Thứ năm, 25/04/2024 09:31 (GMT+7)

Cổ phần hóa DN công ích - Kinh nghiệm từ Cty CP Môi trường và Công trình đô thị Thái Nguyên

MTĐT -  Thứ năm, 01/12/2022 15:21 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Sắp xếp, đổi mới để phát triển và nâng cao hiệu quả của Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) là yêu cầu cần thiết của Đảng và Nhà nước ta, nhất là trong tình hình hiện nay khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.

Cùng với xu thế hội nhập kinh tế thế giới và khu vực, nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp có đủ năng lực cạnh tranh để tồn tại và phát triển thì vấn đề này càng trở lên cấp thiết, có nhiều giải pháp để đổi mới DN như bán, cho thuê DNNN, cải cách cơ chế quản lý DNNN, cổ phần hóa (CPH) DNNN. Nhưng trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay thì CPH là một trong những giải pháp được lựa chọn là phù hợp nhất.

Thực hiện chủ trương sắp xếp Cổ phần hóa doanh nghiệp của tỉnh Thái Nguyên, Công ty TNHH MTV Môi trường và Công trình đô thị Thái Nguyên được chuyển đổi thành công ty cổ phần và đi vào hoạt động từ năm 2010 và Nhà nước nắm giữ 30% vốn điều lệ. Hiện nay, Công ty có gần 500 công nhân môi trường làm công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt.

Kế thừa mô hình tổ chức từ Công ty TNHH MTV, cùng với việc xây dựng phương án tổ chức sản xuất kinh doanh và các giải pháp về huy động vốn thì việc tổ chức, sắp xếp lại lao động cũng được Công ty quan tâm, chú trọng.

Ngay sau khi đi vào hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, Ban lãnh đạo công ty đã chỉ đạo sắp xếp lại bộ máy tổ chức đảm bảo tinh gọn, đáp ứng tốt được yêu cầu sản xuất kinh doanh đồng thời sắp xếp lại lao động phù hợp với trình độ và khả năng của từng người, từng vị trí làm việc từ Đội sản xuất đến các phòng chuyên môn; ban hành các quy chế rõ ràng về nghĩa vụ và quyền lợi của người lao động, gắn tiền lương và thu nhập với chất lượng công việc. Do vậy đã nâng cao được năng suất lao động và tăng thu nhập cho người lao động làm cho người lao động có ý thức trách nhiệm đối với công việc của mình cũng như hoạt động của công ty.

tm-img-alt
Hình ảnh quen thuộc về những công nhân môi trường khoác trên mình trang phục bảo hộ, buổi tối khoác thêm tấm áo xanh phản quang, khăn trùm kín mặt chống nắng mưa và bụi đường, cần mẫn, cặm cụi làm cho đường phố khang trang, sạch sẽ.

Đối với các Đội sản xuất trực tiếp: Bố trí, sắp xếp lại lao động cho phù hợp với địa bàn và công việc được giao. Đầu tư cơ giới hóa trong công tác thu gom rác (xe tải nhỏ, xe điện duy trì vệ sinh đường phố ban ngày, xe điện thu gom rác nhân dân...) đảm bảo chất lượng dịch vụ, mỹ quan đô thị và tăng năng suất lao động từ 15-20%.

Một số Đội sản xuất thì cán bộ Phòng Kế hoạch – kỹ thuật kiêm nhiệm chức danh Trưởng các đơn vị sản xuất (Nhà máy xử lý chất thải rắn; Đội điện chiếu sáng công cộng; Đội Công viên cây xanh) như vậy sẽ thuận tiện trong quá trình triển khai kế hoạch sản xuất và tổ chức thực hiện công việc.

Đối với bộ máy gián tiếp: Cũng được sắp xếp, bố trí một cách hợp lý hơn, tinh giản được lao động gián tiếp (lao động gián tiếp nghỉ chế độ hầu như không tuyển thêm) như vậy sẽ tăng được thu nhập cho người lao động, tạo động lực để cán bộ quản lý thể hiện được tinh thần trách nhiệm cao hơn trong mọi hoạt động, tránh lãng phí không cần thiết.

HĐQT công ty cũng đều kiêm nhiệm các chức danh quản lý công ty; Lãnh đạo công ty kiêm nhiệm trưởng các phòng chuyên môn (1 Phó Tổng giám đốc kiêm Trưởng Phòng Tổ chức – hành chính; 1 Phó Tổng giám đốc kiêm Trưởng Phòng Kế hoạch – kỹ thuật)

Trước khi Công ty chuyển sang cổ phần hóa lao động gián tiếp chiếm tỷ lệ 7%/tổng số lao động trực tiếp; sau khi cổ phần hóa lao động gián tiếp giảm chỉ còn khoảng 4%/tổng số lao động trực tiếp.

Việc sắp xếp lao động giúp cho công ty giữ được những lao động có trình độ và tuyển dụng thêm lao động mới có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn phù hợp với các lĩnh vực của công ty đáp ứng được yêu cầu trong tình hình mới.

Ngoài việc sắp xếp, tổ chức lại lao động Công ty cũng rất chú trọng đến việc đào tạo, đào tạo lại từ công nhân lao động trực tiếp đến cán bộ làm công tác chuyên môn nghiệp vụ để phù hợp với từng vị trí việc làm.

Đối với công nhân lao động trực tiếp ngoài bằng cấp chuyên môn được đào tạo còn được công ty cho đi học các lớp để cấp chứng chỉ nghề như: nghề tạo dáng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh, cây cảnh; đào tạo nhân viên bảo vệ; xây dựng dân dụng, kỹ thuật xây dựng; vận hành cẩu, cầu trục, thiết bị nâng, giám sát lắp đặt thiết bị và công trình…

Còn đối với bộ phận gián tiếp cho tham gia học các lớp nghiệp vụ đấu thầu cơ bản, đấu thầu qua mạng, nghiệp vụ quản lý dự án đầu tư xây dựng… Bên cạnh đó công ty cũng xây dựng các quy định, quy chế cụ thể về nội quy, nề nếp làm việc, quyền hạn và trách nhiệm của từng chức danh trong công ty.

Việc tổ chức, sắp xếp lại lao động trong công tác quản trị của đơn vị đã phần nào tiết kiệm được chi phí, tăng năng suất lao động giúp nâng cao được hiệu quả của quá trình sản xuất, kinh doanh giúp cho Công ty tồn tại và phát triển.

Tăng Anh Trường, Chủ tịch - Tổng Giám đốc

Công ty CP Môi trường và Công trình đô thị Thái Nguyên

Bạn đang đọc bài viết Cổ phần hóa DN công ích - Kinh nghiệm từ Cty CP Môi trường và Công trình đô thị Thái Nguyên. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Chuyện thế nhân
Bạn thân hỡi giữa thế giới bao la///Mình cứ sống cuộc đời mình là đủ///Màng làm chi lời khen - chê đủ thứ///Cứ an yên và hết mực chân thành