Thứ sáu, 19/04/2024 15:37 (GMT+7)

Chuyên gia lý giải vì sao Indonesia liên tiếp gặp thảm họa

MTĐT -  Thứ ba, 02/10/2018 17:43 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tính đến hôm nay (2/10), số người chết trong thảm họa động đất, sóng thần ở đảo Sulawesi (Indonesia) đã lên tới con số 1.234 người. Con số này sẽ còn gia tăng, theo Reuters.

“Tính đến 13h địa phương, đã xác nhận được 1.234 cái chết”, người phát ngôn viên Sutopo Purwo Nugroho của cơ quan thiên tai quốc gia Indonesia cho biết.

Tuy nhiên, con số này không dừng lại ở đó, vì các đội cứu hộ vẫn chưa đến được nhiều khu vực bị ảnh hưởng nặng nề vì thiên tai.

Tổng thống Joko Widodo ra lệnh tăng cường các đội cứu hộ đến Sulawesi, tuyên bố sẽ tìm phải tìm được tất cả các nạn nhân.

Một số vùng xa xôi vẫn chưa liên lạc được trong hơn 3 ngày qua.

Ngoài Palu, hai TP Donggala - gần tâm chấn nhất, chỉ 27 km - và Mamuju vẫn chưa được tiếp cận vì đường sá bị phong tỏa, điện và viễn thông bị cắt.

4 huyện bị thiệt hại nặng nề nhất có tổng số dân vào khoảng 1,4 triệu người.

Trận động đất mạnh 7,5 độ richter xảy ra vào chiều tối 28/9 có tâm chấn nằm sát bờ biển miền trung đảo Sulawesi, cách thành phố Palu gần 80 km về phía đông bắc. Gần 30 phút sau đó, khi cơ quan Khí tượng, Khí hậu và Địa Vật lý Indonesia (BMKG) đã rút cảnh báo sóng thần, tuy nhiên những cơn sóng cao từ 3 - 6 m bất ngờ ập vào bờ biển Palu cướp đi sinh mạnh của hàng nghìn người.

Số người chết được dự báo là sẽ tiếp tục tăng. 

Hệ thống cảnh báo lạc hậu

Các chuyên gia nhận định số người tử vong cao phần nào phản ánh thực trạng yếu kém của hệ thống phát hiện và cảnh báo sóng thần ở Indonesia.

TP. Palu nằm quá gần vị trí tạo ra sóng thần, người dân thành phố không có nhiều thời gian để thoát thân. BMKG có phát cảnh báo sóng thần vào thời điểm động đất xảy ra nhưng đã quyết định dỡ bỏ thông báo khoảng 30 phút sau đó. Gần như cùng lúc, sóng thần ập vào thành phố Palu.

Dẫn nguồn tin từ CNN, Zing đưa tin, nhiều chuyên gia chỉ trích rằng BMKG đã rút cảnh báo quá sớm. Trong khi đó, phía cơ quan chính phủ Indonesia khẳng định gỡ báo động chỉ sau khi sóng thần đã đánh vào Palu.

Lãnh đạo BMKG Dwikorita Karnawati nói các chỉ trích nhằm vào cơ quan chính phủ là “không chính xác”. Bà nhấn mạnh việc dự báo sóng thần phụ thuộc nhiều vào các hệ thống máy tính và thuật toán trí tuệ nhân tạo.

“Hệ thống cảnh báo được tắt với sự đồng thuận của 28 quốc gia khác trong khu vực Ấn Độ Dương”, Karnawati bổ sung.

Indonesia đang sử dụng các thiết bị địa chấn ký, xác định vị trí toàn cầu và đo thủy triều để phát hiện sóng thần. Tuy nhiên, bà Louise Comfort, giảng viên Đại học Pittsburg, cho rằng mức độ hiệu quả của các thiết bị trên vẫn còn nhiều hạn chế. Bà đang tham gia một dự án hỗ trợ Indonesia cập nhật các cảm biến sóng thần thế hệ mới.

