Thứ sáu, 26/04/2024 04:47 (GMT+7)

Có thêm 2 Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia ở tỉnh Tuyên Quang

Song Lam -  Thứ tư, 10/08/2022 14:01 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tỉnh Tuyên Quang có thêm hai di sản được công nhận đó là nghệ thuật trang trí trên trang phục của người Mông Hoa tại các huyện Lâm Bình, Hàm Yên, Chiêm Hóa, Na Hang, Yên Sơn và tín ngưỡng lễ Đại Phan của người Sán Dìu tỉnh Tuyên Quang.

tm-img-alt
Nghệ thuật trang trí trên trang phục của phụ nữ Mông Hoa. Nguồn: internet

Nhằm bảo tồn và phát huy những nét độc đáo của nghệ thuật trang trí trên trang phục của phụ nữ Mông Hoa tại các huyện Lâm Bình, Hàm Yên, Chiêm Hóa, Na Hang, Yên Sơn (Tuyên Quang), mới đây, Bộ VHTTDL đã ra quyết định công nhận nghệ thuật này là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Trang phục của người Mông Hoa về cơ bản gồm có bộ trang phục nam giới và nữ giới. Trong đó, bộ trang phục cổ truyền của phụ nữ Mông Hoa chính là một tác phẩm tiêu biểu cho nghệ thuật trang trí.

Quyết định số 1842 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch về việc đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia đối với Tri thức dân gian nghệ thuật trang trí trên trang phục của người Mông Hoa tại các huyện Lâm Bình, Hàm Yên, Chiêm Hóa, Na Hang, Yên Sơn (Tuyên Quang).

Trang phục cổ truyền của phụ nữ Mông Hoa gồm khăn, áo xẻ ngực, váy, tấm vải che phía dưới trước váy, thắt lưng, xà cạp… Khăn của phụ nữ Mông Hoa có hai loại, đó là loại hình chữ nhật khổ 65x40cm thêu hoa văn trùm lên đầu, một loại khăn vành rộng quấn quanh đầu. Áo của phụ nữ Mông Hoa thường xẻ nách, cổ cao, trên vai và ngực có nẹp thêm vải màu thêu, in hoa văn hình xoắn ốc. Váy chủ yếu là dùng các màu đỏ, xanh đậm… trông nổi bật, rực rỡ.

tm-img-alt
Tín ngưỡng Lễ Đại Phan của người Sán Dìu, tỉnh Tuyên Quang. Nguồn: internet

Quyết định số 1846 của Bộ Trưởng Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch về việc đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia đối với Tập quán xã hội và tín ngưỡng Lễ Đại Phan của người Sán Dìu, tỉnh Tuyên Quang.

Đại Phan là một lễ hội của cộng đồng người Sán Dìu, được tổ chức để cầu mong cho dân làng được an yên, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, xua đuổi tà ma... Xa xưa, lễ hội này thường được tổ chức vào cuối năm và diễn ra trong khoảng 5 ngày 4 đêm. Lễ hội Đại Phan truyền thống bắt đầu bằng lễ rước thành hoàng làng, dựng cây phan (cây nêu), hát soọng cô, leo gươm (leo dao), lội qua than hồng, cấp sớ điệp sắc phong cho thầy cúng...

Đáng chú ý trong lễ hội này là lễ leo dao và lội qua than hồng. Trong lễ leo dao, thầy cúng chuẩn bị hai cái cây gắn lưỡi dao, mô phỏng hình bông lúa, gọi là cây dương và cây âm. Dao gắn trên cây đều mới rèn, sắc lẹm, từng sử dụng trong lễ chém súc hiến tế diễn ra vào ngày thứ hai của buổi lễ. 12 lưỡi dao gắn trên cây tượng trưng cho những tầng trời. Các lưỡi dao gắn theo dạng bậc thang để tái hiện truyền thuyết Vua Cóc của người Sán Dìu. Đến giờ đã định, các cây dao được dựng lên. Chủ lễ bắt quyết, các thầy cúng giơ gan bàn chân để đóng triện đỏ rồi bắt đầu đặt chân lên các lưỡi dao sắc để lên đỉnh cây mà không bị đổ máu.

Người Sán Dìu ở Tuyên Quang có trên 3.500 hộ với trên 15.000 nhân khẩu tập trung ở các xã Ninh Lai, Thiện Kế, Sơn Nam (huyện Sơn Dương). Đại Phan là một lễ hội quan trọng của cộng đồng người Sán Dìu, được tổ chức để cầu mong cho dân làng được an yên, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, xua đuổi tà ma. Nghi lễ Đại Phan chứa đựng nhiều quan niệm giáo dục, triết lý về nhân sinh quan nhằm hướng con người tới chân - thiện - mĩ và là nét văn hóa độc đáo trong sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của người Sán Dìu cần được lưu giữ, bảo tồn, phát huy.

Bộ trưởng Văn hóa-Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng giao cho Chủ tịch UBND các cấp nơi có di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình, thực hiện việc quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

Bạn đang đọc bài viết Có thêm 2 Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia ở tỉnh Tuyên Quang. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
Bài thơ: Hẹn tương phùng
Ta hẹn người kiếp sau mình gặp lại///Ngay từ thời hai đứa còn ngây thơ///Khi chúng mình chưa vướng sợi duyên tơ///Dành cho nhau trọn mối tình mơ mộng

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.