Thứ bảy, 20/04/2024 01:00 (GMT+7)

Cố ý hủy hoại rừng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự

MTĐT -  Thứ tư, 31/10/2018 17:11 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Hành vi cố ý hủy hoại rừng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?

Hỏi:

Hành vi cố ý hủy hoại rừng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho chuyên mục hỏi đáp Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử. Vấn đề của bạn chúng tôi xin được trả lời như sau:

          Bộ Luật Hình sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định hành vi hủy hoại rừng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 243 như sau:

“Điều 243. Tội hủy hoại rừng

  1. Người nào đốt, phá rừng trái phép hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
  2. a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc rừng chưa có trữ lượng có diện tích từ 30.000 mét vuông (m2) đến dưới 50.000 mét vuông (m2);
  3. b) Rừng sản xuất có diện tích từ 5.000 mét vuông (m2) đến dưới 10.000 mét vuông (m2);
  4. c) Rừng phòng hộ có diện tích từ 3.000 mét vuông (m2) đến dưới 7.000 mét vuông (m2);
  5. d) Rừng đặc dụng có diện tích từ 1.000 mét vuông (m2) đến dưới 3.000 mét vuông (m2);

đ) Gây thiệt hại về lâm sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích;

  1. e) Thực vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng; thực vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA trị giá từ 40.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
  2. g) Diện tích rừng hoặc trị giá lâm sản dưới mức quy định tại một trong các điểm a, b, c, d, đ và e khoản này nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
  3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
  4. a) Có tổ chức;
  5. b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
  6. c) Tái phạm nguy hiểm;
  7. d) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc rừng chưa có trữ lượng có diện tích từ 50.000 mét vuông (m2) đến dưới 100.000 mét vuông (m2);

đ) Rừng sản xuất có diện tích từ 10.000 mét vuông (m2) đến dưới 50.000 mét vuông (m2);

  1. e) Rừng phòng hộ có diện tích từ 7.000 mét vuông (m2) đến dưới 10.000 mét vuông (m2);
  2. g) Rừng đặc dụng có diện tích từ 3.000 mét vuông (m2) đến dưới 5.000 mét vuông (m2);
  3. h) Gây thiệt hại về lâm sản trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích;
  4. i) Thực vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA trị giá từ 60.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng; thực vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng.
  5. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
  6. a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc rừng chưa có trữ lượng có diện tích 100.000 mét vuông (m2) trở lên;
  7. b) Rừng sản xuất có diện tích 50.000 mét vuông (m2) trở lên;
  8. c) Rừng phòng hộ có diện tích 10.000 mét vuông (m2) trở lên;
  9. d) Rừng đặc dụng có diện tích 5.000 mét vuông (m2) trở lên;

đ) Gây thiệt hại về lâm sản trị giá 200.000.000 đồng trở lên trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích;

  1. e) Thực vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA trị giá 100.000.000 đồng trở lên; thực vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA trị giá 200.000.000 đồng trở lên
  2. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
  3. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
  4. a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng;
  5. b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, c, d, đ, e, g, h và i khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng;
  6. c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 5.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;
  7. d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.”

          Từ quy định nêu trên có thể thấy cấu thành của Tội hủy hoại rừng như sau:

  1. Chủ thể của tội hủy hoại rừng

Người từ đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực chịu trách nhiệm hình sự. Căn cứ vào khoản 2 Điều 12 của BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 thì người dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.

  1. Mặt khách quan của tội phạm

Về các hành vi:

+/ Đốt phá rừng trái phép là hành vi cố ý làm cho cháy rừng mà không được phép của cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép với bất kỳ mục đích gì. Thí dụ: Đốt phá rừng làm nương rãy.

+/ Hành vi phá rừng trái phép là hành vi chặt, cưa, phá rừng hoặc các hành vi khác làm cho cây rừng bị chết. Tuy nhiên, trừ các trường hợp được hướng dẫn tại tiểu mục 1.1 và 1.2 mục 1 phần IV Thông tư liên tịch số 19/2007/TTLT-BNN&PTNT-BCA-VKSNDTC-TANDTC, ngày 08/3/2007.

+/ Hành vi khác hủy hoại rừng là những hành vi không phải đốt, phá rừng mà có thể là hành vi đào, bới, xả thải các chất độc hại làm cho cây trong rừng bị chết hoặc đất rừng ô nhiễm.

          Về hậu quả của tội phạm thì hành vi hủy hoại rừng cấu thành tội phạm khi gây ra một trong các hậu quả sau:

+/ Diện tích cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc rừng chưa có trữ lượng từ 30.000 m2 trở lên;

+/ Diện tích rừng sản xuất từ 5.000 m2 trở lên;

+/ Diện tích rừng phòng hộ từ 3.000 m2 trở lên;

+/ Diện tích rừng đặc dụng từ 1.000 m2 trở lên;

+/ Gây thiệt hại về lâm sản trị giá từ 50.000.000 đồng trở lên trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích;

+/ Thiệt hại thực vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA trị giá từ 20.000.000 đồng trở lên; thực vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA trị giá từ 40.000.000 đồng trở lên;

+/ Diện tích rừng hoặc trị giá lâm sản dưới mức quy định tại một trong các trường hợp nêu trên nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

  1. Về khách thể của tội phạm

          Tội hủy hoại rừng là tội xâm phạm đến các quy định của nhà nước về bảo vệ rừng nói chung, bao gồm hệ sinh thái các loài thực vật rừng, nấm, vi sinh vật, đất rừng,…. Xâm phạm đến các quy định của nhà nước về bảo vệ rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, thực vật thuộc danh mục nguy cấp, quý hiếm nói riêng.

  1. Về mặt chủ quan của tội phạm

          Lỗi của chủ thể thực hiện hành vi là lỗi cố ý. Người phạm tội nhận thức được hành vi hủy hoại rừng của mình là nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn cố ý thực hiện.

Nếu cần có sự hỗ trợ, tư vấn thêm bạn đọc có thể liên hệ theo địa chỉ phía dưới đây.

Luật gia Lê Minh

Địa chỉ: Số 184, đường 19/5, phường Văn Quán, Q.Hà Đông, TP.Hà Nội.

Hotline: 0961.272.396

Email: [email protected]; [email protected]

Bạn đang đọc bài viết Cố ý hủy hoại rừng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...