Thứ sáu, 19/04/2024 07:33 (GMT+7)

Cuộc thi 'Tổ quốc và Đạo pháp': Nhịp cầu của truyền thống - hiện đại

MTĐT -  Thứ sáu, 22/09/2017 17:27 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

"Tôi rất vui mừng và bất ngờ khi nhận được giải thưởng Lục Bát Trăng Vàng 2017 do ban tổ chức thơ Lục Bát trao tặng", ông Trần Kế Hoàn phát biểu.

Cuộc thi sáng tác Thơ Lục Bát mang tên “Tổ quốc và Đạo pháp” (2012 – 2018) do Ủy Ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam chỉ đạo; Hội Nhà văn Việt Nam bảo trợ chuyên môn; Tạp chí Điện tử Môi trường và Đô thị Việt Nam (www.moitruongvadothi.vn) phối hợp và Website Lục bát Việt Nam (www.lucbat.vn) và một số cơ quan Báo chí – Truyền thông đồng  tổ chức, đã bước sang mùa thứ 5.

Một số thông tin về tổ chức giải thưởng cuộc thi thơ “Tổ quốc và Đạo pháp” 2017:

Ban Tổ chức Giải thưởng:

1- TS. LS Đồng Xuân Thụ, Tổng biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam Điện tử - Trưởng Ban Tổ chức giải thưởng;

2- Nhà thơ Đặng Vương Hưng, Người sáng lập Cộng đồng mạng Lục Bát Việt Nam, Phó Tổng biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam Điện tử – Phó Ban Thường trực Tổ chức giải thưởng;

3- Nhà báo Nguyễn Thị Ánh Hồng, Phó Tổng biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam Điện tử – Phó Ban Tổ chức giải thưởng;

4- Nhà thơ Trương Nam Chi, Trưởng Ban Biên tập Lucbat.vn - Ủy viên Thường trực;

5- Nhà báo Nguyễn Tường Quân, Trưởng Ban Điện tử - Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam Điện tử - Ủy viên Thường trực.

Các thành viên Chung khảo năm 2017:

1- Nhà thơ Vương Trọng - Trưởng ban

2- Nhà thơ Nguyễn Thị Mai - Ủy viên

3- Nhà phê bình Chu Thị Thơm - Ủy viên

4- Nhà thơ Trương Nam Hương (TP. HCM) - Ủy viên

5- Nhà thơ Đặng Vương Hưng – Thường trực

Nhà thơ, Nhà báo Đặng Vương Hưng - Phó Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam Điện tử - Phó Ban Thường trực Tổ chức giải thưởng phát biểu khai mạc.

Tại buổi khai mạc, nhà thơ Đặng Vương Hưng – Phó TBT Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam phát biểu: “Lục Bát không chỉ là tên một thể thơ truyền thống của Việt Nam mà còn là Hồn quê, là văn hóa cội nguồn và tâm linh của người Việt. Đó vừa là di sản vô giá, vừa là tài sản độc đáo, từ bao đời cha ông truyền lại cho con cháu hôm nay và mai sau.

Ngày Lục bát sẽ được tổ chức vào “Mùa Phát Lộc” hàng năm, sẽ cộng hưởng như một điểm nhấn, để nhắc nhở mọi người ý thức về cội nguồn về bản sắc và sự kế thừa Di sản Văn hóa của cha ông từ ngàn đời. Đây thực sự là một nhịp cầu nối giữa truyền thống với hiện đại, giữa quá khứ với tương lai; góp phần làm cho thế hệ trẻ hôm nay thêm nhớ tới công lao của tổ tiên, thêm tự hào về truyền thống của quê hương đất nước mình.” 

GS Hoàng Chương - Tổng giám đốc Trung tâm nghiên cứu bảo tồn phát huy văn hóa dân tộc - ông giới thiệu đôi nét về mục đích, ý nghĩa của Ngày hội Lục bát thường niên với vấn đề nghiên cứu bảo tồn phát huy văn hóa dân tộc.

