Cỏ mọc um tùm trong dự án xử lý rác công nghệ cao chậm tiến độ ở Hà Nội
MTĐT - Thứ năm, 23/06/2022 16:28 (GMT+7)
TP.Hà Nội đã chấp nhận chủ trương đầu tư đối với nhiều dự án đốt rác công nghệ cao tầm cỡ trên địa bàn. Tuy nhiên, hầu hết các dự án này đều nhiều lần chậm tiến độ, có dự án khởi công xây dựng cách đây hơn 10 năm nhưng hiện vẫn bỏ hoang...
Trong bối cảnh 2 khu xử lý rác thải chính là Nam Sơn và Xuân Sơn từ lâu đã rơi vào tình trạng quá tải dẫn đến nhiều thời điểm rác thải bị ùn ứ trong nội đô, TP.Hà Nội đã chấp nhận chủ trương đầu tư đối với nhiều dự án đốt rác công nghệ cao tầm cỡ trên địa bàn. Tuy nhiên, hầu hết các dự án này đều nhiều lần chậm tiến độ, có dự án khởi công xây dựng cách đây hơn 10 năm nhưng hiện vẫn bỏ hoang, xung quanh cỏ mọc um tùm, có dự án thì bị thu hồi do chậm triển khai...
Chiều 22.6, phóng viên Báo Lao Động có mặt tại khu vực Nhà máy xử lý rác thải nhiệt phân plasma Đông Anh (xã Việt Hùng, huyện Đông Anh, Hà Nội). Đây là dự án của Công ty cổ phần đầu tư Thành Quang, được khởi công xây dựng từ tháng 12.2011 với tổng mức đầu tư trên 768 tỉ đồng. Ảnh: PC. Với công suất thiết kế xử lý 500 tấn rác mỗi ngày, nhà máy được kỳ vọng sẽ xử lý rác thải công nghiệp, y tế và khoảng 100 tấn rác thải sinh hoạt mỗi ngày ở huyện Đông Anh, qua đó giảm tải cho bãi rác Nam Sơn (huyện Sóc Sơn). Tuy vậy, đến nay sau 11 năm cùng 3 lần điều chỉnh tiến độ, nhà máy vẫn chưa đi vào hoạt động. Theo ghi nhận, khu vực xây dựng nhà máy giờ vắng người, cỏ mọc um tùm ngay cạnh nơi đặt lò đốt rác. Bên trong, nhiều dây chuyền máy móc phủ bụi, bỏ không. Theo tìm hiểu của phóng viên, sau khi được bàn giao đất, chủ đầu tư đã xây dựng hạ tầng kỹ thuật gồm: Hệ thống sơ tuyển rác (phân loại rác thô và sơ chế kim loại), ủ rác, sấy rác, lò đốt plasma; hệ thống xử lý khói thải, nước thải, thu gom và xử lý mùi, hệ thống điều khiển... Tuy nhiên, hiện vẫn còn nhiều hạng mục chưa được xây dựng và diện tích 8,7 hécta của dự án đang để trống nhiều khu đất. Ảnh: PC. Nhà máy điện rác Sóc Sơn (huyện Sóc Sơn, TP.Hà Nội), do công ty Công ty cổ phần Năng lượng môi trường Thiên Ý Hà Nội làm chủ đầu tư nhiều lần chậm tiến độ cũng là một phần nguyên nhân khiến tình trạng rác bị ùn ứ trong nội đô thời gian qua. Dự án này có tổng số vốn đầu tư 7.000 tỉ đồng bằng vốn nước ngoài, do tổng thầu MCC (Trung Quốc) thực hiện, được cho là nhà máy điện rác lớn nhất Việt Nam, lớn thứ 2 thế giới và kỳ vọng sẽ xử lý 4000 tấn rác/ngày đêm khi hoàn thành. Ảnh: Tùng Giang. Được khởi công từ tháng 8.2019 và dự kiến hoàn thành vào tháng 10.2020, nhưng sau nhiều lần xin lùi thời hạn về đích thì tính đến thời điểm hiện tại, dự án vẫn chưa được đưa vào vận hành. Ảnh: Tùng Giang. Trao