Thứ năm, 25/04/2024 13:27 (GMT+7)

Công nghệ xử lý nước thải xi mạ kẽm

PGS.TS Nguyễn Đức Khiển -  Thứ ba, 02/08/2022 10:02 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Xử lý nước thải xi mạ kẽm là vấn đề được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Nguồn nước ô nhiễm gây hại đến sức khỏe. Quá trình thực hiện thế nào?

tm-img-alt
Nước thải xi mạ chủ yếu chứa muối của kim loại nặng như crom, cyanua, kẽm, niken…

Bên cạnh sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của quá trình công nghiệp hóa đất nước thì các vấn đề liên quan đến môi trường cũng dần được con người quan tâm nhiều hơn.

Các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp xuất hiện ngày càng nhiều, bên cạnh việc mang lại lợi ích to lớn cho nền kinh tế đất nước thì lượng chất thải công nghiệp cũng đang ngày một gia tăng về khối lượng, đa dạng về chủng loại đang gây ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng hơn, đòi hỏi con người phải có nhận thức đúng dắn và đầu tư thích đáng cho vấn đề xử lý. Đặc biệt là vấn đề ô nhiễm nguồn nước do những tác động từ các hoạt động sinh hoạt, sản xuất của con người gây nên.

Trong số các loại nước xả thải công nghiệp, ngành công nghiệp mạ kẽm là một trong những ngành có lượng nước thải đầu ra lớn. Tính chất của nước thải khá phức tạp. Do các đặc tính độc hại của hóa chất trong nước thải, việc xử lý là một vấn đề nan giải. Nước thải mạ kẽm phải được xử lý nhanh chóng và triệt để Để hiểu rõ hơn, bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về các thành phần và quy trình xử lý nước thải xi mạ kẽm.

Các thành phần trong nước thải xi mạ kẽm

Nước thải đầu ra của quá trình xi mạ kẽm có nhiều thành phần khác nhau. Về nồng độ và độ pH, từ tính axit 2-3 đến cực kỳ kiềm 10-11. Đặc thù của ngành mạ kẽm là chứa hàm lượng muối vô cơ cao, có thể là các muối kim loại như Cu, Zn, Cr, Fe, … và tùy theo loại muối kim loại sử dụng mà nước thải có chứa các chất độc khác nhau. Chẳng hạn như xianua, sunphat, muối amoni, đicromat,… Các chất hữu cơ ít xuất hiện trong nước thải ngành xi mạ điện. Thành phần chủ yếu là chất đông tụ, chất hoạt động bề mặt… nên nồng độ các chất BOD, COD thường thấp và ít phải xử lý. Đối tượng xử lý chủ yếu là các ion vô cơ như các muối kim loại nặng như Zn, Cu.

Quy trình xử lý nước thải xi mạ kẽm
Quy trình xử lý nước thải xi mạ kẽm.

Nước thải xi mạ kẽm có nguồn gốc từ đâu?

Nguồn nước thải xi mạ chủ yếu từ các công đoạn sản xuất của các doanh nghiệp, nhà máy. Bao gồm nước thải từ quá trình xi mạ và nước thải từ vệ sinh bề mặt.

Nước thải có từ quy trình mạ điện

Dung dịch trong bể mạ có thể tràn, thấm hoặc bám vào thiết bị và linh kiện mạ. Sau một thời gian vệ sinh, bể phủ sẽ đổ cặn bẩn theo dòng nước thải. Tuy không có có nhiều nguồn thải dạng này nhưng trong đó lại có nhiều loại chất ô nhiễm với nồng độ ô nhiễm cao (Cr6 +, Ni2 +, CN).

Nước thải đến từ quá trình từ làm sạch bề mặt

Sản phẩm hóa chất được sử dụng để làm sạch bề mặt kim loại trong quá trình tẩy dầu mỡ, chất gây ô nhiễm, dung môi hoặc điện hóa. Lượng chất thải do quá trình này tạo ra nhiều nhưng nồng độ chất gây ô nhiễm thấp. Chúng chủ yếu là bazơ, axit và dung dịch.

