Thứ sáu, 29/03/2024 04:07 (GMT+7)

Đà Nẵng đầu tư hơn 11 nghìn tỷ đồng bảo vệ môi trường

MTĐT -  Thứ ba, 06/06/2017 09:53 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Trong giai đoạn từ 2008 - 2017 TP Đà Nẵng đã đầu tư trên 11.000 tỷ đồng cho các dự án bảo vệ môi trường trong bối cảnh đô thị hóa phát triển nhanh và sức ép về môi trường ngày càng gia tăng.

Năm 2008, xuất phát từ ý tưởng xây dựng TP môi trường của Thành ủy Đà Nẵng, UBND TP ban hành đề án “Xây dựng Đà Nẵng - TP môi trường” đến năm 2020. Trong 5 năm gần đây, thành phố đã nỗ lực kêu gọi sự đầu tư của quốc tế trong lĩnh vực môi trường nhằm đa dạng hóa nguồn vốn. Điển hình là 5 dự án quốc tế đầu tư hạ tầng bảo vệ môi trường đã và đang được triển khai dưới dạng vay ODA và 6 dự án hỗ trợ không hoàn lại của quốc tế về môi trường từ năm 2008 đến nay.
Ông Lê Quang Nam - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Đà Nẵng (TN&MT) cho biết, Việc triển khai đề án Xây dựng “Đà Nẵng - TP môi trường” đạt nhiều kết quả, trong đó phải nói đến việc đầu tư thu gom, xử lý chất thải rắn. Đến nay, tỷ lệ thu gom đạt 93%, tăng 8% so với thời điểm năm 2006; riêng công tác thu gom rác thải trong khu vực đô thị đạt đến 98%. Ước tính tổng vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường trên 11.000 tỷ đồng, trong đó vốn vay ODA khoảng trên 510 triệu USD, tương đương trên 10.000 tỷ đồng.
Hiện tại, Đà Nẵng đã có hệ thống gồm 4 trạm xử lý nước thải sinh hoạt với tổng công suất hơn 150.000m3/ngày đêm; 5 trạm xử lý nước thải công nghiệp, tổng công suất hơn 12.000m3/ngày đêm. Tuy nhiên, qua rà soát, vẫn còn một số khu vực ô nhiễm chưa được xử lý triệt để như âu thuyền Thọ Quang, sông Phú Lộc, bãi rác Khánh Sơn, các KCN Hòa Khánh, Hòa Khánh mở rộng, Liên Chiểu, Hòa Cầm, Trung tâm Chế biến gia súc, gia cầm Đà Nẵng... đây được coi là những điểm nóng về vấn đề môi trường của TP Đà Nẵng hiện nay.
Từ năm 2016, UBND TP ban hành Quyết định số 7702/QĐ-UBND ngày 8/11/2016 về chuyên đề “Tăng cường xử lý các điểm nóng về môi trường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2020”, các “điểm nóng” được phân từng giai đoạn để triển khai xử lý. Trong đó ưu tiên một số điểm nóng sẽ xử lý trước như cảng cá Thọ Quang, KCN Hòa Khánh...
Trong giai đoạn 2017 - 2019, TP sẽ tập trung giải quyết triệt để ô nhiễm môi trường đối với các điểm nóng như sông Phú Lộc, bãi rác Khánh Sơn (hiện hữu), ô nhiễm khí thải. Thành phố đã phê duyệt quy hoạch đường vào khu liên hợp xử lý chất thải rắn tại xã Hòa Nhơn và thống nhất chọn ADB tư vấn tổ chức đấu thầu chọn doanh nghiệp có khả năng đầu tư dự án xử lý chất thải rắn, nhưng chú trọng công nghệ xử lý tiên tiến. Dự kiến năm 2020 sẽ đưa vào sử dụng để thay thế bãi rác Khánh Sơn hiện nay.
Hiện nay, một trong những vấn đề bức xúc, gây ảnh hưởng đến hoạt động du lịch là tình trạng nước thải tại một số cửa cống ven biển, cục bộ vài nơi do phát sinh nhiều cơ sở lưu trú quy mô và lưu lượng quá khả năng tải của hệ thống thoát nước ven biển. Vào mùa mưa, nước thải tràn tại các cửa xả và gây phản cảm đến cảnh quan môi trường biển…
Mới đây Ngân hàng thế giới WB đã đồng ý triển khai gói tài chính trị giá hơn 72 triệu USD hỗ trợ TP Đà Nẵng xây dựng hệ thống kết nối thoát nước thải riêng biệt. Với gói tài chính này, thành phố sẽ tiếp tục đầu tư nâng cấp theo hướng đối với lưu vực Mỹ An - Mỹ Khê thoát nước riêng; lưu vực phía bắc đường Phạm Văn Đồng đến Sơn Trà; lưu vực phía nam đường Hồ Xuân Hương đến Quảng Nam thoát nước kết hợp, được đầu tư từ vốn vay Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), WB.
“Mục tiêu của TP là xây dựng “Đà Nẵng - TP môi trường”, đề án sẽ đạt được vào năm 2020” ông Lê Quang Nam - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Đà Nẵng nhấn mạnh.
Theo Kinh tế Đô thị
Bạn đang đọc bài viết Đà Nẵng đầu tư hơn 11 nghìn tỷ đồng bảo vệ môi trường. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Việt Nam nỗ lực giải quyết ô nhiễm nhựa
Ngày 26/4, tại TP.HCM, Bộ TN&MT chủ trì phối hợp với các đơn vị tổ chức hội thảo tham vấn với các bên liên quan về xây dựng kịch bản đàm phán cũng như kiến nghị xoay quanh Bản dự thảo số “0” sửa đổi của Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa.

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.