đổi với Báo Lao Động, ông Trịnh Nhất Cường, Phó Tổng giám đốc Nhà máy Điện rác Sóc Sơn cho biết, hiện nhà máy đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm, công tác chuẩn bị đã sẵn sàng cho việc vận hành. Lý giải về việc nhà máy nhiều lần chậm đưa vào vận hành so với kế hoạch ban đầu, ông Cường cho biết: “Nhà máy triển khai xây dựng giai đoạn năm 2020 – 2022 là thời điểm cả thế giới bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Nhiều chuyên gia nước ngoài đã không thể đến nhà máy làm việc, hoặc phải rút ngắn thời gian làm việc do cách ly, nhiều bo mạch, linh kiện không thể nhập được từ nước ngoài do đứt gãy chuỗi cung ứng“. Theo ông Cường, dù nhà máy chưa chính thức đi vào vận hành nhưng những lần khu xử lý rác Nam Sơn bị quá tải, tình hình cấp bách nên từ năm 2021 đến nay nhà máy điện rác Sóc Sơn đã tiếp nhận xử lý khoảng 31.000 tấn rác cho TP.Hà Nội. Gần đây nhất, trong 3 ngày 18 – 20.6, nhà máy điện rác Nam Sơn cũng đã tiếp nhận xử lý gần 3.400 tấn rác. “Theo kế hoạch hiện trường, có thể ngày 15.7 tới đây, nhà máy sẽ được đưa vào vận hành chính thức với công suất giai đoạn 1 là 800 tấn/ngày đêm”, Phó Tổng giám đốc Nhà máy Điện rác Sóc Sơn nói. Đối với dự án nhà máy xử lý rác thải nhiệt phân plasma Đông Anh, đại diện chủ đầu tư là Công ty cổ phần đầu tư Thành Quang thông tin, nhà máy đã hoàn thiện 90%. Cũng theo đơn vị này, dịch bệnh đã ảnh hưởng đến quá trình triển khai dự án; ngoài ra đơn vị đang trong thời gian xin điều chỉnh giấy phép bổ sung chức năng xử lý chất thải công nghiệp, y tế nguy hại. “Với dây chuyền hiện tại của nhà máy thì phải đốt rác công nghiệp mới có lãi, còn chỉ đốt rác sinh hoạt sẽ lỗ. Hiện nhà máy không vướng gì ngoài việc chờ điều chỉnh quy hoạch“, đại diện doanh nghiệp cho biết.
Riêng với 2 dự án là Nhà máy xử lý rác công suất 1.000 tấn/ngày đêm của liên danh T&T và Hitachizonshen; Nhà máy xử lý rác của Công ty TNHH Indovin Power 500 tấn/ngày đêm, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông giao Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo đến nhà đầu tư về thời hạn thu hồi dự án theo quy định.
Còn dự án Nhà máy điện rác Seraphin công suất 1.500 tấn/ngày của Công ty Cổ phần Công nghệ môi trường xanh Seraphin (thuộc tập đoàn Amacao) vừa mới được khởi công từ cuối tháng 3.2022. Đại diện chủ đầu tư cam kết thi công trong vòng 20 tháng để đưa nhà máy vào hoạt động.
Những công viên, con đường rợp bóng cây xanh luôn là "thiên đường mùa hè" với người dân TP.HCM bởi được hít thở không khí trong lành cũng là niềm hạnh phúc.
Từ ao làng bị ô nhiễm đầy rác thải, người dân địa phương đã bỏ tiền để biến ao này thành bể bơi miễn phí cho cả xã "giải nhiệt" trong những ngày hè nóng nực.
