Thứ sáu, 29/03/2024 15:18 (GMT+7)

Cơ hội gia tăng lưu trữ khí carbon trong đất

MTĐT -  Thứ bảy, 04/06/2022 11:25 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Nghiên cứu này công bố ngay sau báo cáo mới nhất của Nhóm công tác III của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC).

Được công bố gần đây trên tờ Proceedings of the National Academy of Sciences (PNAS), nghiên cứu mới “Tiềm năng tăng lưu trữ khí carbon trong đất trên toàn cầu” cung cấp một loạt các bản đồ không gian địa lý giúp nâng cao hiểu biết của chúng ta về khoảng cách giữa tình trạng lưu trữ carbon hiện tại và tiềm năng lưu trữ trong đất trên toàn cầu, đồng thời đưa ra một khuôn khổ hành động để phát huy được toàn bộ tiềm năng lưu trữ carbon trong đất như một giải pháp tự nhiên cho tình trạng biến đổi khí hậu.

tm-img-alt
Ảnh: Pixabay/CC0 Public Domain.

Tiến sĩ Wayne Walker, Giám đốc chương trình carbon ở Trung tâm Nghiên cứu khí hậu Woodwell đồng thời là tác giả chính của nghiên cứu, cho biết: “Từ các khu rừng đến đất đai, hệ sinh thái trên cạn chứa lượng khí carbon khổng lồ trên toàn cầu, và chúng có khả năng chứa được nhiều hơn nữa. Thế nhưng, để phát huy được tiềm năng chưa khai thác của đất để hỗ trợ giải quyết khủng hoảng khí hậu, ta cần phải hiểu không gian lưu trữ hiện có là bao nhiêu, vị trí của nằm ở đâu trên thế giới, và ta có thể làm những việc gì ở những chỗ đó để tận dụng được cơ hội chúng mang lại càng nhanh càng tốt. Nghiên cứu này cung cấp dữ liệu và khuôn khổ khái niệm để làm việc đó”.

Sử dụng những bản đồ toàn cầu mới, các nhà nghiên cứu đã định lượng được khả năng lưu trữ carbon tiềm tàng chưa sử dụng ở cả sinh khối gỗ trên và dưới mặt đất, cùng carbon hữu cơ trong đất. Kết quả là họ tìm thấy 287 petagram lượng lưu trữ carbon chưa khai thác, với 78% tồn tại trong sinh khối gỗ và 22% còn lại trong đất đai, ở khắp các vùng khí hậu nhiệt đới, hàn đới và khí hậu cận Bắc cực. Những phát hiện này hé lộ tiềm năng quan trọng đối với việc mở rộng quá trình thu giữ khí carbon dựa vào đất trên toàn cầu, thông qua phục hồi, cải thiện quản lý và giữ được rừng cũng như các hệ thống cây gỗ khác. Chỉ riêng việc cải thiện quản lý các khu rừng hiện có đã mang lại 75% tiềm năng chưa khai thác, trong đó tới 71% tập trung tại các hệ sinh thái nhiệt đới.

Tuy nghiên cứu này chỉ ra đất đai có thể là giải pháp tự nhiên đối với biến đổi khí hậu, nhưng chúng ta vẫn cần tiến hành nghiên cứu tiếp.

“Chúng tôi dự đoán những phát hiện này sẽ rất giá trị với nhiều nước, do các giải pháp khí hậu tự nhiên đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện cam kết Hiệp định Paris ở đa phần quốc gia; tuy nhiên, ta phải kết hợp những kết quả này với một loạt thông tin khác để ưu tiên và triển khai hiệu quả các giải pháp khí hậu tự nhiên. Chẳng hạn, khi làm việc với các bên liên quan để ưu tiên và nỗ lực phục hồi, chúng ta cần cân nhắc các điều kiện khí hậu được dự đoán rõ ràng về mặt không gian, chi phí và tác động đối với an sinh của con người sinh sống tại địa phương” - Ông Bronson Griscom, giám đốc cấp cao về các giải pháp khí hậu tự nhiên tại Tổ chức Bảo tồn Quốc tế cho biết.

Báo cáo của IPCC và nghiên cứu mới này đều xác định tầm quan trọng của các giải pháp khí hậu tự nhiên dựa vào đất đai trong việc thúc đẩy giảm phát thải khí nhà kính quy mô lớn cùng tăng cường loại bỏ (IPCC WGIII, 2022). Những nỗ lực này, bao gồm công tác giữ gìn, quản lý và phục hồi các hệ sinh thái trên cạn – đòi hỏi phải có khuôn khổ nhất quán trên toàn cầu để giải quyết chính xác các lỗ hổng hiện tại, cung cấp thông tin để quy hoạch cấp cảnh quan và các giải pháp giảm thiểu có mục tiêu. Nghiên cứu này đưa ra một bộ dữ liệu quan trọng để đạt được những nỗ lực này.

Bạn đang đọc bài viết Cơ hội gia tăng lưu trữ khí carbon trong đất. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Theo KH&PT

Cùng chuyên mục

Cần Giờ phấn đấu đạt Net zero vào năm 2035
Huyện Cần Giờ, TPHCM vừa ban hành Kế hoạch phối hợp xây dựng Chương trình hành động Vì một Cần Giờ Xanh, đề xuất trồng rừng gắn với tín chỉ carbon, nhằm đạt được mục tiêu "net zero" vào năm 2035, trước 15 năm so với cam kết của Việt Nam.
Giải bài toán rác thải ở Bắc Ninh
Theo kế hoạch từ 2024, Bắc Ninh cơ bản sẽ xử lý triệt để rác thải sinh hoạt phát sinh hàng ngày bằng các nhà máy đốt rác phát điện công nghệ hiện đại của thế giới.
Thú quý trở về và thông điệp xanh
Thời gian gần đây, ở các tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và một số địa phương khác, người dân liên tiếp phát hiện nhiều loài động vật quý hiếm như voọc Hà Tĩnh, lửng lợn Đông Dương, mang Trường Sơn, gà lôi trắng, khỉ mốc, rùa sa nhân...

Tin mới

Bài thơ: Giấc mơ Hồng
Đêm qua, em có giấc mơ hồng///Được gặp anh ở cuối trời Tây///Vẫn dõi theo từng hơi thở, từng bước đi///Gửi đến bao tình thương và nỗi nhớ
Bài thơ: Chút tương tư
Thả câu thơ đêm muộn màng///Ngọn đèn bên phố trôi ngang bềnh bồng //Đêm gầy uống cạn dòng sông//Buồn ơi! Xuân hết mà đông chưa tàn.