Nhà báo Phạm Đức Lượng - nguyên Phó TBT Báo Nhân dân, giới thiệu đôi nét về Văn hiến Hưng Yên - Nơi tổ chức ngày hội Lục bát Đinh Dậu 2017

TS. LS Đồng Xuân Thụ, Tổng biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam Điện tử - Trưởng Ban Tổ chức giải thưởng đọc quyết định công bố giải thưởng

KẾT QUẢ CUỘC THI TỔ QUỐC VÀ ĐẠO PHÁP 2017

Năm 2017, Ban Chung khảo nhận được 35 bài thơ của 13 tác giả, từ hàng ngàn bài dự thi trong năm do Ban Sơ khảo đề cử. Rút kinh nghiệm năm trước, năm nay Ban Sơ khảo đã chú ý không để “lọt lưới” một bài thơ nào lạc vần, vì vần hết sức quan trong trong thơ lục bát. Tuy nhiên, vần điệu chỉ là điều kiện cần, bài thơ muốn hay còn phải nhiều thứ khác như ý tưởng, bố cục, ngôn ngữ thơ…

Nhà thơ Vương Trọng, Trưởng Ban Chung khảo cho biết: Không phải tác giả nào vào chung khảo lần này đều đã lưu tâm đến vấn đề đó, như có tác giả còn lỏng trong bố cục, bài thơ có thể kéo dài thêm hoặc dừng lại bất cứ lúc nào; có tác giả còn sử dụng ngôn ngữ ít chất thơ. Ngôn ngữ thơ chọn lọc hơn văn xuôi, nên khi sử dụng cần cân nhắc: Những từ mang chất thông tấn, những từ đã quá quen tai đến mòn cũ… nhiều khi biến Lục Bát gần với diễn ca mà xa thơ! Ví như các từ và nhóm từ “phân biệt chủng tộc”, “Vẫn còn tiến lên”, “Cùng chung dòng máu mẹ cha Tiên Rồng”… “Sử vàng ghi tiếp” và “Tấm gương cảm tử soi chung”. Tuy nhiên, cũng có tác giả tay nghề khá cao, thể hiện trong cấu tứ, bố cục cũng như sử dụng ngôn từ.

Ban Chung khảo đã tham khảo ý kiến đánh giá của bạn đọc đã đăng trên mạng về những tác phẩm này. Sau khi bàn bạc, trao đổi Ban Chung khảo đã thống nhất đề nghị Ban Tổ chức trao thưởng như sau:

Giải Lục Bát Trăng Vàng

1- Tác giả Lê Phương (Thanh Hóa) với chùm thơ ba bài: “Khăn vuông đời chị”, “Câu thơ nhói đau” và “Từ ngày khuất mẹ”.

2- Tác giả Nguyễn Hoài Nhơn (Đồng Nai), với chùm thơ hai bài: “Miền Tây” và “Li nông”

3- Tác giả Trần Kế Hoàn (Nam Định) với chùm thơ hai bài: “Lục bát Vu lan” và “Chị”.

Giải Lục Bát Trăng Bạc

1- Tác giả Nguyễn Xuân Môn (Kon Tum) với tác phẩm “Chị dâu tôi”

2- Tác giả Nguyễn Thị Kim Trang (CHLB Đức) với tác phẩm “Vu lan nhớ mẹ”

3- Tác giả Bùi Thanh Tuấn (Thái Bình) với tác phẩm “Một ngày ru con”

4- Tác giả Vũ Thành Chung (Hà Nội) với tác phẩm “Mẹ ta”

5- Tác giả Nguyễn Thị Minh Thúy (Thanh Hóa) với tác phẩm “Có một ngày thu rất xa”

6- Tác giả Trần Ngọc Mỹ (Hải Phòng) với tác phẩm “Đứa trẻ lạc phố”.

7- Tác giả Nguyễn Thị Mai Trâm (Bà Rịa – Vũng Tàu) với tác phẩm “Cha”

8- Tác giả Hoàng Cẩm Thạch (Nghệ An) với tác phẩm “Tế sống 12 chiến sĩ gánh bom”.

Các tác giả nhận giải chụp ảnh lưu niệm cùng Ban tổ chức "Tổ quốc và Đạo Pháp" 2017

Nhà thơ Trương Nam Chi giới thiệu việc tổng hợp và biên sọan ấn phẩm thơ Lộc Phát Đinh Dậu 2017

Nhà thơ Trương Nam Chi phát biểu về việc tổng hợp và biên soạn ấn phẩm Lộc Phát Đinh Dậu 2017: "Hội thi thơ Lục bát Đinh Dậu được diễn ra từ T7/2016 đến T7/2017, ban tổ chức cùng các nhà thơ của trang web lục bát đã chọn ra các tác giả có những bài thơ hay, tiêu biểu để xuất bản tập thơ Lộc Phát Đinh Dậu 2017.

