Thứ năm, 25/04/2024 23:41 (GMT+7)

Công tác quản lý chất thải bảo vệ môi trường tại địa phương được UBND thực hiện thế nào?

Luật Đồng -  Thứ năm, 19/01/2023 07:53 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Công tác quản lý chất thải bảo vệ môi trường tại địa phương được Ủy ban nhân dân thực hiện như thế nào? Các nguồn lực bảo vệ môi trường do cơ quan nhà nước bố trí bao gồm những nguồn nào?

Cùng với sự gia tăng dân số, quá trình đô thị hóa và sự hình thành, phát triển vượt bậc của các ngành nghề sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, một mặt thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, mặt khác làm tăng nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, nguyên vật liệu, năng lượng, dẫn đến gia tăng lượng chất thải rắn phát sinh cả về số lượng, thành phần và tính chất, gây áp lực rất lớn đến môi trường.

tm-img-alt
Bãi rác thải lộ thiên ở tỉnh Bình Phước với túi nilon nằm chất đống. Ảnh: TTXVN

Các nguồn lực bảo vệ môi trường do cơ quan nhà nước bố trí bao gồm những nguồn nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 148 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về nguồn lực bảo vệ môi trường như sau:

Nguồn lực cho bảo vệ môi trường

1. Nhà nước bố trí nguồn lực thực hiện hoạt động bảo vệ môi trường sau đây:

a) Quản lý chất thải, hỗ trợ xử lý chất thải;

b) Xử lý, cải tạo, phục hồi chất lượng môi trường;

c) Xây dựng hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường; trang thiết bị để bảo vệ môi trường; quan trắc môi trường;

d) Kiểm tra, thanh tra, giám sát về bảo vệ môi trường;

đ) Bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học; bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên; ứng phó với biến đổi khí hậu;

e) Nghiên cứu khoa học, phát triển, chuyển giao công nghệ môi trường;

g) Truyền thông, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường; giáo dục môi trường; phổ biến kiến thức, tuyên truyền pháp luật về bảo vệ môi trường;

h) Hoạt động hội nhập quốc tế và hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường;

i) Các hoạt động quản lý nhà nước khác về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

Theo đó, các nguồn lực bảo vệ mồi trường do cơ quan nhà nước bố trí gồm quản lý chất thải, hỗ trợ xử lý chất thải; xử lý, cải tạo, phục hồi chất lượng môi trường; xây dựng hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường; trang thiết bị để bảo vệ môi trường; quan trắc môi trường;...và các nguồn lực khác theo quy định nêu trên.

Nguồn vốn xã hội hóa cho bảo vệ môi trường được lấy từ những nguồn nào?

Căn cứ khoản 4 Điều 153 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định về nguồn vốn xã hội hóa cho bảo vệ môi trường như sau:

Nguồn lực thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường
..............
3. Nguồn lực thực hiện quy hoạch quy định tại điểm d khoản 9 Điều 151 Nghị định này do cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật về đầu tư công và pháp luật về ngân sách nhà nước; các nhiệm vụ quy định tại điểm o khoản 9 Điều 151 và điểm m khoản 9 Điều 152 Nghị định này do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

4. Nguồn vốn xã hội hóa cho bảo vệ môi trường:

a) Nguồn vốn của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động bảo vệ môi trường;

b) Nguồn đóng góp, tài trợ, viện trợ của các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật;

c) Nguồn thu khác theo quy định của pháp luật (nếu có).

Việc huy động nguồn vốn xã hội hóa để thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường quy định tại Điều 151 và Điều 152 Nghị định này được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và pháp luật khác có liên quan, trừ các nhiệm vụ quy định tại các điểm a, b và c khoản 9 Điều 151, điểm a và điểm b khoản 9 Điều 152, các nhiệm vụ bảo vệ môi trường thuộc lĩnh vực an ninh quốc phòng, nhiệm vụ thực hiện cần bảo đảm bí mật nhà nước.

5. Bộ Tài chính ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành hướng dẫn việc lập, phân bổ dự toán ngân sách nhà nước cho bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và pháp luật về bảo vệ môi trường; hướng dẫn mức chi, phương pháp lập dự toán đối với các nhiệm vụ chi từ nguồn sự nghiệp bảo vệ môi trường.

Như vậy, nguồn vốn xã hội hóa cho bảo vệ môi trường được lấy từ những nguồn như:

- Nguồn vốn của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động bảo vệ môi trường;

- Nguồn đóng góp, tài trợ, viện trợ của các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật;

- Nguồn thu khác theo quy định của pháp luật (nếu có).

