Thứ sáu, 19/04/2024 15:06 (GMT+7)

Cúng Rằm tháng Giêng, cần lưu ý những gì?

MTĐT -  Thứ sáu, 07/02/2020 14:58 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Rằm tháng Giêng (hay còn gọi Tết Nguyên tiêu) là ngày lễ lớn của người Việt. Vậy, cúng Rằm tháng Giêng cần lưu ý những gì?

Rằm tháng Giêng (hay còn gọi Tết Nguyên tiêu) là ngày lễ lớn của người Việt. Vào ngày này, người dân thường đi chùa, đồng thời làm lễ cúng Phật và gia tiên để cầu mong những điều tốt lành cho bản thân, gia đình. Vậy, cúng Rằm tháng Giêng cần lưu ý những gì?

Ngày, giờ cúng Rằm tháng Giêng

Rằm tháng Giêng được mọi người cúng vào ngày 14 hoặc 15 tháng Giêng. Giờ “chuẩn” để cúng Rằm tháng Giêng theo phong tục từ xưa của cha ông ta là vào giờ Ngọ, tức từ 11 giờ trưa đến 1 giờ chiều. Đây được xem là thời khắc Thần Phật giáng thế.

Vào năm Canh Tý 2020, Rằm tháng Giêng rơi vào ngày 8/2 Dương lịch (tức ngày 15/1 Âm lịch).

Dọn dẹp ban thờ

Vào ngày Rằm tháng Giêng, các gia đình thường lau dọn ban thờ. Khi làm việc này lưu ý không xê dịch bát hương, trước khi lau dọn nên thắp 1 nén hương khấn xin tổ tiên về việc sẽ lau dọn ban thờ để chuẩn bị lễ cúng Rằm tháng Giêng. Việc lau dọn cần cẩn thận, tỉ mỉ để tránh đổ vỡ đồ thờ, vật phẩm.

Khi thắp hương, theo GS-TS Nguyễn Chí Bền - nguyên Viện trưởng Viện Văn hoá Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam, thường thắp theo số lẻ, bởi số lẻ tượng trưng cho phần âm. Chỉ nên thắp từ 1 đến 3 nén hương trên mỗi bát hương.

Chú ý khi thắp hương cần phải ăn mặc chỉnh tề, không mặc quần đùi, áo cộc hay ăn mặc luộm thuộm... Đặc biệt khi khấn vái cần thành tâm, thể hiện sự tôn trọng với các vị Phật và tổ tiên.

Đồ dùng để cúng lễ

Không dùng hoa giả: Nên mua hoa tươi để dâng bàn thờ, tuyệt đối không dùng hoa quả giả. Hoa thường được dùng trong ngày lễ này là hoa cúc vàng, cúc vạn thọ, huệ trắng.

Theo quan niệm dân gian, đồ dùng để đựng các lễ cúng mặn như bát, đĩa, đũa, thìa… cần phải sử dụng những đồ mới, riêng biệt. Không nên sử dụng những đồ đã dùng chung, sẵn với các việc khác trong gia đình. Bởi, đồ thờ cúng cần phải sạch sẽ, không uế tạp.

Bài văn khấn Rằm tháng Giêng theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam

Dưới đây là bài khấn Rằm tháng Giêng theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam, các gia đình có thể tham khảo:

Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

- Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại.

Tín chủ (chúng) con là: …

Ngụ tại …

Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm Canh Tý gặp tiết Nguyên tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ… nghe lời khẩn cầu, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời ông bà tiền chủ, hậu chủ tại gia về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia chung chúng con được vạn sự tốt lành. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình.

Khấn xong vái 3 vái. Nam mô a di Đà Phật! (3 lần).

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Cúng Rằm tháng Giêng, cần lưu ý những gì?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hải Phòng: Bí thư Thành ủy thăm, tặng quà người có công
Chiều 17/4, Ông Lê Tiến Châu- Bí thư Thành ủy Hải Phòng đi thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ, Chiến sĩ Điện Biên, Thanh niên xung phong, Dân công hỏa tuyến tại quận Hải An. Nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 07/5/2024).

Tin mới

Khai mạc Hội Sách Hải Phòng năm 2024
Năm 2024, là năm thứ ba thành phố Hải Phòng tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam, đồng thời cũng là năm thứ 10 hưởng ứng các hoạt động về Ngày Sách trên địa bàn thành phố.