Thứ sáu, 26/04/2024 03:41 (GMT+7)

Cục Hàng không lý giải nguyên nhân giá vé máy bay tăng gấp 3-4 lần

MTĐT -  Thứ hai, 20/04/2020 17:35 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Việc giãn cách trên mỗi chuyến bay được thực hiện theo hình thức sắp xếp chỗ, mỗi khách cách nhau 1 ghế, nên lượng khách khai thác không cao là nguyên nhân khiến giá vé máy bay tăng cao.

Mới đây, Cục Hàng không Việt Nam đã cho tăng tần suất các chuyến bay, đặc biệt là trục Hà Nội - TP Hồ Chí Minh sau ngày 15/4. Tuy nhiên, để đảm bảo phòng chống dịch hiệu quả nên các chuyến bay vẫn phải giới hạn số lượng khách và khoảng cách. Điều này khiến năng lực khai thác của các hãng vẫn bị hạn chế. Đây được cho là nguyên nhân chính khiến giá vé máy bay trong giai đoạn này bị đẩy lên cao.

Theo khảo sát, đối với đường bay Hà Nội – TP.HCM, trên website của hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines đã niêm yết giá vé phổ thông khứ hồi thấp nhất là 5,1 triệu đồng/khách, cao nhất là gần 5,6 triệu đồng/khách.

Trong khi đó, tại website bán vé trực tuyến của hãng hàng không giá rẻ Vietjet Air cũng niêm yết giá vé tăng lên tới hơn 3 triệu đồng. Mặc dù, giá vé tăng cao nhưng một số chuyến bay của Vietjet Air cũng đã thông báo hết vé.

Tương tự, hãng hàng không Bamboo Airways cũng đã niêm yết giá lên tới hơn 4 triệu/khách và cũng đã thông báo hết vé một số chuyến bay.

Giải thích về việc giá vé máy bay tăng cao, đại diện một hãng hàng không cho hay, trước mỗi hãng khai thác cả chục chuyến bay khứ hồi mỗi ngày cho đường bay Hà Nội - TP. HCM nay bị hạn chế cả về số lượng ghế sử dụng và tần suất bay. Do đó, để đủ chi phí vận hành thì giá vé phải tăng.

Mặc dù Cục Hàng không Việt Nam đã cho tăng tần suất các chuyến bay, đặc biệt là trục Hà Nội - TP. HCM, tuy nhiên để đảm bảo phòng chống dịch Covid-19 hiệu quả nên các chuyến bay vẫn phải giới hạn số lượng khách và khoảng cách. Điều này khiến năng lực khai thác của các hãng vẫn bị hạn chế. Theo đánh giá của các chuyên gia đây chính là nguyên nhân chính khiến giá vé máy bay trong giai đoạn này bị đẩy lên cao.

Còn theo Cục Hàng không Việt Nam, trong giai đoạn này, giá vé có đắt cũng là điều không quá khó hiểu, bởi nhu cầu đi lại của người dân đã bắt đầu tăng cao. Trong khi, số chuyến bay vẫn còn đang bị hạn chế do dịch Covid-19.

Theo Cục Hàng không Việt Nam, hiện tại, số chuyến bay cung ứng chỉ bằng 5 - 6% so với trước kia. Khi cầu cao mà cung hạn chế thì giá vé cao là không tránh khỏi. Tuy nhiên, dù cao cũng không thể vượt quá trần giá vé máy bay quy định.

Theo Thông tư 17/2019 về khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội đại có hiệu lực từ ngày 1/7 quy định rõ, giá vé máy bay tối đa cho nhóm đường bay phát triển kinh tế - xã hội dưới 500km sẽ là 1,6 triệu đồng/lượt, nhóm đường bay khác dưới 500km là 1,7 triệu đồng/lượt; từ 500 – 800km, mức giá tối đa là 2,2 triệu đồng/lượt; từ 850km đến dưới 1.000km có giá 2,79 triệu đồng; từ 1.000km đến dưới 1.280km có giá 3,2 triệu đồng; còn từ 1.280km trở lên giá rơi vào 3,75 triệu đồng/vé/chiều.

Mức giá tối đa này đã bao gồm toàn bộ chi phí hành khách phải trả cho một vé máy bay, trừ tiền thuế giá trị gia tăng, các khoản thu hộ DN cung ứng dịch vụ nhà ga hành khách và dịch vụ đảm bảo an ninh, bao gồm giá dịch vụ hành khách, giá đảm bảo an ninh hành khách, hành lý và giá dịch vụ tăng thêm.

Đến nay, các hãng hàng không nội địa vẫn được Cục Hàng không cấp phép bay theo từng giai đoạn, hiện cũng mới có lịch bay đến 22/4. Hiện Cục Hàng không Việt Nam phân bổ khai thác các chuyến bay nội địa từ ngày 16/4 chặng Hà Nội - TP.HCM có 6 chuyến/ngày. Trong đó Vietnam Airlines và Vietjet được khai thác 2 chuyến/ngày, còn Bamboo Airways và Jetstar Pacifc 1 chuyến/ngày.

Chặng Hà Nội - Đà Nẵng và TP.HCM - Đà Nẵng, Vietnam Airlines và Vietjet sẽ thực hiện 1 chuyến/ngày.

 P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Cục Hàng không lý giải nguyên nhân giá vé máy bay tăng gấp 3-4 lần. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.