Thứ sáu, 19/04/2024 13:43 (GMT+7)

Có hay không việc cán bộ tiếp tay cho dự án ma?

MTĐT -  Thứ năm, 31/10/2019 14:16 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Trong 2 ngày 30-31/10, Quốc hội thảo luận báo cáo kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm, kế hoạch năm 2020. Các vấn đề liên quan đến dự án ma, di dời nhà máy cũ ra khỏi nội đô.. được các đại biểu quan tâm.

Lừa đảo bán nhà, bán đất diễn biến phức tạp ở địa phương

Theo báo Người đồng hành, tại phiên thảo luận sáng 30/10, đại biểu Đoàn Thanh Hải (Tiền Giang) phát biểu và cho rằng, một trong những vấn đề đáng quan tâm trong thời gia qua là việc quản lý các giao dịch bất động sản và ổn định nền kinh tế.

Cụ thể, ông Hải dẫn chứng tình trạng lừa đảo bán nhà, bán đất ở các dự án không có thật đã diễn ra ở nhiều địa phương khác nhau, đặt ra nhiều câu hỏi cần giải đáp.

Theo đại biểu này, hiệu quả trong việc phát triển nhà ở cho người lao động có thu nhập thấp; việc giải quyết hài hoà giữa quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu đầu tư, ban quản lý nhà chung cư và người mua nhà đặc biệt là việc thực thực hiện các kết luận sau khi kiểm tra, giám sát đối với các dự án nhà chung cư cũng cần được quan tâm đúng mức.

“Mâu thuẫn giữa nhà đầu tư, người mua và các diện tích sử dụng chung, các công trình phục vụ công cộng hay cam kết kết ban đầu của nhà đầu tư đối với người mua nhà… là các vấn đề xuất hiện từ lâu, đã có nhiều giải pháp đưa ra trong thời gian qua nhưng hiệu quả của các giải pháp thì cần đánh giá lại một cách tổng thể để điều chỉnh trong thời gian tới”, ông Hải nói.

Đại biểu Đoàn Thanh Hải cũng cho rằng một tình trạng khác đáng quan tâm là đầu cơ đất đai, thổi giá để hưởng chênh lệch trong khi giá trị thật thấp hơn nhiều lần giá trị chuyển nhượng xảy ra tại các địa phương có nền kinh tế trọng điểm, khu đô thị. Đại biểu tỉnh Tiền Giang đề nghị Chính phủ cần có giải pháp kiểm soát tình trạng nói trên, tránh tình trạng thị trường bất động sản có biến động lớn gây đổ vỡ nền kinh tế theo hướng domino như cách đây nhiều năm.

“Mất bò mới lo làm chuồng”

Cũng tại phiên thảo luận, theo báo Tiền Phong, đại biểu Nguyễn Thanh Hiền (Nghệ An)  bày tỏ lo ngại về bất cập trong thực thi chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan công quyền. "Những công việc thuộc trách nhiệm của cơ quan Nhà nước, nhưng khi xảy ra sự cố về người, tài sản thì mới vội vàng xử lý. Đây là tình trạng mất bò mới lo làm chuồng, nhất là trong lĩnh vực đất đai, môi trường, xây dựng cơ bản", ĐBQH Nguyễn Thanh Hiền nói.

Ông Hiền nêu dẫn chứng như vi phạm của Công ty Alibaba kéo dài trong 3 năm ở nhiều tỉnh thành, lôi kéo và gây thiệt hại cho hàng nghìn người nhưng chỉ khi người dân phản ánh, sự việc vỡ lở thì cơ quan chức năng mới vào cuộc, xử lý. Hay là vụ cháy ở Cty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông, sự cố nước sạch ở Tây Nam Hà Nội... cũng cho thấy những vấn đề trong quản lý nhà nước ở địa phương.

Buông lỏng quản lý?

Tiếp tục thảo luận báo cáo kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm, kế hoạch năm 2020, sáng nay  (31/10), theo  Zing,  Đại biểu Dương Trung Quốc (Đồng Nai) cũng  đặt ra  nhiều câu  hỏi liên đến vụ Alibaba và chủ trương di dời nhà máy cũ ra khỏi nội đô.

Đại biểu Dương Trung Quốc cho rằng, giữa những điểm sáng trong báo cáo của Chính phủ, còn câu hỏi đáng suy nghĩ trong xã hội hiện nay. Ông chỉ ra một loạt vấn đề như áp dụng công nghệ thu phí BOT tự động vẫn không thực hiện được; địa ốc Alibaba lừa dân nhiều năm với hàng nghìn nạn nhân; sau vụ cháy Rạng Đông mới thấy chủ trương di dời nhà máy cũ diễn ra chậm chạp; hàng triệu người Hà Nội lao đao vì nước sạch; thí điểm taxi công nghệ vẫn chưa có kết quả…

“Vụ Alibaba lừa dân bán bất động sản ảo, diễn ra nhiều năm, số nạn nhân lên đến hàng nghìn, số thiệt hại rất lớn, mà bộ máy chính quyền cơ sở vẫn ngơ ngác thúc thủ như chưa hề có chuyện gì nghiêm trọng cho đến khi người dân và dư luận lên tiếng”, ông Quốc nói.

Đại biểu Quốc cho rằng những điểm tối đang làm xấu đi bức tranh sáng sủa của những thành tựu tích cực mà Chính phủ cùng người dân dày công phấn đấu.

Liên quan đến vấn đề này, đại biểu Nguyễn Thanh Thủy (Hậu Giang) cho biết một số địa phương trong cả nước xảy ra nhiều vụ sai phạm tại các công trình xây dựng, các dự án lớn liên quan đến đất đai. Như chưa được cấp phép, chưa được phê duyệt, nhưng chủ đầu tư vẫn hợp đồng mua bán với người dân công khai. Bà lấy ví dụ về vụ lừa đảo lớn của Công ty địa ốc Alibaba.

“Cử tri đặt vấn đề có hay không sự buông lỏng quản lý, tiếp tay của cán bộ công quyền cho các dự án ma, dự án xây dựng đồ sộ, trái pháp luật tồn tại trong thời gian quá?”, bà Thủy nói.

Đại biểu Hậu Giang kiến nghị Chính phủ chỉ đạo, xử lý nghiêm trách nhiệm quản lý của cơ quan có thẩm quyền, nhất là trách hiệm người đứng đầu khi để xảy ra sai phạm ở địa phương.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Có hay không việc cán bộ tiếp tay cho dự án ma?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Sản phẩm bất động sản nào đang được lòng giới đầu tư?
Vinhomes Ocean Park 2 - 'Quận Kinh đô' của Ocean City đang 'dậy sóng' mùa hè này, không chỉ bởi lực cộng hưởng từ tổ hợp biển tạo sóng nhân tạo lớn nhất thế giới mà còn từ làn sóng dịch chuyển mạnh mẽ từ nội đô để 'về phố, sống biển'.

Tin mới

Bài thơ: Ếch
Con ếch ngồi ở đáy giếng///Vì sao nó kêu rất to,///và huyênh hoang quá đỗi?///Giương đôi mắt lồi, nó đang chứng tỏ điều chi?