Sau hơn một năm tái thiết, khu dân cư Bằng La, xã Trà Leng (Nam Trà My) đang dần ổn định và tràn trề sức sống mới, hứa hẹn sẽ là một ngôi làng đẹp và yên bình ở núi rừng Trà My.
Mùa hè này, hoa ngô đồng trên đảo Cù Lao Chàm lại bung nở rực rỡ. Màu đỏ hoa ngô đồng nổi bật lên giữa biển trời xanh biếc cộng với sắc trời xứ đảo luôn trong xanh như một món quà thiên nhiên có một không hai mà đất trời ban tặng cho xứ này.
Trước lo ngại sẽ xảy ra sự cố tràn nước rác ra môi trường vì quá tải, đơn vị quản lý bãi rác đề nghị cho tạm thời dừng tiếp nhận rác về Khu xử lý chất thải rắn Xuân Sơn từ ngày 23/6 bằng văn bản gửi Sở Xây dựng, Sở TN&MT Hà Nội.
Bên cạnh những cái tên đã quá nổi tiếng, có 1 thành phố nhiều người chưa nghe qua song lại được bình chọn là "thành phố tuyệt nhất trên thế giới". Bạn có biết đó là nơi nào không?
Với chiều dài 2 km, tuyến đường Lê Văn Lương đang phải "gánh" 40 tòa chung cư, nhà cao tầng. Nhiều dự án trong số này được cấp phép để xây vượt tầng, chuyển đổi mục đích sử dụng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 775/QĐ-TTg ngày 28.6.2022 điều động, bổ nhiệm ông Y Vinh Tơr giữ chức Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc.
Thanh tra Bộ Xây dựng kết luận, sau nhiều lần điều chỉnh từ đất công cộng thành phố biến thành dự án nhà ở - Hà Nội Center Point, mật độ xây dựng từ 26% thành 52%, tầng cao từ 15 tầng thành 32 tầng, làm tăng thêm dân số khoảng hơn 1.000 người.
Sáng 29/6, Sở GTVT tỉnh Long An và chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Thái Sơn Long An cùng ba doanh nghiệp tổ chức lễ khởi công dự án đường tỉnh 826E đoạn từ Đường tỉnh 826C đến mép đường nhựa KCN Long Hậu.
Hưởng ứng “Tháng hành động vì môi trường” UBND phường Hiệp Tân, quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh triển khai kế hoạch Tổng vệ sinh môi trường và triệt nơi sinh sản của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn phường Hiệp Tân.
TP.Hưng Yên đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ, trở thành một thành phố văn minh, hiện đại. Đây là tiền đề để thành phố tiếp tục bứt phá trong giai đoạn tới, với mục tiêu phát triển đô thị theo hướng thông minh, có hạ tầng khung đồng bộ hiện đại, xứng tầm
Tín và Tấn ngồi nhậu nhưng đỗ ô tô ở vị trí cấm đậu nên bị CSGT ở Đà Nẵng lập biên bản. Tuy nhiên, cả 2 đối tượng này không chấp hành mà còn liên tục chửi bới, xúc phạm lực lượng chức năng.
Thanh tra Đà Nẵng vừa thông báo kết luận về việc thanh tra việc mua sắm trang thiết bị y tế, sinh phẩm, kít xét nghiệm phục vụ phòng, chống dịch Covid-19 tại Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP Đà Nẵng.
Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh vừa ký Nghị định số 38/2022/NĐ-CP ngày 12/6/2022 quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.
Cử tri đề nghị TP. Hà Nội tiếp tục quan tâm, chỉ đạo thu hút doanh nghiệp đầu tư vào khu vực đã hoàn thành hạ tầng giai đoạn 1 tại KCN hỗ trợ Nam Hà Nội để làm tiền đề phát triển công nghiệp cho huyện và khu vực xung quanh.
Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, viên chức, nhân viên y tế đang gặp nhiều khó khăn, vất vả. Trong hai năm vừa qua, đã có nhiều viên chức y tế xin thôi việc hoặc bỏ việc...