Trong tập thơ này có 300 bài thơ với 177 tác giả được chọn, các tác giả xuất phát từ nhiều vùng miền của gần 40 tỉnh gửi về cho ban tổ chức, có cả tác giả ở Hoa Kỳ và Ucraina. Tác giả của Lộc Phát Đinh Dậu có nhiều thành phần từ kỹ sư, bác sĩ, nhà nghiên cứu, đặc biệt có những tác giả làm nghề nông từ những quê hương hẻo lánh, các bệnh nhân nằm trên giường bệnh chống chọi với bệnh tật nhưng vẫn yêu thể thơ truyền thong này và gửi bài về cho Ban tổ chức.

Tôi mong rằng Lục bát Việt Nam có một chuyên đề riêng về lục bát và chúng tôi muốn giới thiệu đưa thơ lục bát thành di sản văn hóa của dân tộc”

Tác giả Trần Kế Hoàn chia sẻ cảm xúc sau khi nhận giải Lục bát Trăng Vàng 2017

Ông Trần Kế Hoàn: "Tôi rất vui mừng và bất ngờ khi nhận được giải thưởng Lục bát Trăng Vàng 2017 do ban tổ chức thơ Lục bát trao tặng.

Tôi năm nay đã 71 tuổi rồi và rất yêu thơ lục bát, tôi đã làm rất nhiều thơ lục bát và đã có một tập thơ lục bát in riêng. Thơ của tôi chủ yếu nói về thân phận của những người phụ nữ, những người bà, người mẹ, người chị tảo tần lam lũ từ trước đến nay.

Tôi thật sự rất cảm động và bất ngờ, cảm ơn ban tổ chức đã chấm giải và chọn thơ của tôi đạt giải Trăng Vàng – một giải thưởng cao quý. Tôi mong rằng hội thơ luôn luôn phát triển để cho những người yêu thơ lục bát như chúng tôi có thể đưa tác phẩm của mình đến với công chúng và những người yêu thơ.”

Nhưng theo quy chế, tác giả nào từng nhận giải Lục Bát Trăng Vàng trong những năm trước, thì chùm tác phẩm năm nay dù hay vẫn không trao giải, mà chỉ ghi nhớ để xét chung kết năm cuối. Hai tác giả năm nay trong trường hợp này là Hậu Cốc Ngang (TP. Hồ Chí Minh) và Ninh Đức Hậu (Ninh Bình) sẽ được cộng thêm điểm khi xét Giải Lục Bát Kim cương tổng kết 6 năm cuộc thi. Như vậy, năm nay chúng ta trao 3 Giải Lục bát Trăng Vàng và 8 Giải Lục bát Trăng Bạc. Đáng ra, số lượng Giải Lục bát Trăng Vàng còn tăng thêm, bởi còn 2 tác giả Hậu Cốc Ngang và Ninh Đức Hậu đều đạt điểm cao.

Đây là lần thứ 5 liên tục chúng ta trao giải Tổ quốc và Đạo pháp hàng năm. Năm 2018, sẽ là năm cuối cùng của đợt thi kéo dài 6 năm. Ngày này sang năm, chúng ta vừa trao Giải Lục Bát Trăng Vàng, Lục Bát Trăng Bạc của năm 2018, đồng thời sẽ trao giải Kim cương. Giải Kim cương sẽ tặng cho tác giả có bài hoặc chùm bài xuất sắc nhất được Ban chung khảo xét chọn trong các Giải Vàng của 6 năm, kể cả những bài hay đáng trao Giải Lục Bát Trăng Vàng, nhưng chỉ cộng điểm. Nghĩa là cuộc thi đã bắt đầu vào giai đoạn nước rút.

Ban Tổ chức vẫn hy vọng và mong muốn, tác phẩm nhận giải Kim cương sẽ được sáng tác trong giai đoạn nước rút này.                                                               

TS. Đồng Xuân Thụ

(Trưởng Ban Tổ chức Giải thưởng)

Một số hình ảnh khác tại buổi hội thảo do PV ghi nhận: 

Bạn đang đọc bài viết Cuộc thi 'Tổ quốc và Đạo pháp': Nhịp cầu của truyền thống - hiện đại. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hải Phòng: Bí thư Thành ủy thăm, tặng quà người có công
Chiều 17/4, Ông Lê Tiến Châu- Bí thư Thành ủy Hải Phòng đi thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ, Chiến sĩ Điện Biên, Thanh niên xung phong, Dân công hỏa tuyến tại quận Hải An. Nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 07/5/2024).

Tin mới

Ninh Bình: Khai hội Hoa Lư 2024
Tối 17/4, tại Khu Di tích Quốc gia Đặc biệt Cố đô Hoa Lư (tỉnh Ninh Bình) đã long trọng tổ chức kỷ niệm 1.100 năm ngày sinh Đinh Tiên Hoàng Đế và khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2024.