Thảm họa xảy ra tại Sulawesi là một trường hợp hiếm

Nhận định về trận động đất này, các chuyên gia cho rằng: “Chúng tôi nghĩ sẽ có sóng thần nhưng không ngờ quy mô lại lớn như vậy. Khi những thảm họa tầm cỡ này xảy ra, chúng ta thường phát hiện những biến động chưa từng thấy trước đó”.

Đó là nhận định của Jason Patton, chuyên gia địa vật lý học tại hãng tư vấn rủi ro thiên tai Temblor, về thảm họa mới xảy ra tại Indonesia.

Sóng thần đạt mức độ thảm họa thường chỉ xuất hiện khi xảy ra siêu động đất, khi một diện tích lớn trên lớp vỏ Trái Đất xê dịch theo chiều dọc tại các đường đứt gãy địa chất. Sự dịch chuyển đột ngột này làm khuấy động một lượng nước khổng lồ, tạo ra những đợt sóng di chuyển với vận tốc lớn dưới đáy biển với phạm vi lan tỏa cách tâm chấn hàng nghìn km.

Tuy nhiên, theo trả lời của các nhà địa vật lý học với New York Times, trận động đất ngày 28/9 xảy ra tại vùng có đường đứt gãy địa chất “trượt”, nơi mảng địa chất di chuyển theo chiều ngang. Sự dịch chuyển này thông thường không gây nên sóng thần.

Ông Patton nhận định thảm họa vừa xảy ra tại miền trung Sulawesi là một trường hợp hiếm.

Vì sao quốc đảo Indonesia thường xuyên xảy ra động đất?

Theo TTXVN, kênh CNN (Mỹ) dẫn lời nhà khí tượng học Allison Chinchar cho biết: “Kiến tạo mảng và Vành đai lửa là nguyên nhân chính khiến Indonesia thường xảy ra động đất và phun trào núi lửa”.

Indonesia thường phải hứng chịu động đất bởi quốc gia vạn đảo này nằm trên “Vành đai Lửa” - cung núi lửa và các đường đứt gãy ở lòng chảo Thái Bình Dương. Khu vực này có hình dạng tựa như chiếc giày trải dài trên diện tích 40.000 km2 nơi xảy ra đa số các vụ động đất trên thế giới.

Khung cảnh hoang tàn tại TP. Palu. 

Một trong những khu vực thường xảy ra động đất nhất trên thế giới nằm trên diện tích trải dài từ Nhật Bản, Indonesia “vượt biển” tới California và Nam Mỹ.

Chỉ trong vòng chưa đầy 2 tháng, đất nước này đã hứng chị đến 2 trận động đất mạnh gây ra những hậu quả nặng nề.

Riêng tại đảo du lịch Lombok, khi người dân trong quá trình phục hồi sau trận động đất 6,4 độ richter xảy ra tháng 7 khiến 15 người thiệt mạng thì vào ngày 5/8 một trận động đất 6,9 độ richter lại ập đến nơi này khiến hơn 400 người thiệt mạng.

Năm 2004, một trận động đất mạnh 9,3 độ Richter kéo theo sóng thần ở ngoài khơi đảo Sumatra, Tây Indonesia, đã cướp đi sinh mạng của 220.000 người ở các quốc gia ven bờ Ấn Độ Dương, trong đó có 168.000 người Indonesia.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Chuyên gia lý giải vì sao Indonesia liên tiếp gặp thảm họa. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Tự...
Ta mạnh mẽ không phải ta không khóc///Thực chỉ là nước mắt ngược vào trong///Bởi ta biết giữa biển đời mênh mông///Sông núi rộng - hành trình ta tự bước
Khai mạc Hội Sách Hải Phòng năm 2024
Năm 2024, là năm thứ ba thành phố Hải Phòng tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam, đồng thời cũng là năm thứ 10 hưởng ứng các hoạt động về Ngày Sách trên địa bàn thành phố.