Công tác quản lý chất thải bảo vệ môi trường tại địa phương được Ủy ban nhân dân thực hiện như thế nào?

Công tác quản lý chất thải bảo vệ môi trường tại địa phương được Ủy ban nhân dân thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)

Căn cứ khoản 1 Điều 152 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định về việc quản lý chất thải bảo vệ môi trường như sau:

Hoạt động bảo vệ môi trường thuộc trách nhiệm của địa phương

1. Quản lý chất thải, hỗ trợ xử lý chất thải, bao gồm:

a) Điều tra, thống kê, đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường, theo dõi diễn biến chất lượng môi trường, lập danh mục chất ô nhiễm, chất thải rắn, nguồn ô nhiễm; đánh giá, dự báo tình hình phát sinh, thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt thuộc trách nhiệm của địa phương;

b) Hỗ trợ phân loại tại nguồn, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt và xử lý các loại chất thải khác phát sinh trên địa bàn thuộc trách nhiệm của địa phương;

c) Xây dựng, hỗ trợ xây dựng công trình vệ sinh công cộng, phương tiện, thiết bị thu gom, quản lý, xử lý chất thải khu vực công cộng; công trình, thiết bị xử lý nước thải tại chỗ, chất thải;

d) Xây dựng, sửa chữa, cải tạo hạ tầng bảo vệ môi trường của làng nghề thuộc trách nhiệm của địa phương.

2. Xử lý, cải tạo, phục hồi chất lượng môi trường, bao gồm:

Xử lý ô nhiễm, cải tạo, phục hồi môi trường đối với khu vực ô nhiễm môi trường đất do lịch sử để lại hoặc không xác định được tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm, gồm: khu vực bị ô nhiễm tồn lưu hóa chất trong chiến tranh; khu vực bị ô nhiễm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật; khu vực đất bị ô nhiễm khác trên địa bàn thuộc trách nhiệm xử lý của địa phương; xử lý ô nhiễm môi trường nước mặt sông, hồ trên địa bàn thuộc trách nhiệm xử lý của địa phương.
................
Theo quy định trên thì Ủy ban nhân dân trong công tác quản lý, xử lý chất thải bảo vệ môi trường cần thực hiện các công tác sau:

- Điều tra, thống kê, đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường, theo dõi diễn biến chất lượng môi trường, lập danh mục chất ô nhiễm, chất thải rắn, nguồn ô nhiễm; đánh giá, dự báo tình hình phát sinh, thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt thuộc trách nhiệm của địa phương;

- Hỗ trợ phân loại tại nguồn, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt và xử lý các loại chất thải khác phát sinh trên địa bàn thuộc trách nhiệm của địa phương;

- Xây dựng, hỗ trợ xây dựng công trình vệ sinh công cộng, phương tiện, thiết bị thu gom, quản lý, xử lý chất thải khu vực công cộng; công trình, thiết bị xử lý nước thải tại chỗ, chất thải;

- Xây dựng, sửa chữa, cải tạo hạ tầng bảo vệ môi trường của làng nghề thuộc trách nhiệm của địa phương.

Bạn đang đọc bài viết Công tác quản lý chất thải bảo vệ môi trường tại địa phương được UBND thực hiện thế nào?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Trường hợp nào không được phép tách thửa đất mới nhất
Theo quy định của pháp luật VN, không phải bất kì trường hợp nào cũng được phép tách thửa đất ra những mảnh đất nhỏ. Nên khi muốn tách thửa đất, người dân cần biết một số trường hợp PL quy định về việc hạn chế hoặc không được thực hiện hoạt động tách thửa
Quy định về Giấy phép tài nguyên nước
Giấy phép tài nguyên nước bao gồm: Giấy phép thăm dò nước dưới đất; giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt; giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất; giấy phép khai thác, sử dụng nước biển.
Quy định về thăm dò nước dưới đất
Tổ chức, cá nhân thi công công trình thăm dò nước dưới đất phải đáp ứng đủ các điều kiện về hành nghề khoan nước dưới đất theo quy định và phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất.
UBND xã được quyền từ chối hòa giải tranh chấp đất đai không?
Việc hòa giải tranh chấp đất đai được quy định tại Điều 202 Luật Đất đai 2013. Cụ thể, tại khoản 1 Điều 202 quy định “1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.”

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.