào chắn, thông tin trên báo dân trí.

Các chuyên gia cho rằng, nhiệt độ có thể sẽ giảm tới 0,4 độ C. Con số này không hề lớn – nhưng trong thời kỳ băng hà cuối cùng, nhiệt độ toàn cầu chỉ giảm 5 độ C. Nhà khoa học Richard Arculus - Giáo sư Danh dự về địa chất của Đại học Quốc gia Úc - cũng cho rằng chưa chắc chúng ta sẽ nhận ra được hết các hậu quả, và “các giọt axit đủ nhỏ để có thể ở lại trên trời trong một thời gian…nhưng cuối cùng chúng vẫn sẽ rơi xuống thành mưa axit”.

Zing.vn đưa tin, núi lửa Agung trên đảo Bali "thức giấc" tuần trước với những cột khói cao 3-4 km che khuất một vùng trời. Chính quyền thông báo núi lửa này có thể phun trào bất cứ lúc nào đồng thời nâng cảnh báo nguy hiểm lên mức cao nhất hôm 27/11.

Phạm vi sơ tán được mở rộng thêm 10 km khiến 100.000 người buộc phải sơ tán. Hàng trăm chuyến bay đi và đến Bali bị hủy khiến hàng chục nghìn hành khách bị kẹt lại trên đảo.

AFP dẫn lời quan chức Indonesia cho biết sân bay quốc tế Ngurah Rai sẽ tiếp tục đóng cửa ít nhất đến sáng 29/11 giờ địa phương, sau quyết định "phong tỏa" 24 giờ được đưa ra hôm 27/11.

T/H

An Nhiên

Bạn đang đọc bài viết Chuyện gì sẽ xảy ra nếu núi lửa ở Bali phun trào?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Liên hợp quốc lập quỹ chống chịu khí hậu mới
Liên hợp quốc (LHQ) ngày 24/4 đã công bố kế hoạch triển khai quỹ chống chịu khí hậu mới nhằm tăng cường bảo vệ “những người tị nạn và cộng đồng phải di dời”, vốn đang bị vấn đề biến đổi khí hậu đe dọa.
“Thành phố xanh” Freiburg
Thành phố Freiburg của Đức được coi là “Thành phố năng lượng mặt trời” hay “Thành phố xanh” của châu Âu, được biết đến với các chính sách môi trường ấn tượng và nguồn năng lượng mặt trời dồi dào.

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.