Thứ bảy, 20/04/2024 06:18 (GMT+7)

Cúng Rằm tháng Giêng thế nào cho chuẩn?

MTĐT -  Thứ tư, 28/02/2018 11:01 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

"Cúng quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng". Với quan niệm đó, nhiều gia đình coi đây là ngày quan trọng trong năm nên cúng lễ rất cẩn thận. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết và cúng lễ đúng.

Cúng giờ nào cho chuẩn?

Năm nay, Rằm tháng Giêng rơi vào ngày 2/3 dương lịch nên thời gian cúng Rằm tháng Giêng tốt nhất là vào giờ Ngọ (từ 11h đến 13h) ngày 2/3 dương lịch (tức ngày 15/1 âm lịch).

Đối với nhiều gia đình Việt, ngày Rằm tháng Giêng là ngày lễ lớn, đây là ngày Rằm đầu tiên trong năm mới nên rất được coi trọng. Trong dân gian hiện vẫn còn lưu truyền câu nói: “Lễ tất cả năm không bằng đi lễ ngày Rằm tháng Giêng” để nói lên tầm quan trọng của ngày lễ này. Vào ngày Rằm tháng Giêng, người dân thường đi lễ chùa đồng thời làm lễ cúng Phật và gia tiên ở nhà để cầu mong những điều tốt lành trong một năm mới.

Mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng tùy theo điều kiện từng gia đình để thực hiện. Ảnh minh họa

Năm nay, Rằm tháng Giêng rơi vào ngày 2/3 dương lịch nên thời gian cúng Rằm tháng Giêng tốt nhất là vào giờ Ngọ (từ 11h đến 13h) ngày 2/3 dương lịch (tức ngày 15/1 âm lịch). Bởi theo quan niệm, đây là thời khắc Thần Phật giáng thế.

Tuy nhiên, nếu không sắp xếp được công việc để cúng vào ngày giờ đó thì các gia đình có thể cúng trước từ sáng ngày 1/3 dương lịch (tức 14/1 âm lịch) đến trước 19h ngày 2/3 dương lịch (tức ngày 15/1 âm lịch).

Mâm cúng Rằm tháng Giêng cần chuẩn bị những gì?

Theo các chuyên gia văn hóa, mâm lễ cúng Rằm tháng Giêng không cần phải quá cầu kỳ và tùy theo điều kiện từng gia đình để thực hiện. Thông thường, vào ngày này mọi người thường sắm hai lễ, một là lễ cúng gia tiên và hai là lễ cúng Phật. Trong đó, lễ cúng Phật thường là mâm lễ chay thanh tịnh, cùng hương hoa đèn nến. Cúng Gia tiên có thể làm các món ăn mặn với các món ăn truyền thống của người Việt.

Mâm cúng Phật có thể gồm các món sau:

- Hoa quả, chè xôi

- Món xào chay không thêm nhiều hương liệu

- Các món đậu

- Một bát canh măng nấm hoặc canh củ quả chay.

- Bánh trôi nước.

Cỗ chay trong mâm lễ cúng Phật có thể làm nhiều món, ngoài ra, trên mâm cỗ nên sử dụng các món ăn với màu sắc tượng trưng cho ngũ hành. Màu đỏ tượng trưng cho hành hỏa, xanh của hành mộc, đen của hành thổ, màu trắng của hành thủy, màu vàng hành kim. Ăn cơm chay là một cách hướng tới sự cân bằng, thanh thản trong tâm hồn.

Mâm cỗ cúng gia tiên:

- Thịt gà luộc

- Xôi hoặc bánh trưng

- Canh măng

- Nem rán

- Nộm

- Một đĩa xào tổng hợp.

Một số đồ lễ khác như: Hương hoa, trầu cau, vàng mã, rượu, thuốc lá…

Ngoài ra, nhiều gia đình làm thêm món bánh trôi để dâng cúng Rằm tháng Giêng với mong muốn mọi việc trôi chảy, hạnh phúc tròn đầy trong năm mới.

Những điều kiêng kỵ trong ngày Rằm tháng Giêng

Rằm tháng Giêng là ngày lễ quan trọng nên theo quan niệm dân gian, có một số kiêng kỵ mọi người nên biết để có một năm thuận lợi, nếu tránh được sẽ tốt cho vận khí của bạn và gia đình.

- Tránh đánh vỡ, làm hỏng đồ đạc trong nhà, bởi vì điều đó đồng nghĩa với việc năm tới tài phúc hao tổn.

- Kiêng đi đến những nơi âm khí nặng như mồ mả, nơi hoang vu hoặc bệnh viện, nhất là những người sức khỏe yếu kém.

- Kiêng cho người khác mượn tiền, nếu bạn cho mượn nghĩa là bạn cũng cho đi tài khí của mình.

- Tránh mang nhiều tiền bạc, đồ vật có giá trị bên người. Nếu mất mát tài sản vào ngày này thì năm nay tài vận của bạn sẽ kém đi.

- Không để thùng gạo trong nhà lộ đáy, thùng gạo trống rỗng chẳng khác gì nhà bạn sẽ đói kém cả năm.

- Kiêng câu cá vào ngày này vì theo quan niệm tâm linh của người Việt, hành động câu cá vào ngày rằm sẽ mang lại cho người đó vận hạn đen đủi.

- Chú ý không để quần áo bị rách, theo quan niệm xưa thì nếu quần áo rách, năm tới bạn sẽ bị vận rủi đeo bám.

- Ngày này không được sát sinh, nếu không tài vận suy giảm, gặp tai nạn, bệnh tật.

- Kiêng nói bậy, chửi tục, nếu không sẽ gặp chuyện thị phi.

Văn khấn cúng Rằm tháng Giêng:

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

- Con lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương.

- Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ chư vị tôn thần.

- Con kính lạy ngài bản cảnh Thành hoàng, ngài bản xứ Thổ địa, ngài bản gia Táo quân cùng chư vị tôn thần.

- Con kính lạy Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỉ, thúc bá đệ huynh, cô di, tỉ muội họ nội họ ngoại.

Tín chủ (chúng) con là: ...............................................

Ngụ tại:........................................................................

Hôm nay là ngày rằm tháng giêng năm... gặp tiết Nguyên tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương, ngài bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các các cụ Tổ khảo, Tổ tỉ, chư vị hương linh gia tiên nội ngoại họ................... nghe lời khẩn cầu, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời ông bà Tiền chủ, Hậu chủ tại về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia chung chúng con được vạn sự tôn lành. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy).

 Theo Tiền Phong

Bạn đang đọc bài viết Cúng Rằm tháng Giêng thế nào cho chuẩn?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Bài thơ: Phố giao mùa
Phố giao mùa bâng khuâng lối cũ//Lá sấu rụng đầy vướng chân đi///Cố dịu dàng qua thời con gái///Em nào có được gì?
Bài thơ: Tự...
Ta mạnh mẽ không phải ta không khóc///Thực chỉ là nước mắt ngược vào trong///Bởi ta biết giữa biển đời mênh mông///Sông núi rộng - hành trình ta tự bước
Khai mạc Hội Sách Hải Phòng năm 2024
Năm 2024, là năm thứ ba thành phố Hải Phòng tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam, đồng thời cũng là năm thứ 10 hưởng ứng các hoạt động về Ngày Sách trên địa bàn thành phố.
Bài thơ: Ếch
Con ếch ngồi ở đáy giếng///Vì sao nó kêu rất to,///và huyênh hoang quá đỗi?///Giương đôi mắt lồi, nó đang chứng tỏ điều chi?

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...