Quy chuẩn nước thải xi mạ hiện nay

  • Nước thải mạ kẽm đi qua ống dẫn nước thải riêng qua song chắn rác về hố thu gom.
  • Nước thải đầu ra được bơm từ bể chứa sang bể điều hòa để điều chỉnh loại và lưu lượng.
  • Nước thải mạ kẽm thường có 2 nguồn là axit và kiềm nên chúng trung hòa lẫn nhau trong bể.
  • Nước thải sau đó được bơm vào bể phản ứng để tạo bông. Tại đây các hóa chất được thêm vào và độ pH của nước thải được điều chỉnh độ pH. Mục đích là để làm ngưng tụ các tạp chất có trong nước, đặc biệt là kim loại.
  • Nước trong chảy qua máng ruột kết sang bể trung gian, sau đó được bơm sang bể lọc áp lực.
  • Bùn tạo ra sẽ được dẫn đến máy ép bùn. Sau đó, lượng bùn thải sẽ được thu gom và xử lý đúng theo quy định.
  • Nước thải chảy qua bể lắng, các bông cặn từ quá trình keo tụ lắng trong bể lắng và được loại bỏ nước.
  • Phần nước trong chảy qua kênh dẫn tràng sang bể trung gian sau đó được bơm sang bể lọc áp lực.
  • Trong bể lọc áp lực, các tạp chất còn lại trong nước được loại bỏ khỏi nước. Lượng bùn có được sẽ được vận chuyển đến máy ép bùn, sau đó bùn được thu gom và xử lý theo quy định.
nước thải xi mạ kẽm
Nước thải xi mạ kẽm.

Các phương pháp xử lý nước thải xi mạ kẽm áp dụng hiện nay

  • Bể điều hòa
  • Phương pháp thủ công (dựa vào thực tế, đặc điểm hoặc tính chất nước thải xi mạ).
  • Phương pháp xử lý nước thải theo từng dòng.
  • Sử dụng cong nghệ met.

Trong 4 phương pháp đang áp dụng ở Việt nam trong xử lý nước thải thì công nghệ met là phương pháp tiên tiến. Chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết công nghệ nay. Còn 3 phương pháp còn lại khá phổ biến nên chúng tôi không trình bày ở đây.

Xử lý nước thải xi mạ kẽm với công nghệ MET

MET là một trong những phương pháp xử lý nước thải xi mạ kẽm. Công nghệ xử lý nước thải của MET đã được áp dụng các quá trình cơ học hiệu quả. Trong xử lý nước thải nhằm mang lại hiệu quả và sự ổn định cho các hệ thống này. Ưu điểm quan trọng nhất của công nghệ này là hoạt động không cần điện.Ngoài ra, nhà sản xuất cũng hứa hẹn sẽ không sử dụng than hoạt tính nhưng vẫn đảm bảo đem lại hiệu quả tốt.

Được thiết kế và sản xuất bởi các kỹ sư nước nahf, sản phẩm này rất được ứng dụng ở nước ta. Ngoài ra, chi phí đầu tư ban đầu rất rẻ, gần như rẻ hơn nhiều so với các loại bể lọc truyền thống. Do đó, MET thường là lựa chọn phổ biến nhất phù hợp với các doanh nghiệp. Nhà sản xuất cam kết đảm bảo nước sau xử lý miễn phí cho khoảng đến 50 năm nếu khách hàng. Sử dụng hệ thống xử lý nước thải bằng công nghệ MET.

Xử lý nước thải xi mạ kẽm với công nghệ xử lý nước MET sẽ mang lại hiệu quả cao. Ngoài ra sẽ đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về độ an toàn của nước thải sau xử lý. Tóm lại, không gì là không thể trong xử lý nước bằng công nghệ MET.

Công nghệ met xử lý nước thải xi mạ kẽm
Công nghệ met xử lý nước thải xi mạ kẽm.
Bạn đang đọc bài viết Công nghệ xử lý nước thải xi mạ kẽm. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Quản lý rác thải điện tử - Bài học từ thế giới
Rác thải điện tử khó tái chế, xử lý với chi phí cao nên việc xử lý ở Việt Nam vẫn chưa thực sự hiệu quả. Tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia có thể là bài học hữu ích cho cơ quan quản lý môi trường Việt Nam trong xử lý loại chất thải này.
Ngành chiếu sáng Việt Nam trên lộ trình chuyển đổi số
Khai thác, sử dụng những thành tựu, công nghệ, kỹ thuật tiên tiến của ngành kỹ thuật số vào ngành chiếu sáng góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, vận hành hệ thống chiếu sáng tại các đô thị và tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng, ...

Tin mới